Đối ngoại Đảng thể hiện rõ sự nhất quán, sáng tạo phù hợp với thực tiễn và tầm cao mới
Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài: Hợp tác bình đẳng, hiệu quả hơn |
VUFO cần là trung tâm đoàn kết của các tổ chức hữu nghị nhân dân với tư cách là tổ chức nòng cốt |
Ngày 8/1/1966, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam hội đàm với Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô, do Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Alexander Nikolayevich Shelepin dẫn đầu sang thăm Việt Nam. (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN) |
Đối ngoại Đảng phát huy vai trò chủ động, tích cực
Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đối ngoại đảng đã rất chủ động mở rộng quan hệ với các chính đảng, các phong trào tiến bộ trên thế giới; tuyên truyền, tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa; sự đoàn kết, ủng hộ mạnh mẽ của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và bạn bè quốc tế, tạo nên mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại giúp đỡ, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, góp phần quan trọng đưa các cuộc kháng chiến cứu nước đến thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Bước vào công cuộc Đổi mới, với đường lối đổi mới toàn diện, Đảng ta đã từng bước hình thành và hoàn thiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Đối ngoại Đảng đã phát huy vai trò chủ động, tích cực trong việc góp phần phá thế bao vây, cô lập và cấm vận, vượt qua những biến cố và sóng gió của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, của lịch sử thế giới; phối hợp hiệu quả trong việc tham mưu, đề xuất đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại.
Đối ngoại Đảng cũng có nhiều đóng góp quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; tranh thủ các điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp, hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân chuyến thăm tới Việt Nam dự Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2, ngày 27/2/2019 tại Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Triều) |
Đường lối đối ngoại của Đảng với vị thế mới của Việt Nam
Trả lời Thông tấn xã Việt Nam dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thế và lực của nước ta đã được tăng cường, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là một quốc gia kinh tế - văn hóa phát triển, chính trị - xã hội ổn định, có nhiều triển vọng tốt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ to lớn, vai trò và vị thế cao như ngày nay”. Có được thế và lực mới như ngày hôm nay, đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng thể hiện rõ sự nhất quán, sáng tạo phù hợp với thực tiễn và tầm cao mới.
Nếu như trước đây, khi nhắc tới Việt Nam, bạn bè quốc tế thường nghĩ tới chiến tranh, thì nay, cách nhìn đó đã thay đổi. Đặc biệt, trong năm 2019, khi Hà Nội được chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 và cũng vài tháng sau đó, lần thứ 2 Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc với số phiếu cao kỷ lục.
Đây là kết quả của cả một quá trình Việt Nam nỗ lực mở cửa với thế giới, với tinh thần sẵn sàng là bạn, là đối tác với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị.
Sau gần 35 năm Đổi mới, dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều quốc gia, trong đó có hầu hết các nước lớn. Cùng với đó, Việt Nam trở thành thành viên của hơn 70 tổ chức khu vực và quốc tế, có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung (giữa) nhận lời chúc mừng của đại diện ngoại giao các nước sau khi kết quả bỏ phiếu cho thấy Việt Nam được bầu chọn là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 tại New York, Mỹ ngày 7/6/2019. (Ảnh: TTXVN) |
Để đạt được những kết quả này, đường lối đối ngoại luôn được Đảng xác định phải phù hợp với thực tiễn trong nước, phù hợp với tình hình thế giới. Đường lối đối ngoại là một bộ phận của đường lối lãnh đạo chung của Đảng ta. Ở mỗi giai đoạn cách mạng có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể và góp phần phục vụ đường lối đối nội.
Công tác đối ngoại của Đảng, cùng ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân kết hợp hài hoà đã tạo nên những thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao. Quan hệ đối ngoại của Đảng cũng không ngừng được mở rộng và tăng cường với các chính đảng ở các nước khác nhau trên thế giới theo hướng đa phương và đa dạng hoá quan hệ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận chiếc búa chuyển giao quyền lực Chủ tịch ASEAN 2020 từ Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. (Ảnh: TTXVN) |
Hiện nay, quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế không ngừng rộng mở, hợp tác kinh tế- thương mại, đầu tư được tăng cường. Việt Nam đã tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế và thiết chế hợp tác kinh tế đa phương, có vai trò tiếng nói quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Tuy vậy, Đảng ta cũng xác định, bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước bên cạnh thuận lợi, thời cơ cũng có nhiều khó khăn, thách thức đan xen nên đường lối đối ngoại cần bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội 12, phù hợp với thực tiễn để nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hoà bình và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
Ban Đối ngoại Trung ương đón nhận Huân chương của Lào và Campuchia Trong suốt 70 năm qua, ở bất kỳ giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam, lớp lớp các thế hệ cán bộ làm công ... |
Video: Trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp đối ngoại Đảng” cho 4 cán bộ của Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp đối ngoại Đảng” cho 4 cán bộ của Liên ... |
Tìm hiểu thuật ngữ "Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Nhân dân" Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân có nhiệm vụ chung là triển khai đường lối, chính sách đối ngoại ... |