Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc: Chính phủ đã có nhiều giải pháp, chính sách tạo thuận lợi cho kiều bào
Những lưu ý khi Kiều bào về nước đón Tết trong mùa dịch Mỗi dịp cuối năm, kiều bào xa xứ thường trở về Việt Nam vui xuân đón tết. Năm nay, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, kiều bào muốn trở về quê hương thì cần lưu ý những gì, được giải quyết xuất nhập cảnh ra sao? |
Kiều bào từ 20 quốc gia tìm sức mạnh cội nguồn dân tộc Việt Nam Ngày 12/12 tới đây, Ban dự án Ngày Quốc tổ Việt Nam toàn cầu - Trung tâm liên Văn hóa, Khoa học và Truyền thông Quốc tế (ICI/VAG) tổ chức Hội nghị quốc tế “Mật mã Phương Đông” theo hình thức trực tuyến. |
- Thưa ông, năm 2020 điều gì làm ông ấn tượng nhất?
Năm 2020 làm năm có nhiều điều trăn trở và ấn tượng với nhiều người trên thế giới trong đó có tôi. Một năm mà Việt Nam và nhân loại phải trải qua thử thách khó khăn về biến đổi khí hậu đã và đang đạt đỉnh điểm. Đặc biệt nghiêm trọng là đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu, đổ gẫy tất cả các nền kinh tế giàu có và các nền kinh tế đang phát triển. COVID-19 làm người lao động thất nghiệp, doanh nghiệp phá sản. Nhìn chung 2020 là một năm cực kỳ khó khăn với tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam.
- Là một trong những người đi tiên phong trở về quê hương đầu tư, từ kinh nghiệm của mình, ông có điều gì muốn chia sẻ với những người đi sau?
Tôi về Việt Nam từ những năm cuối của thập niên 90. Ttrải nghiệm sự thành công và thất bại là chuyện bình thường của doanh nghiệp. Con đường dẫn đến thành công, giàu có không phải chỉ là hoa hồng. Bởi vậy lớp người kế tiếp phải luôn cố gắng, luôn học hỏi, tiến về phía trước, dù khó khăn và thất bại không được nản chí. Và phải làm theo pháp luật mới tồn tại lâu dài.
Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc. |
- Ông đánh giá như thế nào về chính sách thu hút kiều bào về nước phát triển đất nước của Việt Nam hiện nay?
Từ khi Nghị quyết 36-NQ/TW được ban hành, đã có nhiều chuyển biến tích cực với bà con kiều bào, tạo được niềm tin cho bà con về chính sách của Đảng, Nhà nước với những người xa xứ: xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai…
Chính phủ đã có nhiều giải pháp, chính sách cụ thể, tạo thuận lợi cho kiều bào từ quốc tịch, cư trú, đi lại đến nhà đất, kinh doanh, làm việc… Điển hình như việc cấp thị thực xuất nhập cảnh cho Việt kiều về thăm người thân, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Với visa có thời hạn 5 năm, đây là điều đáng mừng và tạo đòn bẩy cho bà con Việt kiều có nhiều thời gian, nhiều cơ hội hơn khi trở về quê hương với những mục đích chính đáng của mình.
- Theo ông, việc thu hút đầu tư và chất xám của kiều bào về nước cần làm gì để sự đột phá nào để tạo chuyển biến mạnh hơn?
Đã coi Việt kiều là bộ phận không tách rời của đất nước Việt Nam, thì nên chăng có thể lựa chọn những doanh nhân, những nhà khoa học kiều bào có thực tài, có tâm huyết, có khả năng điều hành doanh nghiệp, có tài chính… tham gia vào các lĩnh vực trong hệ thống công quyền của đất nước? Khi đó, chắc chắn kiều bào sẽ đóng góp được nhiều hơn, hiệu quả hơn và tương xứng với khả năng, thật sự chung tay góp sức giúp Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà đầu tư FDI và là nơi nuôi dưỡng tinh thần con Lạc cháu Hồng. Chúng ta sẽ thành công và hy vọng năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao trên thế giới.
- Ông có thể chia sẻ mong muốn, kỳ vọng của mình trong thời gian tới?
Theo tôi, để phát triển, quan trọng nhất là các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp cần làm tốt, làm dứt điểm và đúng thời gian quy định sẽ tạo đà cho doanh nghiệp noi theo, sẽ ngăn chặn được các tệ nạn tiêu cực. Bởi doanh nghiệp là người làm ăn, người buôn bán, nói cho sang là nhà đầu tư nên mục đích là kiếm lợi nhuận bằng nhiều cách khác nhau.
Muốn đạt được mục đích, kết quả khả quan theo các Nghị quyết, các chính sách của Nhà nước thì điều tiên quyết phải từ con người, từ trong chính sách. Mục tiêu tối thượng của nhà nước phải làm là: Sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp mới là thành công.
Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc (Việt kiều Canada) chính thức đầu tư về Việt Nam từ năm 2001 với dự án Canada Home Deco (chuyên về sản xuất chăn, ga, gối, đệm thương hiệu Canada) tại Hải Dương. Đến năm 2004, ông tiếp tục thành lập Công ty cổ phần Phát triển & Đầu tư Đại Sơn tại Chí Linh, Hải Dương. Năm 2006, ông thành lập Công ty cổ phần IQLinks (liên doanh với EVN, Qualcomm Hoa Kỳ, Ubiquam Hàn Quốc chuyên sản xuất thiết bị đầu cuối phục vụ cho viễn thông và ngành điện); Dự án năng lượng tái tạo (Điện mặt trời – Solar Power) tại Ninh Thuận… Trong lĩnh vực giáo dục ông Hoài Bắc đã đầu tư Trường nghề Việt Nam - Canada (dạy nghề phục vụ cho các công ty trong nước và xuất khẩu lao động); Trường Mầm non Trung Yên 2 – Archimedes Academy; Trường Trung học Pháp Vân.... |
-Trân trọng cảm ơn ông!
Ra mắt Hội liên hiệp Nữ doanh nhân Việt Nam tại Đài Loan Hội liên hiệp Nữ doanh nhân Việt Nam vừa mới được ra mắt tại Đài Loan. Buổi lễ ra mắt có sự tham gia của ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng KTVH Việt Nam tại Đài Bắc; Đại diện văn phòng quốc hội ủy viên Chung Gia Pin, Đại diện Cơ quan Di Trú của Bộ Nội chính thành phố Đài Bắc, TP. Đào Viên… |
Doanh nhân nữ ASEAN thông qua 5 khuyến nghị đối với các nhà lãnh đạo kinh tế ASEAN Sáng ngày 9/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN với chủ đề “Thay đổi vì một cộng đồng Doanh nhân nữ mạnh mẽ và thích ứng hơn” với sự tham gia của 800 đại biểu. |