Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
14:37 | 17/10/2022 GMT+7

Doanh nghiệp Mỹ coi trọng tính chiến lược, sự đồng hành và tinh thần đối thoại của Chính phủ Việt Nam

aa
Việt Nam là thị trường tiềm năng, đích đến của xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng nhờ vị trí chiến lược ở khu vực, thành tích kiểm soát dịch COVID-19, môi trường kinh doanh ổn định và mạng lưới Hiệp định thương mại tự do (FTA) rộng khắp.
13 doanh nghiệp Đan Mạch đến Việt Nam trao đổi cơ hộ hợp tác và kinh doanh 13 doanh nghiệp Đan Mạch đến Việt Nam trao đổi cơ hộ hợp tác và kinh doanh
Từ ngày 16–19/8/2022, đoàn doanh nghiệp Đan Mạch trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) nhằm trao đổi cơ hội hợp tác và kinh doanh với các đối tác tiềm năng tại Việt Nam.
Kết nối doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nhân, trí thức kiều bào tại Séc Kết nối doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nhân, trí thức kiều bào tại Séc
Tiếp nối các hoạt động tại Séc, ngày 29/8/2022, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu và đoàn công tác của Bộ Ngoại giao đã đến dự Tọa đàm kết nối doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nhân, trí thức kiều bào tại Cộng hòa Séc.
Chú thích ảnh
Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng (Ảnh: TTXVN phát).

Đây là nhận định của Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Washington về hoạt động ngoại giao kinh tế trong thời gian gần đây nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ.

Theo Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng, các lĩnh vực mà doanh nghiệp Mỹ mong muốn đầu tư, hợp tác với Việt Nam là công nghệ cao (viễn thông, số hoá, điện tử, tự động hoá, sinh học...), năng lượng (dầu khí, năng lượng tái tạo...), nông nghiệp, y tế/ dược phẩm, tài chính, hàng không, du lịch... Đáng chú ý, cũng ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh tại thị trường Mỹ (đây là điều trước đây không có).

Bên cạnh đó, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cũng đề cập đến những vấn đề tồn tại, khó khăn và thách thức đối với hoạt động ngoại giao kinh tế. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, dự kiến năm 2022 sẽ vượt xa con số xuất khẩu 110 tỷ USD của năm 2021, nhưng Việt Nam vẫn chưa có khuôn khổ quản lý hiệu quả quan hệ thương mại với Mỹ nên sẽ thường xuyên là đối tượng của các vụ điều tra phòng vệ thương mại. Một số chính sách của Mỹ như Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022 vừa thông qua, hay cơ chế điểu chỉnh carbon tại biên giới đang được xây dựng sẽ ảnh hưởng phức tạp đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Trao đổi với Đại sứ quán, nhiều doanh nghiệp Mỹ cho rằng Việt Nam đã đạt đến độ chín của nền kinh tế thâm dụng lao động, nếu không có những đổi mới mạnh mẽ về môi trường đầu tư, hoàn thiện văn bản pháp luật về đầu tư và các lĩnh vực liên quan, quản lý không gian mạng, cơ sở hạ tầng, logistics, và nguồn lao động, Việt Nam khó có thể nhận thêm được nhiều các luồng vốn đầu tư mới. Trong khi đó, Việt Nam cũng phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều nước trong khu vực đang tìm cách đón xu hướng đầu tư mới. Về phía doanh nghiệp Việt Nam, khi đầu tư vào thị trường Mỹ cũng vấp phải nhiều khó khăn về thị trường, pháp lý, mạng lưới.

Để tận dụng các cơ hội hợp tác kinh tế với Mỹ, Đại sứ quán có một số kiến nghị.

Một là, Việt Nam cần tiếp tục duy trì quan hệ cấp cao với Mỹ để thúc đẩy đà quan hệ. Việt Nam cần hình thành các mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào thị trường Mỹ đồng thời tạo thuận lợi hơn nữa cho hàng hóa Mỹ nhập khẩu Việt Nam để không tạo cớ cho Mỹ cản trở xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam cần sớm ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, thông qua Nguyên tắc chung về kế toán để tạo thuận lợi cho đầu tư của Mỹ tại Việt Nam. Tận dụng tốt sự hỗ trợ của Mỹ trong thực hiện các cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Duy trì đối thoại và quan tâm đến các đề xuất của các doanh nghiệp Mỹ, như việc thí điểm mua bán điện trực tiếp, việc có cách hiểu thích hợp về năng lực doanh nghiệp trong luật Đầu tư Công tư; hay như các quan ngại của doanh nghiệp đối với Nghị định 53 về quản lý kinh tế số.

Hai là, tiếp tục chủ động tham gia thảo luận các trụ cột của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF). Sự tham gia của Việt Nam được các đối tác chính quyền và doanh nghiệp Mỹ đánh giá cao; cho rằng Việt Nam sẵn sàng tham gia các sân chơi lớn và nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc thương mại quốc tế. Việc chủ động tham gia thảo luận IPEF cũng sẽ giúp Việt Nam xây dựng luật chơi của thương mại quốc tế phù hợp lợi ích của Việt Nam.

Ba là, các doanh nghiệp và địa phương Việt Nam nên hiểu sâu thêm về các yêu cầu khắt khe của thị trường Mỹ; có các biện pháp quảng bá sản phẩm bằng tiếng Anh hợp thị hiếu; tận dụng sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt cũng như chủ động thuê tư vấn, hình thức phổ biến ở Mỹ, để có chiến lược chiếm lĩnh thị trường phù hợp. Hợp tác với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của chính quyền Mỹ; kiên quyết tránh các gian lận xuất xứ, không rõ nguồn gốc hàng hóa, hoặc cố tình vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thời gian qua, Đại sứ quán và Cơ quan thương vụ tại Mỹ đã triển khai đều cả 3 mảng công việc lớn trên. Đại sứ quán đã duy trì và phát triển các mối quan hệ, mạng lưới bạn bè với chính quyền, quốc hội, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Thường xuyên báo cáo về tình hình kinh tế Mỹ, các chính sách mới có tác động đến Việt Nam như đạo luật giảm thiểu lạm phát, đạo luật về phát triển công nghiệp bán dẫn, vừa được Quốc hội Mỹ thông qua. Gặp gỡ, đấu tranh, giải thích, vận động với các tổ chức liên quan để có được các kết luận khách quan, bảo về lợi ích của Việt Nam trong các vụ điều tra của Mỹ liên quan đến chính sách tiền tệ, xuất xứ, phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như gỗ, thép, cá tra, mật ong...

Đại sứ quán cũng trực tiếp làm hoặc hỗ trợ các đoàn trong nước (lãnh đạo chính phủ, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp) tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp, các hoạt động xúc tiến quảng bá đầu tư và thương mại…

Theo Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng, hoạt động ngoại giao kinh tế thời gian này đang có một số điểm thuận lợi cơ bản. Đó là sự quan tâm của lãnh đạo hai nước, sự quan tâm của địa phương, doanh nghiệp hai nước, tiềm lực và vị thế của Việt Nam, các FTA mà VN tham gia, hiện Việt Nam có những cơ hội thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn về cơ chế, luật pháp của hai nước có nhiều quy định khác nhau, sự hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về các quy định, luật lệ của Mỹ còn hạn chế. Mỹ là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam, Việt Nam xuất siêu nhiều sang Mỹ, vì thế Mỹ thường xuyên có các cuộc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam. Mặc dù có tiến bộ hơn trước nhưng cơ sở hạ tầng, logistics, nguồn nhân lực có tay nghề ở Việt Nam vẫn còn hạn chế so với nhu cầu và tiềm năng đầu tư của doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam, đặc biệt trước sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực và trên toàn cầu.

Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cho rằng trong thời gian tới cần đẩy mạnh trao đổi đoàn các cấp và giao lưu doanh nghiệp hai nước. Đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo vì hiện tình hình kinh tế Mỹ và thế giới đều đang đứng trước những biến động phức tạp có ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong nước cần thông tin nhiều hơn cho các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam về quy định, tiêu chuẩn và thị hiếu của thị trường Mỹ. Đại sứ quán sẽ tiếp tục hỗ trợ giải quyết vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tại Mỹ, phấn đấu hình thành cơ chế hợp tác thương mại ổn định, giảm bớt các vụ điều tra, các biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ.

Cuối cùng, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cho rằng cần có sự đầu tư mạnh mẽ hơn, có sự đồng bộ, nhất quán và quyết liệt trong các chủ trương và biện pháp triển khai ngoại giao kinh tế, có cách tiếp cận tổng thể để khi cần thiết có thể đánh đổi thua thiệt nhỏ lấy cái lợi lớn và lâu dài hơn.

Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội đầu tư và hoạt động tại tỉnh Port Said (Ấn Độ) Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội đầu tư và hoạt động tại tỉnh Port Said (Ấn Độ)
Ngày 8/6, đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập do Đại sứ Nguyễn Huy Dũng làm trưởng đoàn, có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Port Said của Ai Cập. Qua đó, các khu công nghiệp tại tỉnh Port Said luôn chào đón và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam đến đầu tư và hoạt động.
Hội thảo tìm hiểu Luật của Đức và những tác động đối với các doanh nghiệp Việt Nam Hội thảo tìm hiểu Luật của Đức và những tác động đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Mới đây, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội cùng với ILO và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), đã tổ chức hội thảo thông báo về Luật của Đức về nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và những tác động của nó đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo Kiều Trang - Đoàn Hùng/ TTXVN
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

ĐHĐCĐ MSB: Để ngỏ khả năng tìm nhà đầu tư chiến lược

ĐHĐCĐ MSB: Để ngỏ khả năng tìm nhà đầu tư chiến lược

Sáng nay (ngày 23/4), ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – MSB tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024.
Nà Po (Trung Quốc): đề xuất tiếp tục mở rộng đối ngoại nhân dân

Nà Po (Trung Quốc): đề xuất tiếp tục mở rộng đối ngoại nhân dân

Chiều 22/4, tại thành phố Cao Bằng (Việt Nam) đã diễn ra Hội đàm giữa đoàn đại biểu huyện ủy Hà Quảng (Cao Bằng, Việt Nam) và đoàn đại biểu huyện uỷ Nà Po (Quảng Tây, Trung Quốc). Tại đây, lãnh đạo hai huyện trao đổi, đề xuất các phương án đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác, giao lưu.
"Lễ hội chúng ta là một" - Cơ hội giao lưu văn hóa cho người Việt tại Hàn Quốc

"Lễ hội chúng ta là một" - Cơ hội giao lưu văn hóa cho người Việt tại Hàn Quốc

Diễn ra trong hai ngày 15-16/06/2024 tại tại Hội trường Đài Truyền hình KBS Busan (429 Suyeong-ro, Suyeong-gu, Busan, Hàn Quốc), “Lễ hội Chúng ta là một” sẽ mang đến những hoạt động đặc sắc với sự tham gia của công chúng và nghệ sỹ hai nước Việt Nam – Hàn Quốc.

Các tin bài khác

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên?

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên?

Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Ông Phạm Như Ánh: Chất lượng dịch vụ chính là thế mạnh cạnh tranh của MB

Ông Phạm Như Ánh: Chất lượng dịch vụ chính là thế mạnh cạnh tranh của MB

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, để tìm một ngành khó hơn ngành ngân hàng trong việc trụ vững, chứ chưa nói đến phát triển, thực sự là việc không dễ dàng. Vậy CEO của một ngân hàng như MB có suy nghĩ thế nào về các khía cạnh liên quan trực tiếp như chính sách điều hành, chương trình hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp…Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Như Ánh, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB).
Quỹ VinFuture khởi động chuỗi sự kiện kết nối InnovaConnect 2024

Quỹ VinFuture khởi động chuỗi sự kiện kết nối InnovaConnect 2024

Ngày 16/4/2024, Quỹ VinFuture chính thức công bố bắt đầu khởi động chuỗi sự kiện kết nối khoa học công nghệ InnovaConnect năm 2024. Mục tiêu là nhằm tăng cường giao lưu học thuật, trao đổi chuyên môn và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học uy tín thế giới với các Viện – Trường hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học - công nghệ.
Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các nhà đầu tư

Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các nhà đầu tư

Ngày 15/4, Lễ khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 đã diễn ra tại Trung tâm hội nghị và triển lãm tỉnh Bình Dương. Đây là sự kiện quốc tế quan trọng đầu tiên được tổ chức trong năm 2024 tại tỉnh Bình Dương.

Đọc nhiều

Đại sứ Philippines: Nỗ lực của Việt Nam trong ASEAN là một minh chứng cho trường phái "ngoại giao cây tre"

Đại sứ Philippines: Nỗ lực của Việt Nam trong ASEAN là một minh chứng cho trường phái "ngoại giao cây tre"

Đại sứ Philippines tại Việt Nam kỳ vọng vào những cuộc thảo luận thực chất và cởi mở tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải chung sức cùng người dân Cà Mau vượt qua hạn hán

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải chung sức cùng người dân Cà Mau vượt qua hạn hán

Ngày 21/4, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên, tặng quà ...
Kết nối hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp TP Cần Thơ và doanh nghiệp Campuchia

Kết nối hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp TP Cần Thơ và doanh nghiệp Campuchia

Ngày 21/4, tại Campuchia đã diễn ra lễ ký kết ghi nhớ hợp tác và giao lưu giữa Hội Khmer Việt Nam tại Campuchia với Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia TP Cần Thơ; ...
Hiệp định Geneve là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam

Trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định: Hiệp định Geneve là một cuốn cẩm nang quý ...
Quyết tâm cao gỡ bỏ cảnh báo ‘Thẻ vàng’ trong năm 2024

Quyết tâm cao gỡ bỏ cảnh báo ‘Thẻ vàng’ trong năm 2024

Công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thuỷ sản; thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo thẻ vàng trong năm 2024.
Quảng Ninh: 10 ngư dân gặp nạn trên biển được cứu hộ thành công

Quảng Ninh: 10 ngư dân gặp nạn trên biển được cứu hộ thành công

Trận dông lốc xảy ra đêm 20/4 đến rạng sáng 21/4 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã khiến gần chục phương tiện bị đánh đắm. 10 ngư dân gặp nạn được cứu hộ thành công.
Vùng 4 Hải quân đưa thông tin về biển, đảo đến với các em học sinh tỉnh Ninh Thuận

Vùng 4 Hải quân đưa thông tin về biển, đảo đến với các em học sinh tỉnh Ninh Thuận

Ngày 22/4, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo, thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân cho gần 500 học sinh khối 12 tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và Trường THPT Nguyễn Trãi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
Xin chờ trong giây lát...
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Phiên bản di động