Doanh nghiệp gặp khó vì COVID-19, hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng
Kiểm soát được dịch COVID-19, kinh tế sẽ tăng trưởng từ quý III/2020 |
Dịch COVID-19: Nhiều người Mỹ kiếm sống bằng cách đi siêu thị hộ |
Hôm 8/4, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh đã báo cáo sơ bộ những giải pháp của Bộ và nêu kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Báo cáo về tác động bất lợi của dịch bệnh đến các lĩnh vực sản xuất thuộc ngành Công thương, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết: Rất nhiều đối tác, bạn hàng nước ngoài (nhất là tại châu Âu và Mỹ) của các DN Việt Nam đã thực hiện giãn, hoãn các đơn hàng và thời gian giao hàng trong tháng 4 và tháng 5, đồng thời chưa thực hiện đàm phán các đơn hàng mới từ tháng 6.
Theo đánh giá của Bộ Công thương, tình hình này sẽ nghiêm trọng hơn so với những khó khăn do đứt gãy nguồn cung và thiếu hụt nguyên liệu từ phía Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm. Nhiều ngành sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề như dệt may, da giày, thuỷ sản, đồ gỗ, điện tử và điện thoại di động...
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh (Ảnh: Báo Đầu tư) |
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết: Hệ luỵ không chỉ là các DN gặp khó khăn mà người lao động cũng bị ảnh hưởng. Điển hình riêng ngành dệt may, da giày sẽ có khoảng 4 triệu người lao động chịu tác động trực tiếp.
Trong bối cảnh đó, để tháo gỡ khó khăn cho DN, cùng với các giải pháp hạn chế, khắc phục việc gián đoạn nguồn cung và cầu hàng hoá thì Chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư công, tập trung vào các lĩnh vực có sức lan toả rộng, hạn chế nhập khẩu đối với các dự án đầu tư công.
Theo Thứ trưởng Khánh, trước mắt, Bộ Công thương sẽ tập trung các giải pháp duy trì tối đa đối với các hoạt động, duy trì các thị trường còn dư địa, tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia chung đường biên giới, đảm bảo phòng dịch nhưng không gây gián đoạn quá mức đến hoạt động lưu chuyển hàng hoá, hoạt động thương mại.
Hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19 (Ảnh minh hoạ: Báo Đấu thầu) |
Bên cạnh đó, Bộ đang cùng với các DN xem xét chuyển hướng sang sản xuất những mặt hàng thế giới hiện nay có nhu cầu như: bộ đồ bảo hộ, găng tay y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn… Đồng thời, sẽ tăng cường hướng dẫn DN tận dụng các ưu đãi trong các Hiệp định Thương mại tự do.
Đối với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nước, Bộ Công thương sẽ tiếp tục tập trung vào việc bảo đảm thông suốt các kênh lưu thông, không để nhân dân thiếu hụt hàng hoá, nhu yếu phẩm trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đặc biệt là bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực.
Mặt khác, Bộ sẽ cùng DN kích cầu sản xuất trong nước, phối hợp và đề xuất với ngành ngân hàng đẩy mạnh cho vay tín dụng tiêu dùng với lãi suất hợp lý hơn để duy trì nhu cầu trong nước. Đồng thời, sớm kích hoạt đề án khuyến khích, hỗ trợ người dân tăng cường sử dụng thương mại điện tử.
Dịch COVID-19 khiến gần nửa triệu công ty Trung Quốc phải đóng cửa Ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 khiến gần nửa triệu công ty tại Trung Quốc phải đóng cửa trong quý I/2020. Thậm chí, nước này ... |
Kinh tế Mỹ đối mặt nguy cơ suy thoái trầm trọng như năm 2008 Giám đốc điều hành ngân hàng JPMorgan Chase cảnh báo: Do dịch COVID-19, hệ thống tài chính của Mỹ sẽ phải đối mặt với mức ... |
Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế năm 2020 sẽ chỉ đạt 5,34% vì dịch COVID-19 Theo kịch bản xấu nhất, nếu dịch COVID-19 kéo dài đến hết năm, tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 của TP. Hà Nội chỉ ... |