Kiểm soát được dịch COVID-19, kinh tế sẽ tăng trưởng từ quý III/2020
Dịch COVID-19 khiến gần nửa triệu công ty Trung Quốc phải đóng cửa |
Kinh tế Mỹ đối mặt nguy cơ suy thoái trầm trọng như năm 2008 |
Đại học Kinh tế quốc dân vừa công bố Báo cáo đánh giá tác động của COVID-19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách ứng phó.
Theo nội dung báo cáo, nếu dịch COVID-19 kéo dài đến hết tháng 4/2020, có 49,2% doanh nghiệp (DN) vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh; 31,9% cắt giảm quy mô sản xuất; có 18,1% phải tạm dừng hoạt động và 0,8% có khả năng phá sản.
Tuy nhiên, nếu dịch bệnh kéo dài đến hết tháng 6/2020, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn: Chỉ còn 14,9% DN duy trì được hoạt động; 46,6% DN tiếp tục cắt giảm quy mô; 32,4% sẽ tạm dừng hoạt động và 6,1% DN đứng trên bờ vực phá sản.
Trường hợp xấu hơn, nếu dịch kéo dài đến hết tháng 9/2020, tỷ lệ DN có khả năng phá sản sẽ tăng cao, đến mức 19,3% thậm chí đạt mức 39,3% nếu dịch kéo dài đến hết năm nay.
Báo cáo nhận định tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam khoảng 2,0% so với cùng kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu. Dự kiến, từ quý III tăng trưởng phục hồi. Xuất khẩu giảm từ khoảng 25% trong quý II và phục hồi về mức giảm 15% trong các quý sau của năm 2020.
Kinh tế Việt Nam chịu tác động không nhỏ từ dịch COVID-19 (Ảnh minh hoạ) |
Trước tình hình này, nhóm nghiên cứu khuyến nghị cần lựa chọn hợp lý các chính sách cũng như đối tượng hỗ trợ, đồng thời cần phải xây dựng nhiều kịch bản chính sách kinh tế khác nhau nhằm ứng phó với tình hình dịch ở cả Việt Nam lẫn các nước khác trên thế giới.
Theo nhóm nghiên cứu, độ mở lớn của kinh tế Việt Nam dẫn đến việc đại dịch có thể được kiểm soát ở Việt Nam cũng không thể làm cho nền kinh tế phục hồi ngay nếu nó vẫn tiếp diễn ở các quốc gia khác.
Báo cáo nhận định, nếu bệnh dịch trong nước có thể kiểm soát ngay trong tháng 4 hoặc cùng lắm đến hết quý II thì phản ứng chính sách nên mang tính "hỗ trợ". Nếu bệnh dịch kéo dài hơn (đến quý III hoặc hết năm 2020) thì Chính phủ cần tính tới các biện pháp can thiệp mạnh mẽ hơn mang tính "giải cứu".
"Việc Chính phủ đang tập trung toàn bộ nguồn lực vào trong đầu tư phòng chống dịch có lẽ là một giải pháp trọng tâm, bởi càng đầu tư phòng chống dịch nhanh, tốt thì chúng ta sẽ càng có cơ hội để cho nền kinh tế sớm phục hồi" - Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hoàng Văn Cường cho hay.
Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế năm 2020 sẽ chỉ đạt 5,34% vì dịch COVID-19 Theo kịch bản xấu nhất, nếu dịch COVID-19 kéo dài đến hết năm, tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 của TP. Hà Nội chỉ ... |
Dịch COVID-19 khiến kinh tế Mỹ "bốc hơi" hơn 17 tỷ USD mỗi ngày Theo tổ chức đánh giá tín dụng Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang chịu tác động nặng nề bởi dịch COVID-19, với mức thiệt hại lên ... |
Vì dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển ở châu Á bị giảm mạnh Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định rằng dịch COVID-19 sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ ... |