Doanh nghiệp FDI đề nghị Bà Rịa - Vũng Tàu tiêm phủ vaccine cho 100% người lao động
UBND, HĐND, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu vừa tổ chức nhiều cuộc đối thoại, gặp gỡ trực tuyến với các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài (FDI) với chủ đề chính là phòng chống dịch bệnh COVID-19 và phục hồi kinh tế của tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh.
Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp FDI, các hiệp hội đã cùng trao đổi về những khó khăn, đồng thời đề xuất một số kiến nghị và giải pháp với lãnh đạo tỉnh xung quanh các nội dung về gỡ khó "3 tại chỗ" cho doanh nghiệp; đẩy mạnh tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người lao động; hỗ trợ đón người lao động; cấp phép cho các chuyên gia...
Đại diện Liên doanh Vietsopetro (VSP), ông Bondarenko Viacheslav Aleksandrovich - Phó Tổng Giám đốc thứ nhất, đề nghị tỉnh cho phép được miễn xét nghiệm cho các nhân sự từ các công trình biển về bờ bằng tàu của Vietsovpetro.
Theo ông Aleksandrovich, những nhân sự này trước khi đi biển đã được lưu trú cách ly 7 ngày và xét nghiệm 3 lần bằng phương pháp RT-PCR, đồng thời họ chỉ làm việc trên công trình biển theo ca từ 15-21 ngày, đảm bảo sạch và không có yếu tố dịch tễ.
Sản xuất thuộc da tại Công ty TNHH San Fang (Ảnh: Thanh Nga/Báo Bà Rịa - Vũng Tàu) |
Lãnh đạo VSP cũng kiến nghị được hỗ trợ thêm nguồn vaccine để doanh nghiệp có thể hỗ trợ tiêm cho người lao động dầu khí và những người thân thuộc đối tượng ưu tiên theo Nghị định 21 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh, với dựkiến nhu cầu còn lại là 46.448 liều.
Cũng có ý kiến về vaccine phòng COVID-19, ông Piboon Sirinantanakul - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn đề xuất ngành chức năng phân bổ vaccine kịp thời và chích ngừa cho 100% người lao động của Dự án để đảm bảo điều kiện làm việc an toàn.
Đồng thời, tỉnh cũng nên cho phép giảm thời gian cách ly đối với các chuyên gia nước ngoài đã được tiêm ngừa đầy đủ 2 mũi để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh - ông Sirinantanakul nói thêm.
Với một số đối tượng nhất định, có thể nới lỏng các biện pháp phòng dịch là ý kiến của ông Wu Chao Hung - Phó Hội trưởng Thương hội Đài Loan, Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ông Wu cho rằng, số lần test nhanh covid cho công nhân nên giảm xuống. Mặt khác, cần gấp rút hoàn thành việc tiêm ngừa mũi vaccine đầu tiên cho toàn bộ công nhân trong khu công nghiệp, lên kế hoạch thời gian tiêm liều thứ 2.
Ông Nguyễn Văn Thọ giải đáp một số thắc mắc của đại diện Hiệp hội DN, nhà đầu tư (Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu) |
Bày tỏ mong muốn sớm đưa hoạt động sản xuất trở lại bình thường, ông Hirai Shinji, Trưởng Đại diện Văn phòng JETRO tại TP.HCM, cho biết doanh nghiệp gặp khó khăn vì quy định tăng thời gian cách ly từ 2 lên 4 tuần. Do quy định "3 tại chỗ", nhiều nhà cung cấp tại Việt Nam tạm ngừng sản xuất hoặc giảm sản lượng, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của nhà đầu tư.
Nếu Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh đầu tiên cung cấp vaccine đầy đủ cho người lao động và người dân, sớm đưa hoạt động sản xuất về lại bình thường, thì thành công của Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành hình mẫu cho các tỉnh, thành khác ở Việt Nam, ông Hirai Shinji nhấn mạnh.
Qua ý kiến của đại diện các doanh nghiệp FDI và hiệp hội, có thể thấy, mong muốn lớn nhất của các doanh nghiệp là đẩy nhanh việc tiêm vaccine cho người lao động. Bởi hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 cho người lao động tại các khu công nghiệp mới đạt 36%, mũi 2 đạt khoảng 3%. Các ý kiến cho rằng, tỉnh cần có kiến nghị với Trung ương để bổ sung nguồn vaccine tiêm cho người lao động tại các khu công nghiệp trong tháng 9/2021.
Ghi nhận các ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp FDI, ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh cam kết sẽ luôn đồng hành, ủng hộ, cùng với doanh nghiệp hành động để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Ông cũng khẳng định việc tiêm vaccine theo lộ trình sẽ được xem như là một phần rất quan trọng để khôi phục phát triển kinh tế.
Kinh tế tiếp tục phát triển bất chấp dịch bệnh Với sự chung tay, giúp sức của cộng đồng doanh nghiệp, 8 tháng qua, nền kinh tế của Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục phát triển. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 5 tỷ USD; Tổng vốn đầu tư FDI và vốn trong nước đạt hơn 800 triệu USD; số doanh nghiệp thành lập mới và tăng vốn, mở rộng quy mô cũng tăng trưởng tương đương 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 8 tháng đầu năm doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký 17.663 tỷ đồng, tăng 25,41% so cùng kỳ. Thực hiện mục tiêu kép của chính phủ và của tỉnh, toàn tỉnh có 339 doanh nghiệp, với 34.413 lao động đang hoạt động với mô hình "3 tại chỗ", "1 cung đường - 2 điểm đến". |
Bình Dương từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI Bình Dương đang từng bước hỗ trợ doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất bằng nhiều giải pháp. Nhờ đó, đã bước đầu khôi phục các hoạt động trong trạng thái bình thường mới, tạo được niềm tin lớn trong cộng đồng doanh nghiệp FDI. |
Doanh nghiệp FDI thành công áp dụng '3 tại chỗ' trong mùa dịch Phương án "3 tại chỗ'" đã được nhiều doanh nghiệp FDI áp dụng để giữ vững sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng, đồng thời cùng với chính quyền địa phương kiểm soát dịch bệnh COVID-19. |
Doanh nghiệp FDI ở Đồng Nai hiến kế khôi phục sản xuất sau dịch COVID-19 Gần 3 tháng qua, đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát và diễn biến phức tạp khiến các doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai muốn duy trì sản xuất buộc phải thực hiện phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” hoặc kết hợp cả hai phương án trên. Tuy nhiên, nhiều đơn vị đang gặp phải vô số khó khăn và mong muốn chính quyền vào cuộc hỗ trợ để khôi phục sản xuất. |