Trang chủ Chuyện ngoại giao Giai thoại
14:33 | 17/08/2023 GMT+7

Đỗ Xuân Oanh và ngoại giao nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ

aa
Xuân Oanh (1923-2010) là tác giả của bài ca “Mười chín tháng Tám”, một nhạc phẩm mà Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhận xét là “thay cho tiếng lòng của toàn dân tộc, là một sự hào hứng của toàn dân tộc”. Ca khúc “Mười chín tháng Tám" in dấu lịch sử khi được được biểu diễn tại quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội vào đúng ngày 19/8/1945.
Nhà ngoại giao xuất chúng Vũ Khoan trong ký ức học giả Mỹ
Nhạc sĩ Xuân Oanh với bài học đầu tiên về đối ngoại nhân dân từ Bác Hồ
Xuân Oanh (thứ 2 từ trái sáng) trong một lần phiên dịch cho Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng (ảnh gia đình nhân vật cung cấp)
Xuân Oanh (thứ 2 từ trái sáng) trong một lần phiên dịch cho Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng (ảnh gia đình nhân vật cung cấp)

Ngày 19/8 còn là Ngày truyền thống lực lượng CAND - cũng là ngày truyền thống của gia đình nhạc sĩ Xuân Oanh: Vợ ông, bà Lê Thị Xuân Uyên, chính là nữ điệp báo đầu tiên của Công an Hà Nội. Ông có ba người con trai, trong đó một người là doanh nhân và hai người theo ngành Công an: Tướng Đỗ Lê Châu và tướng Đỗ Lê Chi.

Tuy nhiên, "thế giới rộng lớn" của nhạc sĩ Xuân Oanh lại trên lĩnh vực Ngoại giao nhân dân, cảm hóa và vận động dư luận quốc tế, trong đó có những phi công Mỹ bị giam giữ tại Hỏa Lò trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước.

Thomas Wilber - con trai của phi công Mỹ Gene Wilber từng ở Hỏa Lò gần 5 năm cho đến đầu năm 1973, nói rằng anh viết bài này “từ trái tim và khối óc của tôi” để mọi người thấy rõ hơn phần đời “ngoại giao nhân dân” của Xuân Oanh trong mắt của người Mỹ. Bài viết sẽ được sử dụng cho cuốn sách “Đỗ Xuân Oanh – cánh chim Oanh của mùa xuân Cách mạng”, nhân nhạc sĩ Xuân Oanh tròn 100 tuổi, được Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật ra mắt bạn đọc trong Mùa Thu này.

***

Hoa Kỳ đã tiếp tay để chủ nghĩa đế quốc phương Tây trở lại Đông Dương khi Tổng thống Truman rút khỏi phong trào hướng tới một thế giới hậu thuộc địa, hậu đế quốc. Bất chấp lời hứa của người tiền nhiệm, Franklin D. Roosevelt, về một thời kỳ hậu chiến không còn chủ nghĩa đế quốc, Truman dựa vào đội ngũ cố vấn chịu ảnh hưởng châu Âu cùng với chính quyền Pháp được phục hồi dưới thời de Gaulle, hậu thuẫn Pháp chiếm lại các thuộc địa trước chiến tranh.

Ngay trong những tuần sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ra đời, Truman đã cho phép quân đội Hoa Kỳ đưa binh lính Pháp trở lại Đông Dương, tái lập Chủ nghĩa đế quốc ở Đông Nam Á. Một cuộc chiến tranh kéo dài do Hoa Kỳ tài trợ và hậu thuẫn lên tới đỉnh điểm với thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954.

Sự tham gia liên tục, không được hoan nghênh của Mỹ đã thúc đẩy trạng thái phân cực ở Việt Nam trong suốt những năm 1950 và những năm 1960. Cuối cùng, tình hình diễn biến gay gắt về phạm vi và quy mô, dẫn đến cuộc xâm lăng trực tiếp và bạo lực của Mỹ.

VT_Tom WIber thăm nhà Quán Sứ, 2023.jpg

Tom Wilber trong một lần thăm lại nhà ông Xuân Oanh tại Quán Sứ, năm 2023.

Cuộc chiến của Hoa Kỳ chống Việt Nam gia tăng một cách đáng báo động vào giữa những năm 1960, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Đỗ Xuân Oanh tìm cách đưa vấn đề này ra quốc tế, thông qua các tổ chức hòa bình và các tổ chức phi chính phủ, để gây ảnh hưởng đến các chính phủ nước ngoài nhằm gây áp lực, kêu gọi Hoa Kỳ rút quân và đàm phán chấm dứt chiến tranh.

Nỗ lực đó đã giúp cho thế giới thấy rõ hơn Chính phủ Hoa Kỳ cản trở việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 và ngăn cản các cuộc bầu cử dân chủ năm 1956 là những hành động can thiệp không chính đáng, và cả thế giới được chứng kiến tình hình leo thang thành bạo lực. Quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới phát động một cuộc chiến đe dọa nền độc lập và tự do của Việt Nam, một đất nước bé nhỏ ở Đông Dương. Sứ mệnh của Xuân Oanh là huy động các nhân chứng quốc tế đồng cảm và ủng hộ nền độc lập và tự do của Việt Nam, để thuyết phục Hoa Kỳ chấm dứt cuộc chiến tranh không tuyên bố và bất hợp pháp tại Việt Nam.

Từ năm 1964 đến khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam vào năm 1973, Xuân Oanh đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm công tác đối ngoại (đối ngoại nhân dân), điều phối các đoàn quốc tế đi thăm viếng, thậm chí hỗ trợ quản lý số tù binh Mỹ mà VNDCCH giam giữ tại các nhà tù ở Hà Nội.

Trong những lĩnh vực rộng lớn này, Xuân Oanh được những người tiếp xúc với ông ghi nhận về sự hiểu biết, nghệ thuật, kỹ năng giao tiếp, ngoại giao và – trên hết – tính nhân văn của ông với tư cách là đại diện cho lợi ích toàn diện của nước VNDCCH, đồng thời tiến hành những hoạt động này theo những cách thức vừa thuyết phục, vừa làm cho những người phương Tây nản lòng về chính quyền của họ.

Có thể nói rằng Xuân Oanh thể hiện trí tuệ cảm xúc ở mức độ cao cùng với trí tuệ siêu phàm mà ông đã có được thông qua tự học mà không cần sự trợ giúp của giáo dục chính quy.

Sau khi quân đội Hoa Kỳ không kích miền Bắc Việt Nam từ tháng 8 năm 1964, Xuân Oanh đã đi khắp châu Á và châu Âu đại diện cho VNDCCH tại các hội nghị hòa bình quốc tế, tiếp xúc với các nhà ngoại giao quan trọng ở nhiều quốc gia. Ông kêu gọi các chính phủ và công dân các nước cùng với VNDCCH lên án những hành động không kích của Mỹ nhằm vào nhân dân Việt Nam.

Trong số các công dân quốc tế vì hòa bình mà Xuân Oanh gặp trong các chuyến đi có các nhà hoạt động Mỹ, nhiều người trong số đó sau này đã đến Việt Nam để bày tỏ sự ủng hộ của nhân dân Mỹ và tìm cách thúc đẩy được tốt hơn mong muốn hòa bình của họ với các quan chức Chính phủ Hoa Kỳ và công chúng Mỹ. Hầu hết các nhóm hòa bình này đều tiếp xúc với Xuân Oanh và bằng nhiều con đường khác nhau để tìm cách chấm dứt chiến tranh.

Tác giả Thomas (Tom) Wilber sinh 1955, hiện sống tại bang Connecticut (Mỹ), là con trai của phi công Hải quân Mỹ Gene Wilber. Chiếc máy bay của Wilber bị bắn rơi trên bầu trời tỉnh Nghệ An vào năm 1968. Tom đã cất công đến Việt Nam rất nhiều lần, tìm kiếm nhân chứng, thông tin, tư liệu về cha mình và đồng đội để chứng minh cho công luận tại Mỹ biết điều cha mình nói đúng về chính sách nhân đạo của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với tù binh Mỹ –mà trong một thời gian dài dư luận tại Mỹ còn hoài nghi và chỉ trích.

Bản thân ông Wilber khi trở về Mỹ cũng bị chính quyền Mỹ và một bộ phận dư luận Mỹ ghẻ lạnh, chỉ trích vì ông đã nói thật. Ông Wilber gặp ông Xuân Oanh chính tại nhà tù Hỏa Lò trong thời gian từ 1971 đến 1973.

Các tác giả người Mỹ vào những năm 1960 và 1970 ghi lại một số cuộc tiếp xúc với Xuân Oanh. Một số người Mỹ đã thực hiện những chuyến đi đầy thử thách đến miền Bắc Việt Nam vào đầu năm 1965, bất chấp lệnh cấm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đến thời điểm người Mỹ rút quân, khoảng 200 công dân Hoa Kỳ đã thực hiện được một hoặc nhiều chuyến đi[1]. Một số nhà hoạt động vì hòa bình như John McAuliff đã đến Hà Nội vào ngày hiệp định Paris được ký kết. Nhiều nhà hoạt động, thậm chí có người kéo dài bảy đến tám năm, đều có chung một cảm xúc rằng không khí cởi mở và cuốn hút mà họ có được trong giao tiếp với người Việt Nam là nhờ vào người dẫn chương trình của họ, Xuân Oanh.

Trong cuốn sách “Tới Việt Nam: Những nhà hoạt động Mỹ vì Hòa bình và Cuộc chiến” (Traveling to Vietnam: American Peace Activists and the War), Mary Hershberger nói: “Xuân Oanh là thông dịch viên cho Aptheker, Lynd và Hayden trong chuyến thăm Hà Nội của họ từ ngày 28 tháng 12 năm 1965 đến ngày 6 tháng 1 năm 1966.”[i] Các nhà hoạt động Staughton Lynd và Tom Hayden kể chi tiết chuyến đi này tới Bắc Việt Nam trong cuốn sách “Phía bên kia: Hai người Mỹ báo cáo về chuyến đi bị cấm đoán của họ tới Việt Nam” (The Other Side: Two American Report on their Forbidden Visit Inside North Vietnam, New York: The New American Library, 1967). Họ đề cập đến Xuân Oanh và những vai trò quan trọng mà ông đã đóng không chỉ với tư cách là người hướng dẫn, phiên dịch mà còn là người giúp họ khám phá nền văn hóa và di sản phong phú của Việt Nam.

Những người phản chiến đầu tiên có được sự trải nghiệm sâu sắc về văn hóa Việt Nam thông qua những gì Xuân Oanh dành cho họ. Vốn giàu kiến thức về văn hóa và lịch sử Hoa Kỳ, Xuân Oanh có đủ khả năng đặc biệt để chỉ ra những khác biệt về văn hóa và giải thích chúng theo cách mà người Mỹ có thể hiểu được, cung cấp cái nhìn sâu sắc không chỉ về văn hóa Việt Nam mà còn về chính họ.

Ghi chép của Lynd và Hayden minh họa đặc điểm nổi bật của Xuân Oanh:

Gặp gỡ được Oanh đã cho chúng tôi một cái nhìn sâu sắc về văn hóa và đời sống xã hội Việt Nam. Chủ nghĩa dân tộc của ông là chủ nghĩa cá nhân và đam mê. Khi chúng tôi đi dọc Bờ Hồ vào một buổi tối, ông ấy bắt đầu nói về văn hóa Việt Nam. Ông nhắc nhở chúng tôi rằng ngôn ngữ Việt là một ngôn ngữ thi ca đến nỗi đối thoại thông thường cũng trở thành thơ. Ông nói với vẻ tự hào rằng đó là một ngôn ngữ tinh tế và quý giá, “khó học hơn nhiều so với tiếng Trung Quốc”. Chúng tôi hiểu rằng nền văn hóa này đang khao khát được giải phóng khỏi những năm tháng mờ mịt do sự thống trị của các cường quốc lớn hơn[2].

Lynd và Hayden rất ấn tượng không chỉ bởi kiến thức của Xuân Oanh mà còn bởi cách ông truyền đạt kiến thức đó cho họ. Trong tác phẩm năm 1988 có tựa đề “Tái hợp: Hồi ký” (Reunion: A Memoir) , Tom Hayden lý giải thêm về cái nhìn của ông về vai trò của Xuân Oanh, không chỉ với tư cách là người hướng dẫn, phát triển mối quan hệ tốt đẹp với phong trào hòa bình và tổ chức phi chính phủ từ các quốc gia khác, mà còn với tư cách là một người có mong muốn “giáo dục đất nước của mình thuận lợi về nước Mỹ.”[3] Hayden đã học được trong cuộc tranh luận với Xuân Oanh về điểm này rằng mục đích của giáo dục là “để giảm bớt hận thù”, coi đây là tiếp cận căn bản. Phân biệt công dân Mỹ với chính quyền Mỹ là một động lực tích cực đối với dư luận.

Sau chuyến đi Hà Nội vào cuối mùa xuân năm 1972, Bill Zimmerman nhớ lại Xuân Oanh là “một quan chức có học thức phương Tây và thành thị, thường xuyên đi lại châu Âu và từng là đại sứ lưu động cho…(phong trào) phản chiến.”[4] Ngay từ năm 1965 đến cuối năm 1972, các nhà hoạt động vì hòa bình đã liên tục đưa những thông tin có lợi mà Xuân Oanh đã cung cấp với tư cách là người điều phối. Cách cư xử nhân văn và hòa đồng của Xuân Oanh là vì lợi ích, chủ quyền của một quốc gia quyết tâm phá tan ách thống trị của những quốc gia áp bức.

VT_ Bài Xuân Oanh.jpg

Bà Cora Weiss, nguyên Chủ tịch Hiệp hội các gia đình Mỹ có thân nhân bị giam giữ tại Việt Nam, một người bạn thân thiết của ông Xuân Oanh và là người đã bí mật chuyển thư từ giữa các phi công Mỹ tại Hỏa Lò và gia đình tại Mỹ trong thập kỷ 1960-1970.

Những nhà hoạt động đến thăm này đã được trải nghiệm một cách chân thực và thiết thực ý tưởng “ngoại giao nhân dân” mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nghĩ đến khi thành lập nhiều “hội hữu nghị”. Hội Hữu nghị Việt – Mỹ ra đời ngày 17 tháng 10 năm 1945, với một tiệc trà để ghi nhận tinh thần giao hảo này. Nước VNDCCH mới ra đời được 45 ngày nhưng đã sớm hình thành nhiều tổ chức hữu nghị song phương của nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước. Đáng chú ý, Hội hữu nghị Việt – Mỹ được thành lập đầu tiên.

Tiếc rằng Hội Hữu nghị Việt – Mỹ phải sớm tạm dừng hoạt động công khai. Ngay khi VNDCCH mới ra đời, người Pháp được sự hỗ trợ về tài chính và quân sự của Mỹ đã dùng vũ lực tái chiếm Việt Nam, Lào và Campuchia. Tuy nhiên, Việt Nam đã cản trở nỗ lực đó vào tháng 5 năm 1954 tại Điện Biên Phủ. Trong thời gian đó, Hội Hữu nghị Việt – Mỹ không hoạt động công khai và chỉ hoạt động trở lại khi cuộc đàm phán về Hiệp định Hòa bình Paris bắt đầu vào cuối những năm 1960, với tên gọi mới để đặt trọng tâm của mối quan hệ cốt lõi là với nhân dân của một nước quốc gia xâm lược – Ủy ban Việt Nam Đoàn kết với Nhân dân Hoa Kỳ. Chức vụ của Xuân Oanh là Thư ký Ủy ban Hòa bình Việt Nam, Ủy ban Đoàn kết với Nhân dân Hoa Kỳ của Việt Nam.

Nhiều năm sau chiến tranh chống Mỹ, tổ chức này hoạt động trở lại, bước đầu nhằm tạo điều kiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước với tên gọi mới vẫn tồn tại cho đến ngày nay – Hội Việt-Mỹ, trực thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Lịch sử cùng với tiền lệ giao thiệp tích cực với người dân các nước là một trụ cột ngoại giao trong văn hóa Việt Nam, và là cơ sở để Xuân Oanh tiếp xúc với người Mỹ, phù hợp với lời kêu gọi “đoàn kết với nhân dân Mỹ .”

Với sự giúp đỡ của của Xuân Oanh, trong chuyến thăm Hà Nội vào năm 1966, David Dillenger đã được tiếp xúc với nhiều tổ chức nhân dân ở miền Bắc Việt Nam bao gồm tổ chức thanh niên, phụ nữ, lao động và nông nghiệp, v.v. Dillenger đã có những cuộc thảo luận phong phú và đầy thách thức do những vấn đề thường là hóc búa mà Xuân Oanh khơi mào.

Xuân Oanh đã giúp Dillenger tiếp cận rộng rãi từ trang trại đến nhà máy và đến cả các cấp chính quyền cao nhất:

“Bạn tôi, Đỗ Xuân Oanh, một nhà thơ và một nhạc sĩ, là thông dịch viên của tôi trong hầu hết các chuyến về quê, v.v. Hôm đó ông là thông dịch viên của tôi. Tôi đang ngồi nói chuyện với Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì bỗng dưng Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện, mỉm cười. Và chúng tôi cùng trò chuyện.[5]

Dillenger mô tả một số chi tiết của cuộc gặp gỡ hấp dẫn này. Hãy tưởng tượng một người Mỹ tìm kiếm hòa bình cùng Xuân Oanh ngồi trong phòng với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, có một cuộc thảo luận mang tính xây dựng và thoải mái với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong số những điều Dillenger thu được từ cuộc gặp đó, có hai điều nên được đề cập ở đây. Thứ nhất, về các tù nhân chiến tranh, Dillenger trích dẫn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng tôi cảm thấy rất tiếc cho họ. Chúng tôi muốn đối xử thật tốt với họ và hy vọng rằng họ rời khỏi đây là những công dân tốt hơn hoặc hiểu biết hơn so với khi họ đến.” Thứ hai, Dillenger trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng tôi không có mâu thuẫn với nhân dân Mỹ. Mâu thuẫn của chúng tôi là với chính quyền Mỹ”. Dillenger chứng kiến cách thức thông điệp này đến được với nhiều tổ chức mà ông đã gặp trong những ngày trước chuyến thăm của mình. Kinh nghiệm của Dillenger là một trong những phần thưởng to lớn của ngoại giao nhân dân, là nền tảng cho Hội Hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi ra đời, và là sứ mệnh mà Xuân Oanh đã nỗ lực để hoàn thành trong suốt những năm tháng của xâm lăng bạo lực nghiêm trọng của Mỹ.

VT_ Merle Ratner với  ảnh ông XO, New York, 2023.jpg

Bà Merle Ratner, đảng viên ĐCS Mỹ, chụp với ảnh của Xuân Oanh tại nhà riêng ở New York, Mỹ, năm 2022. Bà Ratner đã dành cả cuộc đời mình vì Việt Nam, cho Việt Nam. HIện bà là đồng sáng lập và điều phối tổ chức Vận động Cứu trợ và Trách nhiệm đối với Nạn nhân Chất độc Da cam Việt Nam (VAORRC). (Ảnh chụp tại nhà riêng bà Ratner ở New York, Mỹ, năm 2022).

Năm 1967, Tom Hayden dẫn đầu một nhóm các nhà hoạt động vì hòa bình của Mỹ tham dự một hội nghị ở Bratislava, Tiệp Khắc, quy tụ những người ủng hộ phản chiến của Mỹ cùng với đại diện của Chính phủ miền Bắc Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (NLF) - phái đoàn tham dự có cả bà Nguyễn Thị Bình. Xuân Oanh chuyển lời mời nhóm người Mỹ đến Hà Nội khi kết thúc Hội nghị Bratislava. Sáu người trong số họ, trong đó có Hayden, đã thực hiện chuyến đi tới Hà Nội để tìm hiểu trực tiếp về Việt Nam. Trong số đó có cả Carol McEldowney và Vivian Rothstein, cả hai đều ghi chép tỉ mỉ và viết nhiều đoạn về những tiếp xúc của họ với Xuân Oanh.

Cũng như nhiều nhà hoạt động hòa bình, McEldowney và Rothstein ghi nhận những phẩm chất của Xuân Oanh đã giúp họ tận dụng được tối đa chuyến thăm của mình. Xuân Oanh đã có thể trình bày và giải thích văn hóa phương Đông theo cách mà người phương Tây có thể hiểu được. McEldowney lưu ý một số chi tiết phản ánh tính nhân bản của ông đã gây ấn tượng với người phương Tây như thế nào.[6] Nếu luận điệu tuyên truyền của Mỹ chống lại kẻ thù được lựa chọn của họ đã cố gắng “bôi lem” người Việt Nam theo một cách xấu xí nào đó thì chính bản tính nhân văn mà các nhà hoạt động vì hòa bình Mỹ ghi nhận được trong các chuyến đi đã phản lại luận điệu đó, và nhân bản hóa người Việt Nam theo một cách tinh tế nhưng mạnh mẽ và bền vững.

[1] Karín Aguilar-San Juan và Frank Joyce, biên tập viên, The People Make the Peace: Lessons from the Vietnam Antiwar Movement (Charlottesville, Virginia: Just World Books, 2015), 22.

[2] Staughton Lynd và Thomas Hayden, Phía bên kia: Hai người Mỹ báo cáo về chuyến thăm bị cấm của họ bên trong Bắc Việt Nam (New York: The New American Library, 1967), 61.

[3] Tom Hayden, Reunion: A Memoir , (New York: Random House, 1988), 184-5.

[4] Bill Zimmerman, Troublemaker: A Memoir from the Front Lines of the Sixties, (New York, Doubleday, 2011), 267.

[5] James W. Clinton, The Loyal Opposite: Người Mỹ ở Bắc Việt Nam, 1965-1972 (Niwot, Colorado: The University Press of Colorado, 1995) 48.

[6] Carol McEldowney, Hanoi Journal 1967 (Amherst and Boston: University of Massachusetts Press, 2007), 36.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp song phương Ngoại trưởng hai nước Mỹ và Nhật Bản Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp song phương Ngoại trưởng hai nước Mỹ và Nhật Bản
Tăng cường giao lưu nhân dân Việt - Mỹ Tăng cường giao lưu nhân dân Việt - Mỹ
Thomas (Tom) Wilber/ VietTimes
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Hoạt động bang giao dưới triều Nguyễn qua tư liệu

Hoạt động bang giao dưới triều Nguyễn qua tư liệu

Ngày 22/8, tại website Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, đã diễn ra triển lãm 3D Bang giao triều Nguyễn: Giữa làn gió Đông - Tây. Triển lãm mang đến công chúng những trải nghiệm, khám phá thú vị, thông tin bổ ích, góc nhìn mới mẻ và hiểu biết sâu sắc hơn về hoạt động ngoại giao của Việt Nam dưới triều Nguyễn trong hơn 50 năm đầu độc lập, tự chủ (1802 - 1858).
Trường đại học lớn nhất ở Nga tự hào về nghiên cứu sinh ưu tú Nguyễn Phú Trọng

Trường đại học lớn nhất ở Nga tự hào về nghiên cứu sinh ưu tú Nguyễn Phú Trọng

Học viện Hành chính Công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (RANEPA), hay còn gọi là Học viện Tổng thống là nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng học tập và nghiên cứu.
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tiến trình phát triển đất nước

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tiến trình phát triển đất nước

Là người công tác gần gũi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một thời gian tương đối dài, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã nêu những dấu ấn đậm nét về Tổng Bí thư.
Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024): Sáng ngời bản lĩnh ngoại giao Việt Nam

Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024): Sáng ngời bản lĩnh ngoại giao Việt Nam

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò quan trọng, phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị để mang đến những thắng lợi to lớn cho dân tộc. Sự kiện ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cách đây 70 năm là minh chứng cho bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Lần đầu tham gia một hội nghị đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các nước lớn tham gia hội nghị đều có mục tiêu và lợi ích riêng nhưng đoàn đàm phán của ta đã phát huy chiến thắng trên chiến trường, sức mạnh chính nghĩa của dân tộc, kiên định về nguyên tắc nhưng mềm dẻo về sách lược để giành được những kết quả quan trọng trên bàn Hội nghị Geneva.

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar ghi sổ tang tưởng niệm nạn nhân trong thảm họa động đất

Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar ghi sổ tang tưởng niệm nạn nhân trong thảm họa động đất

Ngày 1/4 tại Hà Nội, Đoàn Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar (Hội) do ông Chu Công Phùng, Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam để chia buồn, ghi sổ tang tưởng niệm các nạn nhân trong thảm họa động đất xảy ra tại Myanmar ngày 28/3.
UNDP hỗ trợ Quảng Trị cải thiện dịch vụ công

UNDP hỗ trợ Quảng Trị cải thiện dịch vụ công

Dự án do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tài trợ nhằm cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ hành chính công cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hướng Hóa và Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
U17 nữ Thái Lan đến Việt Nam, sẵn sàng cho trận bóng đá giao hữu

U17 nữ Thái Lan đến Việt Nam, sẵn sàng cho trận bóng đá giao hữu

Trưa 1/4, đội tuyển U17 nữ quốc gia Thái Lan đã tới sân bay Nội Bài (Hà Nội), sẵn sàng cho trận đấu giao hữu với đội tuyển U17 nữ quốc gia Việt Nam. Trận đấu sẽ diễn ra vào 15h00 ngày 3/4 tại sân bóng của Học viện Cảnh sát nhân dân (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội).
Trải nghiệm không gian văn hóa Ả Rập, Hồi giáo tại Hà Nội

Trải nghiệm không gian văn hóa Ả Rập, Hồi giáo tại Hà Nội

Ngày 31/3/2025 tại Hà Nội, Đại sứ quán Vương quốc Ả-rập Xê-út đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán một số quốc gia Ả Rập và Hồi giáo tại Việt Nam như Kuwait, Palestine, Libya, Bangladesh, Pakistan, Kazakhstan, Brunei, Malaysia, Iran… tổ chức lễ Eid al- Fitr (Lễ xả chay).
Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Ngày 22/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Tiểu đoàn 563, Vùng 5 Hải quân tổ chức tham quan, học tập tại Di tích Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc (gọi tắt là Trại giam Phú Quốc). Hoạt động có sự tham gia của hàng trăm chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại đơn vị.
Sĩ quan trẻ góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Sĩ quan trẻ góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Ngày 21/3, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam chủ trì phối hợp Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Lào tổ chức Tọa đàm, giao lưu sĩ quan trẻ Bộ đội Biên phòng Việt Nam - Lào với chủ đề “Tăng cường hợp tác xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển”.
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
cong dan 16 nuoc nao duoc mien thi thuc nhap canh viet nam tu 132025
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9/2025, dự báo trên phạm vi cả nước sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 dù ngắn nhưng vẫn là dịp lý tưởng để du khách tận hưởng những chuyến đi đầy trải nghiệm, mang lại giá trị ý nghĩa, kết hợp giữa nghỉ dưỡng và khám phá văn hóa.
Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không tăng mạnh. Các hãng hàng không đã lên kế hoạch tăng cường chuyến bay đến nhiều điểm du lịch.
Thời tiết hôm nay (31/3): Hà Nội mưa nhỏ, trời rét

Thời tiết hôm nay (31/3): Hà Nội mưa nhỏ, trời rét

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 31/3.
Liên tục phá đỉnh, giá vàng nhiều triển vọng tăng tiếp

Liên tục phá đỉnh, giá vàng nhiều triển vọng tăng tiếp

Giá vàng trên thế giới tiếp tục đà tăng mạnh, dự báo sẽ đạt hàng loạt mốc kỷ lục mới.
Thời tiết hôm nay (28/3): Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Thời tiết hôm nay (28/3): Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo, đêm 28/3, không khí lạnh ảnh hưởng đến miền Bắc, kéo nhiệt độ thấp nhất xuống dưới 13 độ C ở vùng núi, đồng bằng dưới 15 độ C.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động