Điểm chuẩn Đại học Hà Nội 2019 dự kiến: Ngành ngoại ngữ từ 28 - 32 điểm
Tuyển sinh 2019: Tỉ lệ chọi 1/100 vào trường quân đội Điểm chuẩn năm 2019 của Đại học Ngoại thương TP HCM Đại học Bách khoa TP HCM công bố điểm sàn năm 2019 |
Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2019 TS Hoàng Gia Thư, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch (ĐH Hà Nội) đã giải đáp những thắc mắc của thí sinh, phụ huynh và dự báo điểm chuẩn năm 2019 của một số ngành.
Nhiều thí sinh đặt câu hỏi, liệu điểm chuẩn năm 2019 các ngành của trường có tăng hơn năm 2018 nhiều hay không trong bối cảnh phổ điểm thi năm nay cao hơn năm ngoái.
TS Hoàng Gia Thư, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch (ĐH Hà Nội) tư vấn các câu hỏi của các thí sinh về tuyển sinh đại học năm 2019. (Ảnh: Huyền Trần). |
Theo TS Hoàng Gia Thư, các ngành ngoại ngữ như: Tiếng Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là những ngành học năm nào cũng "hút" thí sinh. Đồng thời xã hội đang thiếu nhiều nhân lực các ngành này nên dự kiến điểm chuẩn năm 2019 khoảng 30 - 32 điểm khi nhân hệ số 2 với môn ngoại ngữ. Nghĩa là điểm chuẩn mỗi môn khoảng 8 điểm.
Đối với các ngành như: Tiếng Pháp, Tiếng Đức, dự kiến điểm chuẩn từ 28 - 29 điểm. Ngành Tiếng Nga có điểm chuẩn dự kiến cho mỗi môn là 6,5 điểm.
TS Thư cho biết, trường Đại học Hà Nội mở đào tạo nhiều ngành ngôn ngữ mới như: Tiếng Italy, Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Tây Ban Nha là những ngành có nhiều tiềm năng vì khả năng tiềm kiếm việc làm dễ hơn nên nhiều thí sinh theo học các ngành học này. Điểm chuẩn các ngành này dự báo tăng khoảng 0,75-1,5 điểm.
Ngoài xét tuyển thí sinh từ kết quả thi THPT Quốc gia, nhà trường lấy khoảng 10% chỉ tiêu có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như: IELT đạt 6,5 và những thí sinh đến từ các trường THPT chuyên. Ngoài tiêu chuẩn về ngoại ngữ thì thí sinh phải đạt điểm trung bình 8,0 trở lên trong 3 năm học cấp THPT.
Theo TS Hoàng Gia Thư, nhìn vào phổ điểm thi môn Ngoại ngữ trong những năm gần đây, chúng ta thấy điểm thi của thí sinh không thay đổi nhiều.
Vì vậy, khi muốn điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh cần nhìn toàn diện phổ điểm thi của vài năm trở lại đây, chứ không chỉ xem mỗi điểm thi và phổ điểm của thí sinh trong năm 2018. Các em không nên vì muốn đỗ vào ĐH mà lại chấp nhận học một ngành không phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân.
Năm 2019, trường Đại học Hà Nội tăng thêm 250 chỉ tiêu tuyển sinh cho 2 chương trình cử nhân mới là: Marketing, Truyền thông đa phương tiện (dạy-học hoàn toàn bằng tiếng Anh) và 3 chương trình đào tạo chất lượng cao: Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Italia để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Nhà trường đang đào tạo 11 ngành ngôn ngữ; 8 ngành dạy-học hoàn toàn bằng tiếng Anh (Quản trị kinh doanh, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Marketing, Quốc tế học, Công nghệ thông tin, Truyền thông đa phương tiện) và 1 ngành dạy - học hoàn toàn bằng tiếng Pháp (Truyền thông doanh nghiệp).