Đến nhiệm kỳ sau vẫn chưa trả hết nợ cho ngành giao thông?
Nợ công đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua Nợ công hơn 3 triệu tỷ đồng, Bộ trưởng Tài chính khẳng định: "Vẫn trong giới hạn cho phép" Dự báo tỷ lệ nợ công tăng lên 63,9% GPD vào cuối 2018 |
Sáng 03/6, Quốc hội thảo luận về việc phân bổ và sử dụng nguồn dự phòng còn lại của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn năm 2016 - 2020. Còn nhiều ý kiến băn khoăn với đề xuất của Chính phủ.
Giải trình cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết đã phân bổ hết số vốn dự kiến đầu tư cho 5 năm, bây giờ chỉ còn đúng nguồn dự phòng mà Quốc hội đang bàn.
Theo ông Dũng, các địa phương, các Bộ, ngành hiện nay đang có rất nhiều vấn đề bức xúc đặt ra, kể cả từ giao thông cho đến hạ tầng xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu, cho đến các cơ sở tư pháp, các thanh toán nợ đọng xây dựng, hay vấn đề ô nhiễm môi trường.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời trước Quốc hội |
Bộ trưởng Dũng cho rằng thực tế đặt ra nhiều vấn đề như thế, nhưng không thể làm được vì không có tên trong danh mục dự án Quốc hội đã quyết định.
Cũng theo ông Dũng, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn vừa qua chủ yếu tập trung giải quyết tồn tại của các nhiệm kỳ trước đây: Hơn 8.000/9.600 dự án thực hiện của giai đoạn này là dự án chuyển tiếp, chỉ có hơn 400 dự án khởi công mới.
Người đứng đầu ngành kế hoạch - đầu tư cũng bày tỏ lo ngại về vấn đề nguồn lực còn lại để phân bổ: "Theo kế hoạch phân bổ, chúng ta thiếu 155.000 tỷ, đại biểu nêu rất đúng. Nhưng hiện nay rất nhiều dự án không triển khai được.
Tốc độ giải ngân (đầu tư công) hàng năm của chúng ta chỉ đạt loanh quanh 80%, còn 20% không giải ngân hết. Trái phiếu Chính phủ không giải ngân hết. Công trình, dự án lớn, quan trọng quốc gia như Long Thành, cao tốc Bắc - Nam cũng chỉ còn hơn 1 năm nữa, nhưng gần 80.000 tỷ ở đó không giải ngân hết. Đó là chắc chắn".
Tốc độ giải ngân của Việt Nam chưa được như kỳ vọng. Ảnh minh hoạ. |
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Dũng, Chính phủ hiện chưa thể trình Quốc hội cụ thể dự án nào, bao nhiêu tiền mà thời điểm phù hợp nhất là cuối năm 2019.
Lý do được ông Dũng đưa ra là "chúng ta đang ở năm thứ 4, đang triển khai kế hoạch, ta chưa thể bóc tách dự án nào là dự án phải dừng và dự án nào không triển khai được".
Đáng chú ý, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định: Nhiệm kỳ vừa qua đã dùng "rất nhiều tiền" để trả nợ cho ngành giao thông mà vẫn còn hơn 20.000 tỷ nợ nữa.
"Có khi phải trả nợ cả nhiệm kỳ tới và nhiệm kỳ tới nữa vẫn chưa hết" - ông Dũng nhấn mạnh, cho biết thêm rằng nhu cầu thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản là rất lớn, dù nhiệm kỳ vừa qua đã "thắt lưng buộc bụng, tập trung vào trả nợ".
Đây là một phần lý do khiến không có công trình nào khởi công mới trong nhiệm kỳ vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lý giải thêm.
Bộ trưởng KH&ĐT: Chỉ đổi tên dự án cũng phải chờ... 5 tháng Trình bày tại Quốc hội sáng 29/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn ... |
Bốn Bộ trưởng trả lời chất vấn tại Quốc hội vấn đề gì? Qua tổng hợp ý kiến, 4 bộ trưởng được chọn đăng đàn trả lời chất vấn Quốc hội gồm Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Bộ ... |
Chi ngân sách hơn 4.000 tỷ đồng để trả nợ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ khoản 10.000 tỷ đồng để bố trí ... |
Chính phủ đề nghị phát hành trái phiếu trả nợ 22.090 tỷ đồng cho BHXH Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tán thành phương án chuyển dần 22.090 tỷ đồng theo hình thức phát hành TPCP nhận nợ với Quỹ BHXH ... |
Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2018 TĐO-Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 437/QĐ-TTg về việc kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ ... |