Trang chủ Chính trị - Xã hội
21:58 | 03/07/2023 GMT+7

Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước

aa
Chiều tối 3/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước 6 tháng cuối năm 2023 do Bộ Ngoại giao tổ chức. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.
Khánh Hòa mong muốn kết nối với các đối tác quốc tế, phát triển bền vững kinh tế biển Khánh Hòa mong muốn kết nối với các đối tác quốc tế, phát triển bền vững kinh tế biển
Đối ngoại nhân dân góp phần tạo môi trường thuận lợi để đất nước phát triển Đối ngoại nhân dân góp phần tạo môi trường thuận lợi để đất nước phát triển
Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước 6 tháng cuối năm 2023.

Phát biểu định hướng Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai tích cực, chủ động, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ đối ngoại, trong đó có ngoại giao kinh tế, triển khai Chỉ thị 15 về thúc đẩy ngoại giao kinh tế của Ban Bí thư một cách tích cực, bài bản, nền nếp.

Thủ tướng đánh giá cao việc thực hiện tốt ngoại giao vaccine đã góp phần giúp nước ta kiểm soát được dịch bệnh, mở cửa sớm trở lại, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Nhờ đó, chúng ta đã giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy được tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đến cuối năm 2022, dư nợ công khoảng 38% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34,7% GDP, thấp hơn trần quy định (tương ứng là 60% GDP và 50% GDP).

Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước ảnh 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu định hướng Hội nghị.

Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu đang đứng trước “6 cơn gió ngược” với cường độ mạnh, ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội trong và ngoài nước: suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng…; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn; hậu quả của đại dịch Covid-19 còn kéo dài; cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, phân tách, phân mảnh, thiếu sự liên kết chặt chẽ; các cuộc xung đột đe dọa an ninh lương thực, năng lượng toàn cầu; các nước đang phát triển có khả năng thích ứng và sức chống chịu hạn chế trước những cú sốc từ bên ngoài; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh phức tạp, khó lường.

Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi; nền kinh tế có độ mở lớn nhưng quy mô còn khiêm tốn, năng lực cạnh tranh và sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực, đặc biệt là các thị trường lớn, truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp…

Trong quý II/2023, tăng trưởng GDP đạt 4,14%, 6 tháng đầu năm đạt 3,72%; do đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm đã đề ra (6-6,5%) thì phải cố gắng rất lớn, nỗ lực rất cao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng nêu rõ, trong quý II/2023, tăng trưởng GDP đạt 4,14%, 6 tháng đầu năm đạt 3,72%; do đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm đã đề ra (6-6,5%) thì phải cố gắng rất lớn, nỗ lực rất cao. Trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát và giảm dần qua các tháng, chúng ta ưu tiên cho tăng trưởng thông qua việc thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (tiêu dùng, đầu tư (gồm đầu tư công, đầu tư tư nhân và FDI), xuất khẩu).

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về các giải pháp cụ thể để thúc đẩy các động lực tăng trưởng thông qua thu hút đầu tư chất lượng cao; tiếp tục đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, phát huy các thị trường truyền thống và mở rộng các thị trường ngách, thị trường tiềm năng, đẩy nhanh ký kết các FTA, thúc đẩy hàng hóa Việt Nam vào thị trường Halal…

Nhắc lại chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ vừa qua là “triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký kết, tranh thủ tối đa lợi ích mà các hiệp định này có thể đem lại”, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu kết nối các tỉnh thành, kết nối các cơ quan đại diện tại nước ngoài, kết nối các doanh nghiệp để tận dụng tối đa mọi cơ hội, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân.

Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước ảnh 3
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn báo cáo tại Hội nghị.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu rõ, toàn ngành Ngoại giao luôn quán triệt và nhận thức sâu sắc, đầy đủ vị trí, tầm quan trọng chiến lược, nội dung cơ bản và định hướng công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Bám sát tinh thần Chỉ thị 15 của Ban Bí thư, Chương trình hành động của Chính phủ về triển khai Chỉ thị 15, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngoại giao đã xác định, quán triệt ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ cơ bản và trung tâm của các hoạt động đối ngoại; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và hoạt động ngoại giao kinh tế với phương châm quyết liệt, thực chất, hiệu quả, có kết quả cụ thể, lấy người dân, doanh nghiệp và địa phương là trung tâm phục vụ, thiết thực đóng góp vào thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế, ngành Ngoại giao luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và đúng đắn của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, cũng như sự ủng hộ và phối hợp của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.

Tại Hội nghị này, ngành Ngoại giao cùng các bộ, ngành và doanh nghiệp rà soát, đánh giá toàn diện, thực chất công tác ngoại giao kinh tế đã triển khai từ đầu năm 2023 đến nay, nhất là các nhiệm vụ đã đề ra trong Chương trình hành động của Chính phủ về triển khai Chỉ thị 15 của Ban Bí thư; làm rõ những mặt đã làm tốt, những việc còn làm chưa tốt, xác định rõ nguyên nhân, rút ra bài học, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, biện pháp cụ thể, nhất là các hướng đi và cách làm mới hiệu quả hơn để công tác ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực hơn nữa vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội Chính phủ đã đề ra cho năm 2023.

Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, triển khai Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư và Chương trình hành động của Chính phủ, công tác ngoại giao kinh tế đã chuyển biến mạnh mẽ, có nhiều đóng góp quan trọng. Nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trung tâm đã ngày càng được nâng cao. Công tác ngoại giao kinh tế được triển khai ngày càng đồng bộ, toàn diện. Nội dung hợp tác kinh tế được thúc đẩy mạnh mẽ.

Thay mặt Lãnh đạo Chính phủ, một lần nữa, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương các nỗ lực và kết quả của ngành ngoại giao, các bộ, ngành, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong triển khai nhiệm vụ đối ngoại và ngoại giao kinh tế thời gian qua

Thủ tướng chia sẻ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về những vất vả, khó khăn trong triển khai công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế thời gian qua. Vượt lên những khó khăn, các đồng chí đã bám sát địa bàn, kịp thời tham mưu cho Chính phủ, góp phần kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong nước, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Thủ tướng nêu rõ 3 bài học kinh nghiệm, đó là phải chủ động, kịp thời, các doanh nghiệp phải linh hoạt, bám sát tình hình. Phải đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, “dĩ bất biến ứng vạn biến”, linh hoạt thích ứng tình hình; phải nắm chắc tình hình, bối cảnh quốc tế, tình hình kinh tế, và nhu cầu phát triển, thế mạnh ở trong nước; tham mưu, đề xuất, tháo gỡ, vượt qua thách thức; phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tránh đùn đẩy, ỷ lại, trông chờ; phải phối hợp chặt chẽ với nhau - các cơ quan phải phối hợp chặt chẽ với nhau, doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp; phát huy và khai thác lợi thế quan hệ của Việt Nam với mỗi nước, thúc đẩy quan hệ này lên tầm cao hơn, khai thác quan hệ này có lợi nhất trong ngoại giao kinh tế.

Ta cần tranh thủ hiệu quả các cơ hội hợp tác nhưng đồng thời phải bảo đảm củng cố thế cân bằng chiến lược, phát triển hài hòa quan hệ với các đối tác lớn, các đối tác quan trọng trên tinh thần chân thành, tin cậy, chia sẻ, trách nhiệm, lắng nghe và thấu hiểu; cân bằng ngoại giao an ninh, quốc phòng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Về tình hình sắp tới, Thủ tướng nêu rõ, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, do đó chúng ta phải nỗ lực đoàn kết, thống nhất, vượt qua; phải triển khai tốt công tác ngoại giao kinh tế; các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải triển khai tốt công tác này.

Các cơ quan phải quán triệt và bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhất là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc tháng 12/2021, chỉ đạo tại Chỉ thị 15 của Ban Bí thư; Chương trình hành động của Chính phủ về Ngoại giao kinh tế. Tiếp tục tranh thủ, phát huy cao nhất thế và lực của đất nước; chủ động, tích cực kiến tạo cục diện có lợi cho môi trường hòa bình, an ninh, phát triển của đất nước.

Ta cần tranh thủ hiệu quả các cơ hội hợp tác nhưng đồng thời phải bảo đảm củng cố thế cân bằng chiến lược, phát triển hài hòa quan hệ với các đối tác lớn, các đối tác quan trọng trên tinh thần chân thành, tin cậy, chia sẻ, trách nhiệm, lắng nghe và thấu hiểu; cân bằng ngoại giao an ninh, quốc phòng.

Thủ tướng nêu rõ, phải lấy lợi ích quốc gia-dân tộc, hiệu quả thực chất làm tiêu chí hàng đầu; đề cao đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương (cách tiếp cận toàn cầu); người dân vừa là chủ thể, vừa là trung tâm, là động lực (cách tiếp cận toàn dân)… bảo đảm sát tình hình Việt Nam.

Ưu tiên thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (về chuyển đổi số, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn…), thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng. Chủ trương đi liền với chính sách, phát huy thế mạnh của đất nước, tận dụng cơ hội, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh…

Thủ tướng lưu ý, hiện nay trong thương mại quốc tế, chính sách bảo hộ đang gia tăng. Do đó, chúng ta phải khôn khéo, hiệu quả, phát huy kinh nghiệm ngoại giao vaccine, “cái gì có thể làm được là làm”; kết nối với các địa phương trong nước, các hiệp hội ngành nghề; tích cực đấu tranh chống bán phá giá, góp phần xử lý các vụ kiện liên quan phòng vệ thương mại.

Tiếp tục quyết liệt cụ thể hóa chủ trương xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, đưa ngoại giao kinh tế thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng lưu ý một số nội dung sau:

Tổ chức tốt các chương trình đối ngoại của lãnh đạo cấp cao và hoạt động đối ngoại các cấp, đưa nội dung kinh tế tiếp tục trở thành một trọng tâm của các hoạt động đối ngoại; có chương trình, sản phẩm, dự án, kế hoạch cụ thể, có tính khả thi; mỗi lần đoàn cấp cao về thì các bộ, ngành phải cụ thể hóa ngay nhiệm vụ.

Nghiên cứu, thúc đẩy hình thành các khuôn khổ, cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực ta có lợi ích chiến lược trong giai đoạn hiện nay (như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược; chất bán dẫn, hydrogen, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, nông nghiệp, đào tạo nhân lực chất lượng cao; hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu...); đẩy mạnh các chương trình ODA với các nước, như ODA thế hệ mới với Nhật Bản; thúc đẩy kết nối chiến lược về phát triển và cơ sở hạ tầng với Trung Quốc; Đối tác chiến lược về tài chính xanh với Luxembourg; chuẩn bị ký FTA với Israel, thúc đẩy Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện với UAE....

Thúc đẩy thu hút vốn đầu tư FDI, phát triển thị trường xuất khẩu; thị trường du lịch, thị trường lao động; cụ thể hóa Luật Xuất nhập cảnh, mở rộng diện các nước được miễn visa, nâng cấp hoạt động visa điện tử của các bộ liên quan; sửa Nghị định liên quan visa lao động; tăng cường xuất khẩu lao động, vừa giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với một số nước; nghiên cứu tham mưu chiến lược, phát triển ngành nghề có hệ thống, bài bàn, khi tình hình thay đổi thì chiến lược, chiến thuật phải thay đổi trên cơ sở bảo đảm hiệu quả.

Tháo gỡ cho các ngành dệt may, da giày, thủy sản, gỗ…. ; phát huy các ngành có thế mạnh như rau củ quả, phải bảo đảm lợi ích trước mắt, vừa tính đến lợi ích lâu dài.

Với tinh thần khẩn trương, đoàn kết, thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, Thủ tướng kêu gọi cần đột phá hơn nữa trong ngoại giao kinh tế, vừa giải quyết những vấn đề trước mắt, vừa giải quyết vấn đề chiến lược, ổn định các thị trường, các mặt hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu; yêu cầu đã hành động quyết liệt rồi thì phải quyết liệt hơn nữa, hiệu quả rồi thì hiệu quả hơn nữa.

Đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Giai đoạn 2018-2023, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh và Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang đã có những liên kết, hợp tác trong công tác đối ngoại nhân dân đi vào chiều sâu, thiết thực...
Sau bùng phát COVID-19: Kinh tế Trung Quốc phục hồi chưa đạt kỳ vọng Sau bùng phát COVID-19: Kinh tế Trung Quốc phục hồi chưa đạt kỳ vọng
Lợi nhuận doanh nghiệp công nghiệp trong tháng 4/2023 tăng 5,6%, đánh dấu cho sự tăng tốc so với tháng liền trước nhưng mới chỉ đạt một nửa tốc độ tăng trưởng theo dự báo của các chuyên gia kinh tế.
Theo báo Nhân dân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Thủ tướng Việt Nam và Belarus cùng uống cà phê, thăm Cột cờ Hà Nội

Thủ tướng Việt Nam và Belarus cùng uống cà phê, thăm Cột cờ Hà Nội

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, ngày 8/12, Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko đã cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Cột cờ Hà Nội, thưởng thức cà phê và bánh mỳ Việt Nam.
Việt Nam là đối tác hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ và UAE trong ASEAN

Việt Nam là đối tác hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ và UAE trong ASEAN

Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 29/11-3/12, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa, những kết quả và điểm nổi bật của chuyến công tác, cũng như đánh giá của các đối tác về sự tham gia và đóng góp của Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Nhóm sinh viên Việt Nam đoạt giải tại cuộc thi của COP28

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Nhóm sinh viên Việt Nam đoạt giải tại cuộc thi của COP28

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tại thành phố Dubai, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), sáng 3/12, giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp nhóm sinh viên Việt Nam vừa đạt thành tích cao trong cuộc thi tại COP 28.

Các tin bài khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam ngày 12-13/12

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam ngày 12-13/12

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 12-13/12.
Quan hệ hữu nghị, truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Belarus

Quan hệ hữu nghị, truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Belarus

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko thăm chính thức Việt Nam từ ngày 6 - 9/12/2023.
Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ nhất

Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ nhất

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 5/12, tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, đã diễn ra Lễ khai mạc trọng thể và Phiên toàn thể đầu tiên của Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) lần thứ nhất.
Thúc đẩy hợp tác thông qua kênh đảng giữa Việt Nam và Algeria

Thúc đẩy hợp tác thông qua kênh đảng giữa Việt Nam và Algeria

Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, ngày 4/12, Đại sứ Việt Nam tại Algeria Trần Quốc Khánh đã có buổi gặp gỡ chúc mừng ông Abdelkrim Benmbarek được bầu làm Tổng thư ký của đảng Mặt trận Giải phóng Dân tộc Algeria (FLN) và chức mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của FLN thành công tốt đẹp.

Đọc nhiều

Lộ trình, lịch trình các tuyến xe buýt Hưng Yên mới nhất, chi tiết nhất năm 2024

Lộ trình, lịch trình các tuyến xe buýt Hưng Yên mới nhất, chi tiết nhất năm 2024

Danh sách, lộ trình, lịch trình các tuyến xe buýt Hưng Yên mới nhất, chi tiết nhất năm 2024 được cập nhật trên Thời Đại.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 9/12/2023: Ngày cuối tuần khởi sắc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 9/12/2023: Ngày cuối tuần khởi sắc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 9/12/2023 may mắn đến với hầu như tất cả. Cùng đón nhận nhé.
Con số may mắn hôm nay 9/12/2023 12 con giáp: Cuối tuần ngập tràn may mắn

Con số may mắn hôm nay 9/12/2023 12 con giáp: Cuối tuần ngập tràn may mắn

Con số may mắn hôm nay 9/12/2023 12 con giáp sẽ bao gồm những số nào? Hôm nay sẽ là một ngày đại thắng của cả 12 con giáp.
Chuyện “đi sứ” thời hội nhập: Kinh nghiệm hữu ích cho thế hệ ngoại giao trẻ

Chuyện “đi sứ” thời hội nhập: Kinh nghiệm hữu ích cho thế hệ ngoại giao trẻ

Ngày 8/12 tại Hà Nội, phát biểu trong buổi Lễ ra mắt cuốn sách “Chuyện “đi sứ” thời hội nhập” (Hồi ức của các đại sứ), các vị Đại sứ - những nhà ngoại giao ...
Khai mạc Chợ phiên dược liệu - gia súc và các sản phẩm OCOP biên giới

Khai mạc Chợ phiên dược liệu - gia súc và các sản phẩm OCOP biên giới

Tối 8/12, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) khai mạc Chợ phiên dược liệu - gia súc và các sản phẩm OCOP biên giới năm 2023.
Những chuyến tàu thắm tình hữu nghị vì hòa bình, ổn định trên biển

Những chuyến tàu thắm tình hữu nghị vì hòa bình, ổn định trên biển

Với mục tiêu tối thượng là bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, ổn định trên biển, những năm qua, Hải quân nhân dân Việt Nam không ngừng đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quốc phòng, trong đó, việc cử những con tàu vượt biển đến thăm hữu nghị các nước, không những tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, mà còn giúp cán bộ, chiến sĩ nâng cao trình độ chuyên môn, học tập, trao đổi kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Việt Nam nhấn mạnh cần giải quyết tranh chấp biển bằng các biện pháp hoà bình theo UNCLOS

Việt Nam nhấn mạnh cần giải quyết tranh chấp biển bằng các biện pháp hoà bình theo UNCLOS

Ngày 6/12, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại hội đồng LHQ khóa 78 đã tiến hành họp phiên toàn thể về đại dương và luật biển.
hoc sinh mai chau hoa binh no luc ngan chan khung hoang khi hau
lan toa tinh yeu am nhac dan toc viet nam nhat ban
den hue tham lang nghe hoa giay thanh tien
gin giu nghe lam non la cua nguoi tay bac ha
nguoi dep belarus me man goi ga mang cut cua viet nam
da nang lop hoc tieng viet danh cho cac sinh vien lao thai lan tai chua tam bao
vua dau bep my christine ha huong dan tre khiem thi lam banh trung thu
Xin chờ trong giây lát...
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - trả lời báo chí liên quan tới Luật Nhà ở sửa đổi.
Ông Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam - đánh giá về vai trò của báo chí trong Đại hội Công đoàn lần thứ XIII
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - nói về đề xuất tăng ngày nghỉ dịp Quốc Khánh
Ban Chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam khoá 13 ra mắt Đại hội
Công đoàn kiến nghị giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần
Ông Trâu Chấn - Thư ký, Ban Thư ký Tổng Công hội Trung Quốc - trả lời phỏng vấn tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13
Những kỳ vọng và kiến nghị của đại biểu dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13
Đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp đoàn đại biểu của Tổng Công hội Trung Quốc.
Đại biểu đóng góp ý kiến tại Trung tâm thảo luận số 04, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13
Cộng đồng người Việt được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe tại Israel
Trẻ em Việt Nam với Internet
Lễ giỗ bà Phi Yến
Khai mạc diễn đàn “Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại Công đoàn, phát huy vai trò Công đoàn ngành tham gia hội nhập quốc tế”
Đội huỷ nổ bom mìn lưu động NPA/RENEW phá huỷ đạn pháo trả lại màu xanh cho đất
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức thông tin về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII
Phiên bản di động