Đấu tranh bằng lòng dân và lẽ phải
Ông Vũ Xuân Hồng, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam |
Chúng ta cần tư duy: làm thế nào để thuận lợi nhất cho bạn bè, đối tác có những đóng góp cụ thể, hữu ích nhất cho Việt Nam. Tức là ta phải đầu tư và xây dựng những chương trình, mô hình, cơ chế… để hiện thực mục tiêu ấy. Ví dụ, chúng ta có thể suy nghĩ: để doanh nghiệp Việt Nam kết nối tốt hơn với doanh nghiệp quốc tế thì ĐNND có thể tác động vào đâu và như thế nào? Vấn đề biến đổi khí hậu cần có những hành động gì để tranh thủ được nhiều nhất sự ủng hộ của thế giới? Về phương thức, ngoài việc tiếp tục vận động vào tổ chức mạng lưới bạn bè quốc tế của Việt Nam ở trong nước một cách liên tục, trên phạm vi toàn cầu, chúng ta cần chuyển tải những giá trị mềm của Việt Nam đến bạn bè, đối tác. Những sự kiện như cứu thuyền viên Philippin trên Biển Đông, tổ chức các sự kiện khu vực quốc tế lớn…những đề tài này có thể tạo điểm nhấn, đột phá… để quảng bá giá trị Việt Nam với thế giới.
Đối với những vấn đề nhạy cảm, vấn đề phải đấu tranh cần có giải pháp căn cơ dựa trên sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, của các tầng lớp nhân dân yêu chuộng hòa bình, lẽ phải, công lý và sự ổn định để phát triển. Cụ thể, về vấn đề chủ quyền biển đảo, bên cạnh việc làm tốt những đường lối, chủ trương chung, với ĐNND cần có những hoạt động vận động, tranh thủ tinh thần yêu hòa bình, lẽ phải của đại đa số nhân dân Trung Quốc, nỗ lực góp phần duy trì môi trường ổn định, hữu nghị với bạn. Thực chất là tập trung tăng cường vận động lòng dân. Để làm việc này, cần phát huy những mô hình, công cụ, sáng kiến đã có như Liên hoan hữu nghị nhân dân biên giới, Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt - Trung, Diễn đàn Nhân dân Việt - Trung. Hay sáng kiến Du lịch “địa chỉ đỏ” theo chân Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động tại Trung Quốc. Tour du lịch này vừa tái tạo các câu chuyện về hình ảnh vị lãnh tụ cách mạng của nhân dân hai nước, vừa là điểm tựa tinh thần cho quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc…
Buổi giao lưu giữa Đoàn Dự án hai phía của Mỹ và con liệt sỹ Việt Nam do VUFO tổ chức, ngày 27/11/2018 |
Vấn đề tiếp theo là tôn giáo, dân chủ, nhân quyền. Nội dung này, chủ yếu là xử lý đối ngoại với Mỹ và phương tây. Trong phạm vi và lợi thế ĐNND, chúng ta đã tiến hành đồng thời hai hướng. Hướng trực diện, ta đã phối hợp với Viện Liên kết toàn cầu Mỹ (IGE) mở kênh đối thoại trực tiếp với phía Mỹ về vấn đề nhân quyền trong 15 năm qua. Hiệu quả là, hiện Việt Nam được xem là mô hình kiểu mẫu cho các chương trình hợp tác của IGE tại các nước khác như: Lào, Myanmar, Indonesia… Hướng gián tiếp là ĐNND đã tham gia tích cực và hiệu quả trong công tác hòa giải lòng dân; xoa dịu và khắc phục hậu quả chiến tranh. Các hoạt động điển hình là vận động các tổ chức phi chính phủ Mỹ và nước ngoài thực hiện các dự án hòa bình, viện trợ phát triển ở Việt Nam; tổ chức các cuộc giao lưu, gặp gỡ nhân dân như: tìm hài cốt quân nhân; gặp gỡ con tử sĩ Mỹ- Việt; chương trình Homestay của học sinh, sinh viên hai bên…
Trên phạm vi khu vực và quốc tế, cần hiểu đoàn kết với Việt Nam trên nghĩa rộng, thông tin đến bạn bè kịp thời, tổ chức các hội thảo, chuyên đề, bàn tròn, tọa đàm khi vấn đề nóng đang xảy ra. Tổ chức các đoàn báo cáo viên đi các nước để chia sẻ tình hình. Đây cũng là một vấn đề lâu dài, cần có kế hoạch tổng thể, có ngân sách, đầu tư để hình thành một mặt trận mới, để nhân dân Trung Quốc, nhân dân thế giới hiểu biết vấn đề, có cảm tình và ủng hộ Việt Nam.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Việt Nam năm 2019 |
5 NHÓM VIỆC CẦN LÀM Trong giai đoạn trước mắt, theo tôi VUFO cần giải quyết 5 nhóm vấn đề trọng tâm sau: 1. Giữ cho Liên hiệp Hữu nghị tiếp tục có địa vị pháp lý như hiện nay, theo tinh thần Chỉ thị 38 của Ban Bí thư. Là tổ chức chính trị xã hội chuyên trách về đNND. Liên hiệp Hữu nghị có Đảng đoàn, có hệ thống 2 cấp trung ương và tỉnh, thành trực thuộc Trung ương; được Nhà nước đảm bảo về nguồn lực trong đó có nhân lực và tài chính; đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động đối ngoại đa phương của các tổ chức nhân dân Việt Nam; là cơ quan đầu mối về công tác phi chính phủ nước ngoài. Vấn đề này, vừa qua, Ban Bí thư đã chính thức hóa bằng việc ban hành Chỉ thị số 38-CT/TW về tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của VUFO trong tình hình mới. Phần còn lại là phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương và các cơ quan hữu quan triển khai Chỉ thị cho tốt. 2. Xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi và mang tính phổ biến của VUFO với tư cách là tổ chức chuyên trách và nòng cốt của công tác ĐNND, trên cơ sở đó đề ra kế hoạch có tính chất khả thi, để hoàn thành nhiệm vụ này của mình 3. Trong công tác vận động viện trợ PCPNN, tăng cường tiếp tục vận động những vấn đề có tính chất nhạy cảm ở Việt Nam như chất độc da cam, vấn đề bom mìn, xóa đói giảm nghèo, phụ nữ, trẻ em… hoặc những vấn đề có tính chất lớn như biến đổi khí hậu… Tuy nhiên không được quên những vấn đề truyền thống, làm thế nào để nâng giá trị viện trợ hàng năm lên. 4. Tận dụng toàn bộ công cụ, bộ máy hiện có về thông tin đối ngoại để đổi mới cơ bản và toàn diện công tác thông tin đối ngoại. 5. Đào tạo thế hệ mới về đNND, phải chuyên nghiệp, dấn thân, yêu nghề, có trình độ. Đặc biệt, phải đào tạo cho họ biết họ làm gì để đóng góp, thực hiện các nghị quyết Đại hội của Liên hiệp cũng như nhiệm vụ của Liên hiệp nói chung trong Chỉ thị 38. |