Danny Võ: Việt Nam là môi trường khởi nghiệp có sức hút đặc biệt với kiều bào
Kiều bào tại Thái Lan đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn bao giờ hết 150 thanh niên kiều bào cùng "lên rừng, xuống biển" Trại hè 2019, người Việt trẻ 5 châu cùng khám phá đảo ngọc Phú Quốc |
Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân VN ở nước ngoài Danny Võ Thành Đăng |
Là người có hơn 10 năm trở về lập nghiệp tại quê hương, theo ông, sức hút của Việt Nam với kiều bào trẻ khởi nghiệp là gì?
Một yếu tố hết sức tự nhiên làm nên sức hút riêng của Việt Nam đối với kiều bào chính là mối liên hệ máu mủ với Tổ quốc. Chính dòng chảy trong huyết quản là động lực thôi thúc mỗi người con Việt Nam trở về quê hương. Tiếp xúc với nhiều bạn trẻ kiều bào, tôi nhận thấy họ đều khát khao tìm về và gắn kết với cội rễ của mình.
Bên cạnh đó, với nhiều bạn trẻ đang khởi nghiệp, Việt Nam là nơi để thử nghiệm bài toán kinh doanh theo mô hình Khởi nghiệp Tinh gọn (Lean Start-up). Sức hút của Việt Nam nằm ở dân số đông đảo (gần 90 triệu) và thị trường năng động, rộng lớn trải dài khắp 63 tỉnh thành. So sánh với nhiều nước trên thế giới, ví dụ như Singapore, thị trường Việt Nam thú vị hơn rất nhiều. Đây là nơi dồi dào những tiềm năng để các nhà khởi nghiệp trẻ thử sức.
Về môi trường kinh doanh Việt Nam, tuy có những khó khăn nhất định, nhưng đó lại chính là sức hút với kiều bào trẻ, bởi càng trẻ, người ta càng thích thử thách. Đặc biệt với những người Việt ở nước ngoài, tư duy của họ rất mở, ở đâu có thách thức, ở đó có cơ hội. Bởi vậy, trở về Việt Nam chính là lựa chọn để kiều bào trẻ nới rộng “vùng an toàn” của bản thân.
Hơn nữa, khởi nghiệp ở những quốc gia đang phát triển, khả năng thành công có thể sẽ nhanh hơn nhiều so với những nước đã phát triển. Doanh nghiệp sẽ dễ tìm chỗ đứng cho mình hơn là thử sức ở một “sân chơi” đã hoàn thiện, quy củ và được chiếm hữu bởi nhiều tập đoàn lớn.
Có thể nói, lựa chọn trở về Việt Nam có ưu thế “2 trong 1”, vừa mở ra cơ hội để chinh phục một môi trường mới, đồng thời là con đường để có thể trực tiếp đóng góp cho quê hương.
Với vai trò là Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), ông có thể chia sẻ đôi nét về những hoạt động của Hiệp hội để kết nối kiều bào với quê hương?
Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài hiện nay có khoảng 200 hội viên chính thức và hơn 1.000 hội viên liên kết, đến từ 38 quốc gia, tập trung chủ yếu ở khu vực các nước phát triển thuộc châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và châu Á. Hội viên BAOOV đều là các doanh nhân thành đạt, có uy tín trong cộng đồng và có tấm lòng hướng về quê hương.
BAOOV hoạt động nhằm phát huy sức mạnh của mạng lưới doanh nhân, doanh nghiệp người Việt Nam toàn cầu, với ba nhiệm vụ chính là: tạo môi trường hợp tác kinh doanh (tổ chức các sự kiện kết nối, huy động nguồn lực từ các doanh nhân, doanh nghiệp); cung cấp thông tin (về các dự án tiềm năng, thông tin thị trường, chính sách, chủ trương liên quan); tư vấn cho Hội viên về luật pháp, thủ tục hành chính, các chính sách của Nhà nước, gửi đề xuất, kiến nghị tới các cơ quan Nhà nước có liên quan.
Hiện tại, BAOOV đang tăng cường liên kết, hợp tác với các Hiệp hội doanh nhân người Việt tại các quốc gia. Tháng 6 vừa qua, BAOOV đã phối hợp với Hiệp hội doanh nhân Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức thành công Diễn đàn kinh tế kiều bào toàn cầu lần I, với sự ra mắt của Quỹ Kiều bào Khởi nghiệp (OVSF) với số vốn 20 tỷ đồng dành cho các dự án khởi nghiệp (start-up) của kiều bào tại Việt Nam.
Đồng thời, chúng tôi cũng lập kế hoạch tổ chức các diễn đàn tương tự tại Malaysia vào tháng 7, Thái Lan vào tháng 9, Singapore vào tháng 11 và Đài Loan vào tháng 12/2019.
Nhiều hợp đồng được ký kết tại Diễn đàn kinh tế kiều bào toàn cầu lần thứ nhất. Ảnh: VOV |
BAOOV cũng đóng vai trò là cầu nối giữa quê hương và kiều bào, thông qua việc đưa các đoàn công tác từ Việt Nam sang các nước để tìm hiểu về đời sống, công việc, nguyện vọng của kiều bào. Mới đây, tôi có dịp dẫn đoàn Doanh nhân Việt tháp tùng chuyến công tác của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM thăm Singapore (từ 20-23/6).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các đại biểu, kiều bào về quê đón Tết Nguyên đán, dự chương trình Xuân Quê hương 2019. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN |
Ông cảm nhận như thế nào về những chuyển biến trong chính sách của Nhà nước dành cho doanh nghiệp kiều bào?
Về điều này, tôi nhận thấy rõ những tiến bộ, thay đổi, thể hiện qua các quy định thông thoáng hơn về các thủ tục hành chính kinh doanh như thành lập công ty, đặt trụ sở doanh nghiệp, tăng thời hạn lưu trú dành cho kiều bào…
Sự quan tâm dành cho kiều bào còn được thể hiện qua những chương trình kết nối người Việt năm châu với Tổ quốc được tổ chức hàng năm như Xuân Quê hương, Trại hè thanh thiếu niên kiều bào; những diễn đàn, đối thoại để kiều bào được bộc lộ tâm tư, quan điểm của mình và được lắng nghe. Những hoạt động này là minh chứng cho những nỗ lực và thiện chí của Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan trong việc tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào về quê hương lập nghiệp.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng rất mong muốn Nhà nước sẽ có những điều chỉnh phù hợp để tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh có sức hút mạnh mẽ hơn, thuận lợi hơn dành cho kiều bào.
Trước hết, là cải thiện niềm tin ở kiều bào. Kiều bào ở nước ngoài tiếp xúc với nhiều luồng thông tin khác nhau, và thậm chí, nhiều khi thông tin tiêu cực, sai lệch còn tới trước cả thông tin đúng đắn. Chúng ta đã làm được nhiều điều tích cực, và quan trọng là làm sao để những thông tin đó chạm tới được với người Việt xa Tổ quốc. Để có lòng tin tưởng, mong muốn trở về quê hương, họ cần được “mắt thấy, tai nghe” những câu chuyện “người thật, việc thật” của kiều bào đã thành công tại quê hương cũng như sự ghi nhận của Nhà nước dành cho họ.
Hiên tại tôi và các đồng sự cũng đang triển khai một dự án cộng đồng mang tên “GoodVietnam”, để lan tỏa những điều tích cực như thế.
Ngoài ra, mỗi tỉnh thành có những đặc thù, nếu có thể tạo điều kiện cho từng địa phương có những chính sách riêng dựa trên thế mạnh của mình thì cơ chế làm việc sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Đặc biệt, mỗi địa phương nên tạo cho mình một “thương hiệu điểm đến” riêng, như một công cụ thu hút kiều bào nói riêng và các nhà đầu tư, du khách quốc tế nói chung. Ví dụ như gần đây, tôi có đóng góp ý tưởng về việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của TP.HCM với 3T giá trị cốt lõi: Tử tế - Tích cực - Thân thiện.
Tạo môi trường thuận lợi cho kiều bào là trách nhiệm chung của Nhà nước, các cơ quan chính quyền, và của mỗi người dân trong nước, cũng như bản thân mỗi kiều bào. Sự tham gia của họ có ý nghĩa quan trọng để tạo ra chuyển biến. Ví dụ như, người Việt có thói quen, khi chưa hài lòng với một việc gì đó, sẽ thường than phiền, chê bai, phàn nàn, hoặc chỉ trích. Thay vào đó, chúng ta nên bắt tay vào việc cùng nhau thay đổi bằng cách đưa ra ý kiến, đề xuất hướng giải quyết những vấn đề bất cập.
Điều này có thể được áp dụng trong nhiều hoàn cảnh. Ví dụ như, khi tới làm thủ tục ở một cơ quan hành chính, góp ý nhẹ nhàng, chân thành, lịch sự, với thái độ xây dựng cũng sẽ tác động tích cực hơn đến cảm xúc của người nghe, làm giảm áp lực cho các cán bộ thực thi công việc.
Xin chân thành cảm ơn ông!
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Thành: người Việt ở Hội đồng thẩm định khoa học Ba Lan Giáo sư, Tiến sĩ khoa học (GS.TSKH) Nguyễn Ngọc Thành, người nước ngoài đầu tiên được bầu vào Hội đồng thẩm định chất lượng khoa ... |
Nhìn lại 1 thế kỷ phong trào Việt kiều tại Pháp Lễ kỷ niệm 100 năm phong trào Việt kiều và Hội người Việt Nam tại Pháp đã diễn ra chiều tối 15/6 tại Hội trường ... |
Doanh nghiệp Việt kiều tìm lối xuất ngoại cho nông sản Gia Lai Nông nghiệp công nghệ cao là một trong những trọng tâm ưu tiên của Hiệp hội Doanh nhân Việt ở nước ngoài (BAOOV) trong chuyến ... |