Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
11:21 | 27/05/2019 GMT+7

Dân tộc nào xây dựng tháp Chàm?

aa
Ngoài hệ thống tháp Chàm nổi tiếng, đồng bào dân tộc này còn sở hữu nhiều di sản văn hóa độc đáo.
Lễ cúng tổ tiên của dân tộc nào là di sản quốc gia? Nam giới dân tộc nào đều trải qua thời gian tu hành? Dân tộc nào có tục lệ chú rể không đi đón cô dâu trong ngày cưới? Dân tộc nào có họ tên là các loài động thực vật?

Người dân tộc xây dựng tháp Chàm

Hỏi:

Người dân tộc nào xây dựng tháp Chàm?

A. Dân tộc Ê Đê

B. Dân tộc Gia Rai

C. Dân tộc Chăm

D. Dân tộc Nùng

Đáp án:

C. Dân tộc Chăm

Tháp Chàm (đền tháp Chăm/Chămpa) là một trong những di sản nổi bật nhất của người dân tộc Chăm.

Theo Cổng thông tin điện tử Ủy ban dân tộc, cộng đồng người Chăm sinh sống ở miền Nam Trung Bộ từ rất lâu, từng kiến tạo nên một nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Khoảng thế kỷ 17, người Chăm xây dựng được cả một Vương quốc Chăm Pa.

nguoi dan toc nao xay dung thap cham
Tháp Chàm (Ảnh: Topsao).

Trang phục truyền thống của người Chăm

Hỏi:

Trang phục truyền thống của người Chăm có điểm gì đặc biệt?

A. Khăn phủ trên đầu

B. Không có khăn phủ đầu

C. Trang phục màu đen

D. Không có gì đặc biệt

Đáp án:

A. Khăn phủ trên đầu

Trang phục của phụ nữ Chăm hầu hết có khăn phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu, quấn theo lối chữ nhân, hoặc quàng từ đầu rồi phủ kín vai.

Cả phụ nữ và nam giới người Chăm đều quấn váy tấm. Đàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ ngực cài khuy, đàn bà mặc áo dài chui đầu. Chiếc áo này gồm 4 mảnh vải ghép dọc theo chiều đứng của thân người, ngoài ra còn có hai mảnh nhỏ ghép hai bên sườn. Có hai loại áo dài, một loại dài đến đầu gối, một quá gối, có hàng khuy bấm hoặc nút đính khi mặc bó sát eo hông.

Phụ nữ trẻ người Chăm mặc áo dài phủ chùm gót chân, ôm sát thân người khi mặc, phủ chùm lên váy, hai bên hông có một đường may mở ngay eo hông. Áo thường có màu xanh lục, hồng hay chàm.

Trong những chiếc áo dài, quấn váy tấm, phụ nữ Chăm đội mâm cơm, chiếc lu, nồi đất, lu nước... trên đầu di chuyển khắp nơi trong sinh hoạt hàng ngày. Hình ảnh quen thuộc này đã đi vào điệu múa dân gian của người Chăm (múa đội nước), được đồng bào yêu thích.

nguoi dan toc nao xay dung thap cham
Trang phục truyền thống của người Chăm (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển).

Nghề làm gốm truyền thống của người Chăm

Hỏi:

Địa danh nào dưới đây gắn liền với nghề làm gốm truyền thống của người Chăm?

A. Làng gốm Bát Tràng

B. Làng gốm Bàu Trúc

C. Làng gốm Chu Đậu

D. Làng gốm Thanh Hà

Đáp án:

B. Làng gốm Bàu Trúc

Làm gốm là một trong những nghề thủ công truyền thống của người Chăm (cùng với nghề dệt lụa tơ tằm), trong đó nổi tiếng nhất là gốm Bàu Trúc.

Làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận) được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, theo tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm.

Theo dân gian truyền tụng, tổ nghề của gốm Bàu Trúc là ông Poklong Chanh. Hơn ngàn năm trước, ông từ chối làm quan triều đình về làng dạy cho phụ nữ cách lấy đất, nặn rồi nung thành những dụng cụ, vật trang trí trong nhà. Để tỏ lòng biết ơn tổ nghề, người dân làng gốm Bàu Trúc đã lập đền thờ tưởng nhớ và tổ chức cúng tế ông vào dịp lễ hội Katê hàng năm (khoảng từ cuối tháng 9 đến tháng 10 dương lịch).

Nét độc đáo của nghề làm gốm nơi đây là phương pháp thủ công chứa đựng tính nghệ thuật cao. Ở nhiều nơi, người ta dùng bàn xoay để nặn gốm, còn các nghệ nhân gốm Chăm vẫn dùng đôi tay khéo léo để tạo nên những tác phẩm với mẫu mã phong phú. Vật liệu làm gốm của người Chăm là loại đất sét được lấy bên bờ sông Quao, đem về đập nhỏ và trộn với cát mịn nhào nhuyễn. Lượng cát được trộn vào tuỳ thuộc theo kích thước và công dụng của mỗi loại sản phẩm. Gốm Bàu Trúc do đó hoàn toàn khác so với gốm của những nơi khác.

Hoa văn trang trí trên gốm Bàu Trúc là những đường khắc vạch hình sông nước, chấm vỏ sò và thực vật; có cả hoa văn móng tay trên vai cổ gốm rất mộc mạc, gần gũi, nhẹ nhàng.

nguoi dan toc nao xay dung thap cham
Gốm Bàu Trúc (Ảnh: Tin tức du lịch).

Đám cưới của người Chăm

Hỏi:

Trong đám cưới của người Chăm, gia đình bên nào sẽ chuẩn bị lễ vật và đi hỏi cưới?

A. Gia đình nhà trai

B. Gia đình nhà gái

C. Chùa của người Chăm

D. Đền của người Chăm

Đáp án:

B. Gia đình nhà gái

Cộng đồng người Chăm phần lớn sống theo chế độ mẫu hệ, con gái chịu tất cả những chi phí cho việc cưới hỏi người chồng về làm rể. Con cái khi sinh ra sẽ mang họ mẹ.

Theo tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, chàng trai Chăm sẽ chủ động trong việc tìm người bạn tình. Khi biết và có tình ý với cô gái, chàng trai sẽ đến nhà gái chào hỏi, trò chuyện và tán tỉnh cho đến khi cô gái hiểu được tâm ý, chấp nhận tình yêu của mình. Lúc này gia đình nhà gái sẽ nhờ người mai mối đến xin phép và chào hỏi gia đình chàng trai, để cho hai gia đình cũng như hai bạn tình được qua lại tìm hiểu. Ngoài việc hợp tính cách, có tình cảm yêu thương, yếu tố quan hệ cộng đồng và môn đăng hộ đối trong gia tộc, dòng họ mang tính quyết định trong hôn nhân của người Chăm.

Khi đã chính thức quyết định lấy nhau, gia đình nhà cô gái sẽ chuẩn bị lễ vật như bánh ít lá chuối, bánh bông lan truyền thống, nải chuối chín, rượu và thịt hay khô cá đuối để mời họ hàng hai bên cùng thưởng thức. Trưởng tộc họ nhà cô gái sẽ đại diện để xin gia đình và dòng họ nhà chàng trai định ngày cưới chính thức...

nguoi dan toc nao xay dung thap cham
Lễ cưới của người Chăm (Ảnh: Youtube).

Tết lớn nhất của người Chăm

Hỏi:

Đâu là Tết lớn nhất của người Chăm?

A. Tết Nguyên đán

B. Tết múa nước

C. Lễ hội Ok Om Bok

D. Tết Păng-Katê và Păng-Chabư

Đáp án:

D. Tết Păng-Katê và Păng-Chabư

Hai lễ lớn nhất trong năm được xem như Tết của người Chăm là Păng-Katê (diễn ra vào ngày 1/7 theo lịch Chăm, tức khoảng tháng 9 dương lịch) và Păng-Chabư (ngày 16/9 theo lịch Chăm, tức vào khoảng tháng 2-3 dương lịch).

Păng Katê là ngày tế lễ các vua Chăm thuở xa xưa có công dựng nước và hướng dẫn việc nông trang, thuộc về dòng họ người cha, tượng trưng cho khí dương, cho nên phải cử hành vào buổi sớm. Tết Păng Chabư là lễ cúng tế các thần Pô Giang nữ, tức các hoàng hậu, công chúa Chăm, thuộc dòng họ mẹ, tượng trưng cho khí âm nên được cử hành vào buổi chiều tối.

Khác người Kinh tập trung đón Tết trong một vài ngày, Tết của người Chăm kéo dài cả tháng tùy điều kiện của từng gia đình. Vào sáng mồng một Tết, các chức sắc Chăm cùng toàn thể người dân tề tựu về ba nơi hành lễ tại tháp Chàm, quần áo thật mới mẻ, chỉnh tề. Các thầy Cả và các bà Bóng ngồi theo phẩm trật, thứ tự cao thấp trong căn nhà dựng trước cửa đền hay cửa tháp. Các thầy Cả sư, phó Cả sư, thầy Bà xế, thầy Kè-ke vừa kéo đờn Kanhi (đờn mai rùa) vừa xướng văn tế lễ, những bà Bóng sẽ dâng rượu và múa mừng.

Ngày mồng 2 Tết dành riêng cho các chức sắc ăn tết tại nhà. Qua ngày thứ ba trở đi cho đến ngày hết Tết đến lượt mọi người tổ chức ăn uống từ nhà này sang nhà khác. Bữa cỗ mời khách có đủ thịt (người Chăm theo đạo Bà la môn kiêng thịt bò, người Chăm theo đạo Hồi kiêng thịt lợn), bánh, hoa quả... Trong dịp Tết, người Chăm không có tục kiêng cữ nên bạn bè, hàng xóm đều có thể đến chung vui thoải mái. Thời gian này, người Chăm còn tổ chức nhiều trò chơi, như: múa quạt, đánh cồng chiêng, ca hát uống rượu, bắn cung.

nguoi dan toc nao xay dung thap cham
Tết của người Chăm (Ảnh: Lao động).

Xem thêm

nguoi dan toc nao xay dung thap cham Dân tộc nào có tục trùm chăn để chọn bạn tình?

Khi đôi trai gái có tình ý với nhau, chàng trai sẽ lấy chiếc chăn chiên trùm lên đầu cô gái rồi đưa đến chỗ ...

nguoi dan toc nao xay dung thap cham Đặc sản độc đáo dừa sáp ở tỉnh nào?

Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem, có cơm dừa dày, mềm dẻo và béo hơn trái thường, nước đặc lại trong ...

nguoi dan toc nao xay dung thap cham Địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ “Tây Tiến”?

Những câu thơ quen thuộc trong bài thơ "Tây Tiến" nhắc đến một địa danh gắn liền với các chiến sỹ bộ đội như nhà ...

nguoi dan toc nao xay dung thap cham Nơi con sông Đà chảy vào đất Việt thuộc tỉnh nào?

Tỉnh này giáp với Trung Quốc, là nơi sinh sống của 20 dân tộc thiểu số với nhiều nét văn hóa đặc sắc và con ...

nguoi dan toc nao xay dung thap cham Chiếc khăn Piêu là trang phục truyền thống của dân tộc nào?

Nhiều người Việt Nam biết đến chiếc khăn Piêu qua ca khúc cùng tên, nhưng không mấy ai rõ đây là trang phục truyền thống ...

nguoi dan toc nao xay dung thap cham Dân tộc nào có dân số đông nhất Tây Nguyên?

Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trải dài trên khắp cả nước. Trong đó một dân tộc thiểu số sống ở Tây Nguyên ...

Nguyễn Trang

Tin bài liên quan

Người dân tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám xin chữ đầu Xuân

Người dân tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám xin chữ đầu Xuân

Sáng mùng 1 và mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025, hàng nghìn người dân đã tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám để thắp hương tưởng nhớ các bậc tiên thánh, tiên hiền đã làm rạng danh quê hương, đất nước và tôn vinh truyền thống hiếu học, trọng dụng nhân tài của người Việt Nam.
Những hoạt động văn hóa tín ngưỡng độc đáo đầu năm mới Ất Tỵ

Những hoạt động văn hóa tín ngưỡng độc đáo đầu năm mới Ất Tỵ

Nhiều hoạt động văn hóa tính ngưỡng độc đáo lâu đời của người dân trên cả nước được diễn ra dịp Tết đến, Xuân về.
Vùng 3 Hải quân chúc Tết trực tuyến các đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ trên biển

Vùng 3 Hải quân chúc Tết trực tuyến các đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ trên biển

Chiều ngày 27/1 (28 âm lịch), tại TP Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức chúc Tết trực tuyến từ Sở Chỉ huy Vùng đến 11 điểm cầu ở các đơn vị đài, trạm ra đa và các tàu trực đang thực hiện nhiệm vụ trên biển.

Các tin bài khác

37 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

37 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Vào ngày này cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, 64 chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông.
Gắn mã QR cho tư liệu, hình ảnh tại triển lãm biển, đảo tại Đà Nẵng

Gắn mã QR cho tư liệu, hình ảnh tại triển lãm biển, đảo tại Đà Nẵng

Ngày 11/3, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng, Nhà Trưng bày Hoàng Sa tổ chức khai mạc triển lãm tư liệu, hình ảnh với chủ đề "Tuổi trẻ với biển đảo quê hương" kết hợp tuyên truyền biển, đảo tại Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng.
Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng"

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng"

Ngày 10/3, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Bộ tư lệnh Vùng 2 Quân chủng Hải quân tổ chức Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng" và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”.
Tuyên bố của Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ‎trong Vịnh Bắc Bộ

Tuyên bố của Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ‎trong Vịnh Bắc Bộ

Ngày 21/2, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-UBTVQH15 ngày 14/2/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.

Đọc nhiều

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Từ 30/4 - 4/5, Nhóm từ thiện Gia đình Thoa Thoa tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) đã trao tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào) 1.200 suất quà, tổng giá trị gần 1,6 tỷ đồng.
Tổng kết 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 10 biểu đồ

Tổng kết 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 10 biểu đồ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã để lại nhiều dấu ấn sau 100 ngày đầu tiên tại nhiệm. Tổng kết những số liệu nổi bật trong 100 ngày này, tờ The Washington Post đăng tải bài "100 ngày đầu tiên của Trump trong 10 biểu đồ" của các tác giả Chris Alcantara, Nick Mourtoupalas, Azi Paybarah và Clara Ence Mors. Tạp chí Thời Đại lược dịch và trân trọng giới thiệu đến độc giả.
Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump liên tiếp vấp phải sự phản đối từ tòa án Mỹ

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump liên tiếp vấp phải sự phản đối từ tòa án Mỹ

Chính sách nhập cư của Tổng thống Donald Trump tiếp tục vấp phải rào cản pháp lý khi hàng chục thẩm phán liên bang trên khắp nước Mỹ ban hành các phán quyết bác bỏ những nỗ lực trục xuất quy mô lớn của chính quyền.
Người Việt tại Nhật hòa chung niềm vui 50 năm ngày thống nhất đất nước

Người Việt tại Nhật hòa chung niềm vui 50 năm ngày thống nhất đất nước

Trong hai ngày 3 và 4/5, tại thành phố Higashi Osaka (Nhật Bản) đã diễn ra Festival kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Việt Nam (30/4/1975 – 30/4/2025) với chủ đề “Trái tim Việt Nam - 50 năm hòa chung một nhịp”.
Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Ngày 4/5, tàu khu trục Kang Gam Chan của Hải quân Hàn Quốc, do Đại tá Kwon Yong Gu chỉ huy cùng 296 thủy thủ đoàn đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài từ ngày 4-6/5 tại thành phố Đà Nẵng.
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.
Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử

Ngày 28/4 tại TP. Sihanoukville (tỉnh Preah Sihanouk, Campuchia), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 35 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 77 và 78 giữa hải quân hai nước trong vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia.
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

Xuân Quý Mão - 2023

Xuân Quý Mão - 2023

Phiên bản di động