Dân tộc nào có tục trùm chăn để chọn bạn tình?
"Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt" là nơi nào? Quả thanh long là đặc sản của vùng đất nào? Cà phê là đặc sản của tỉnh nào? |
Dân tộc nào có tục trùm chăn để chọn bạn tình
Hỏi:
Dân tộc nào có tục trùm chăn để chọn bạn tình?
A. Dân tộc H’Mông
B. Dân tộc Dao
C. Dân tộc Hà Nhì
D. Dân tộc Nùng
Đáp án:
C. Dân tộc Hà Nhì
Giống như các cộng đồng dân tộc thiểu số khác, người Hà Nhì có những phong tục tập quán riêng, trong đó có tục trùm chăn chọn bạn tình duy trì đến ngày nay.
Theo tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các chàng trai Hà Nhì đến tuổi trường thành, buổi tối sẽ rủ nhau đi trùm chăn tìm hiểu người con gái mình đã phải lòng. Khi đến cổng nhà cô gái, chàng trai sẽ giũ chiếc chăn chiên mang theo thành tấm vải rộng rồi trùm từ đầu đến chân để tiến vào trong nhà. Tới nơi cô gái đang ngồi, chàng trai nắm tay đỡ cô gái đứng dậy. Gia đình cô gái nếu đồng ý sẽ làm ngơ để chàng trai đưa cô gái ra ngoài nói chuyện.
Người Hà Nhì ở huyện Bát Xát (Lào Cai) còn có lễ hội K'Hô Igià Igià để cúng thần gió, thần đất và để các đôi trai gái thực hiện phong tục trùm chăn chọn bạn tình. Lễ hội thường tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm trong 3 ngày, ngày Thìn là ngày khai hội.
Lễ tạ ơn thần rừng của người Hà Nhì (Ảnh: Truyền hình du lịch). |
Chiếc mũ đội đầu của người phụ nữ dân tộc Hà Nhì
Hỏi:
Chiếc mũ đội đầu của người phụ nữ dân tộc Hà Nhì được tết từ đuôi con vật gì?
A. Ngựa
B. Bò
C. Trâu
D. Chó
Đáp án:
A. Ngựa
Điểm ấn tượng nhất trên trang phục của người phụ nữ là chiếc mũ đội đầu. Theo truyền thống, mũ được tết bằng đuôi ngựa chạy ngang trên trán tạo thành một đoạn tóc giả trang trí rất bắt mắt.
Với người Hà Nhì đen, cuộn tóc giả đội trên đầu là thứ không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày hay lễ hội. Tóc giả được bện bằng sợi tách ra từ vỏ, rễ cây rừng, nhuộm bằng thuốc nhuộm chế biến từ các loại cây cỏ để có màu đen bóng giống như tóc thật. Phụ nữ Hà Nhì phủ một tấm khăn vuông bằng vải nhuộm chàm, thêu hoa văn ở 4 góc để trang điểm cho cuộn tóc. Thông thường họ hay gắn thêm tua chỉ màu đính kèm những hạt cườm vào mỗi góc khăn để tạo sự duyên dáng và nổi bật.
Trang phục của người Hà Nhì (Ảnh: Truyền hình du lịch). |
Nhà của người Hà Nhì
Hỏi:
Người Hà Nhì sống trong ngôi nhà như thế nào?
A. Nhà sàn bằng gỗ
B. Nhà trệt
C. Nhà tầng
D. Nhà trình tường bằng đất
Đáp án:
D. Nhà trình tường bằng đất
Người Hà Nhì thường sinh sống trên những vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt. Để sống chung với thiên nhiên, họ tạo ra những ngôi nhà trình tường bằng đất độc đáo, mát mẻ vào mùa hè và ấm cúng vào mùa đông.
Nhà trình tường là loại nhà phổ biến của một số dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tuy nhiên nhà của người Hà Nhì lại có những nét độc đáo riêng như: ghép đá làm phần móng, kè chân tường; trình tường bằng đất, ráp nối bộ khung nhà bằng gỗ, 4 mái hình thang cân, lợp gianh tạo thành hình chóp nhọn.
Nhà của người Hà Nhì thường có móng sâu khoảng một mét, xếp đá để có độ bền cao, tránh ẩm ướt. Họ chọn loại đất núi có độ kết dính cao làm trình tường. Nhà có phần nền đất, phần sàn gỗ và sàn gác để thích ứng với điều kiện môi trường và khí hậu.
Theo phong tục của người Hà Nhì, trước khi đào móng làm nhà trình tường, gia chủ sẽ thả 3 hạt thóc xuống nền nhà tượng trưng cho: con người, chăn nuôi, nông nghiệp rồi làm lễ cầu con đàn cháu đống, chăn nuôi thuận lợi, được mùa thóc ngô...
Nhà của người Hà Nhì bao giờ cũng tựa lưng vào đồi và hướng về thung lũng. Theo quan niệm của dân tộc này, với hướng đó, của cải trong nhà sẽ đầy đặn, gia chủ gặp nhiều điều tốt lành.
Nhà của người Hà Nhì (Ảnh: Biên phòng). |
Mâm cỗ cúng ngày Tết truyền thống của người Hà Nhì
Hỏi:
Mâm cỗ cúng ngày Tết truyền thống của người Hà Nhì không thể thiếu món ăn nào sau đây?
A. Thịt lợn
B. Thịt cừu
C. Thịt trâu
D. Thịt bò
Đáp án:
A. Thịt lợn
Hàng năm vào đầu tháng 12 dương lịch, khi mùa màng đã thu hoạch xong, thóc lúa đầy bồ, cũng là lúc đồng bào Hà Nhì rộn ràng đón Tết truyền thống quan trọng nhất trong năm của họ.
Theo tài liệu của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Tết truyền thống của người Hà Nhì diễn ra trong 3 ngày. Buổi chiều hôm tất niên mỗi gia đình mổ một con gà để cúng tiễn biệt năm cũ. Đêm hôm đó được coi là giao thừa, khắp làng bản vang lên tiếng giã bánh dầy, bánh trôi. Vào lúc đầu canh ba, nhà nhà thi nhau mổ lợn. Người Hà Nhì quan niệm nhà nào mổ lợn xong sớm, chọc tiết lợn một lần là được thì sang năm sẽ phát tài phát lộc, cuộc sống no ấm, con cháu sum vầy.
Thịt lợn dâng cúng tổ tiên là lễ vật bắt buộc, không thể thiếu trong ngày Tết của người Hà Nhì. Do đó, dù giàu hay nghèo, vào ngày này mọi gia đình đều mổ lợn để đón năm mới. Con lợn làm thịt trong ngày Tết phải là lợn đực, được gia đình tự nuôi và thiến từ đầu năm để vỗ béo.
Khi mổ lợn ăn, người Hà Nhì sẽ nhìn vào gan để đoán vận mệnh năm mới của gia đình. Nếu gan lợn lành lặn, màu sắc tươi tốt, mật căng đầy thì năm đó chăn nuôi mới phát triển, anh em con cháu sẽ vui vẻ thuận hòa.
Phụ nữ Hà Nhì chia lễ vật cho trẻ em trong gia đình (Ảnh: Báo Lào Cai). |
Hỏi:
Khi làm thịt lợn trong ngày Tết, người Hà Nhì thường rắc gạo trộn muối rang và nước pha rượu vào tai, mõm lợn để làm gì?
A. Xưa đuổi tà ma
B. Mong năm sau làm ăn chăn nuôi thuận lợi
C. Trông món ăn ngon hơn
D. Không có ý nghĩa gì
Đáp án:
B. Mong năm sau làm ăn chăn nuôi thuận lợi
Sáng sớm ngày Thìn đầu tiên của tháng 12 dương lịch, những chàng trai Hà Nhì sẽ bắt chú lợn để làm thịt, báo hiệu ngày Tết đầu tiên của đồng bào bắt đầu. Khi làm thịt, người ta lấy nước pha rượu, gạo trộn với muối mang rắc vào mõm, tai lợn. Người Hà Nhì quan niệm, làm như thế để lứa lợn năm sau sẽ ăn nhiều, ăn tốt hơn năm trước. Đây cũng là cách họ trình báo với thánh thần và mong một năm làm ăn sung túc.
Ngay sau lễ làm thịt lợn, các gia đình Hà Nhì thường treo pín lợn trước nhà, báo hiệu đã mổ lợn ăn Tết.
Người Hà Nhì vui vẻ với lễ hội (Ảnh: Làng Việt). |
Xem thêm
Sóc Bom Bo ở tỉnh nào? Đây là địa danh gắn liền với người dân tộc S'tiêng và được nhắc đến trong bài hát "Tiếng chày trên sóc Bom Bo" của ... |
Bưởi Năm Roi là đặc sản của tỉnh nào? Đây là một trong những tỉnh nhỏ hẹp nhất ở Nam Bộ song đất đai màu mỡ, trồng nhiều cây ăn trái, nổi tiếng nhất ... |
Sen được coi là "đặc sản" của tỉnh nào? Nằm bên bờ sông Tiền, tỉnh này nổi tiếng với loài hoa sen và sếu đầu đỏ, là nơi an nghỉ của cụ Phó bảng ... |
Tỉnh nào được gọi là “vựa dầu mỏ“ lớn nhất Việt Nam? Với bờ biển dài hàng trăm km, tỉnh này có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất Việt Nam, phát triển mạnh ngành khai thác dầu ... |
Tỉnh nào trồng nhiều vú sữa nhất Việt Nam? Vú sữa được người Việt Nam sử dụng từ hàng trăm năm trước. Loại trái cây này hiện có rất nhiều giống như vú sữa ... |
Tỉnh nào trồng nhiều cọ nhất cả nước? Tỉnh này sở hữu hai di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, trồng nhiều cọ nhất cả nước và có nhiều ... |