Đại sứ Anh và Hoa hậu Lương Thuỳ Linh tuyên truyền chống buôn bán người
Lục Triệu Vỹ khai tìm người đẹp giống hoa hậu làm giả CMND để lừa bán dâm cho đại gia Lục Triều Vỹ đã khai nhận việc mình lợi dụng các đại gia lắm tiền nhưng ít tiếp xúc với những người đẹp, chỉ thấy hình ... |
Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ trao tặng khẩu trang hỗ trợ AVIES và AVYS phòng, chống COVID-19 Vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ đã tổ chức Lễ trao tặng khẩu trang của Chính phủ dành tặng cộng đồng ... |
Sáng 29/7/2020, tại Xí nghiệp xe buýt Hà Nội, Lễ hưởng ứng Ngày Toàn dân Phòng, chống mua bán người với thông điệp “Đừng đánh cược tương lai của bạn – di cư trái phép có thể khiến bạn trở thành nạn nhân mua bán người” đã diễn ra với sự có mặt của Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward; Thượng tá Nguyễn Minh Hiếu, Cục phó Cục đối ngoại, Bộ Công an và Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 Lương Thùy Linh.
Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward và đại diện Bộ Công An tham gia Lễ hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người. |
Sự kiện nằm trong chiến dịch truyền thông của Đại sứ quán Anh, với mong muốn hướng người dân tìm hiểu kỹ con đường di cư lao động, hiểu được những rủi ro họ có thể gặp phải, và cân nhắc lựa chọn di cư hợp pháp vì lợi ích bản thân và tương lai của gia đình.
Tại sự kiện, Hoa hậu Lương Thuỳ Linh, Thượng tá Nguyễn Minh Hiếu cùng Đại sứ Gareth Ward đã cắt băng khánh thành thông điệp truyền thông của chiến dịch trên xe buýt. Thông điệp sẽ được quảng bá tại Hà Nội cũng như tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh trong vòng 2 tháng.
Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward nhấn mạnh: “Một số người Việt Nam tin tưởng vào những lời hứa có cánh từ các đối tượng mua bán người và trả cho chúng một khoản tiền lớn để nhập cư trái phép vào Vương quốc Anh với niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp hơn và thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Tuy nhiên, sự thật lại kể một câu chuyện khác: bạn có thể phải lao động trong môi trường khắc nghiệt, mang nợ, bị ép làm những việc phạm pháp, thậm chí mất mạng trên đường đi trước khi tới nước Anh.
Việc 39 người Việt Nam thiệt mạng tại Essex (Anh) là một thảm kịch nhắc nhở chúng ta về về những rủi ro từ nạn di cư trái phép. Chính phủ Anh mong phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để ngăn chặn những thảm kịch tương tự xảy ra trong tương lai”.
Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 Lương Thuỳ Linh cũng chia sẻ: “Ngày hôm nay, Linh rất vui và vinh dự khi được đồng hành cùng Đại sứ quán Anh trong chiến dịch truyền thông phòng, chống nạn mua bán người.
Linh thực sự nghĩ rằng đây sẽ là một chiến dịch có ý nghĩa cho cộng đồng, giúp cho cộng đồng hiểu hơn về những rủi ro và sự nguy hiểm của việc di cư bất hợp pháp. Điều này cũng sẽ giúp cho mọi người cân nhắc một cách kỹ lưỡng hơn khi lựa chọn con đường đi lao động ở nước ngoài. Linh mong rằng Linh có thể sử dụng hình ảnh cũng như sức ảnh hưởng của mình để lan toả cho cộng đồng những thông điệp tốt đẹp và những bài học hữu ích về phòng, chống nạn mua bán người."
Theo báo cáo được ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) chia sẻ tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/1/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người tổ chức hồi cuối năm 2019, gần 3.500 người Việt Nam là nạn nhân của nạn buôn bán người, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em (trên 90%), đa số là người dân tộc thiểu số.
Trong khi đó, thống kê của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc cho thấy trên thế giới có khoảng 244 triệu người di cư và tiếp tục tục tăng lên do ảnh hưởng của tình trạng khủng bố, xung đột, bạo lực… Nhiều người trong số đó trở thành nạn nhân của khoảng 510 đường dây mua bán người trên thế giới.
Đại sứ quán Anh tặng sản phẩm truyền thông cho xí nghiệp xe buýt Hà Nội. |
Tại Việt Nam, qua điều tra 1.232 vụ mua bán người, Bộ Công an đã xác định nạn nhân mua bán người thường tập trung ở những vùng nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người dân chỉ làm ruộng hoặc không có việc làm, gặp những chuyện éo le về gia đình, tình cảm, trình độ học vấn thấp. Đặc biệt, tình trạng mua bán trẻ em, nhất là học sinh các trường dân tộc nội trú diễn biến phức tạp.
Ngoài ra, nhiều đối tượng nước ngoài vào Việt Nam câu kết với đối tượng cò mồi, môi giới đưa người Việt Nam ra nước ngoài lao động trái phép. Khi ra nước ngoài, chúng thu giữ giấy tờ tùy thân để cưỡng bức lao động, quỵt tiền lương hoặc báo cơ quan chức năng để trục xuất nạn nhân về nước.
Từ năm 2013 đến tháng 6/2019, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận, hỗ trợ 2.961 nạn nhân, trong đó có 2.891 phụ nữ và 528 người dưới 18 tuổi… Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội đối với nạn nhân của nạn mua bán người gồm cung cấp các nhu cầu thiết yếu, trợ giúp về y tế, tâm lý, pháp lý, hỗ trợ học văn hóa, học nghề, vay vốn sản xuất. |
Nhằm hỗ trợ nạn nhân của nạn buôn bán người, trong thời gian qua Việt Nam đã có nhiều hoạt động trợ giúp nạn nhân của nạn mua bán người. Cả nước có 425 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó có 195 cơ sở công lập và 230 cơ sở ngoài công lập.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi tặng vật tư y tế và các nhu yếu phẩm giúp nhân dân nước bạn chống COVID-19 |
Việt kiều Anh trao hàng trăm khẩu trang giúp các lực lượng tuyến đầu tại Anh chống COVID-19 |