Đại biểu Quốc hội: "Không thể miễn thị thực một cách vô điều kiện"
ĐBQH đề xuất cần đề tài nghiên cứu quốc gia xem có cho phép kinh doanh mại dâm không ĐBQH chỉ ra nghề mại dâm dù bị cấm nhưng vẫn hoạt động phổ biến tại nhiều nơi, vì vậy đề nghị cần có đề tài nghiên ... |
Dấu ấn nhân sự tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019 Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019 này có bàn về công tác nhân sự. Trong đó, có thể kể tới ... |
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Vụ bà Trần Thị Ái Sa giống "nâng đỡ không trong sáng" ở Thanh Hóa ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, công tác cán bộ đang có vấn đề và nhiều tiêu cực, chỉ người trong cuộc mới biết được ... |
Tổ chức đám cưới rình rang cho con, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng bị kiểm điểm Bà Hồ Thị Cẩm Đào, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Sóc Trăng bị kiểm điểm liên ... |
Ảnh minh họa |
Ngày 14/11, tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị cân nhắc quy định miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển.
Theo đó, các ĐBQH tập trung thảo luận về Khoản 3, Điều 46 của Dự luật quy định Chính phủ quyết định khu kinh tế ven biển miễn thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh nếu đáp ứng đủ một số điều kiện như có sân bay quốc tế, có ranh giới địa lý xác định, được cách biệt với lãnh thổ bên ngoài, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế-xã hội, không làm phương hại đến an ninh, trật tự, quốc phòng của Việt Nam.
Phía Chính phủ cho biết quy định này nhằm luật hóa việc tiếp tục áp dụng miễn thị thực với thời hạn tạm trú 30 ngày cho người ngoài nhập cảnh đảo Phú Quốc theo quyết định 80 năm 2013 của Thủ tướng. Đồng thời là cơ sở pháp lý để nghiên cứu áp dụng đối với các khu kinh tế ven biển có điều kiện tương tự.
Thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu bày tỏ không đồng tình và đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định này trong dự thảo Luật.
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy- Đoàn ĐBQH Tp Đà Nẵng, quy định này có thể ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, mặc dù dự thảo luật đã có điều kiện ràng buộc là “không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam”. Nữ đại biểu cho rằng, điều kiện này không có ý nghĩa thực tiễn.
Đại biểu phân tích: Dự thảo Luật cho rằng điều này để luật hóa Quyết định số 80/2013/QĐ-TTg (về việc ban hành một số cơ chế đặc thù để phát triển đảo Phú Quốc) là người nước ngoài đến đây được miễn thị thực 30 ngày, nhưng lại thiếu các bằng chứng thuyết phục về sự cần thiết tiếp tục thực hiện quy định này.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đoàn TP. HCM cũng có ý kiến tại cuộc họp rằng các khu kinh tế ven biển theo quy định hiện hành không thuộc diện miễn thị thực nên nếu xác minh được mục đích vào đầu tư, lao động thì có thể xem xét miễn còn lại thì cứ thực hiện theo quy định và không miễn vô điều kiện bởi sẽ phát sinh nhiều vấn đề càng miễn giảm, càng lỏng lẻo và cần cân nhắc, hạn chế, ràng buộc các điều kiện với các du khách nếu được miễn thị thực.
"Chúng ta đã miễn thị thực theo các hiệp định thương mại tự do, có thể xin thị thực điện tử và xin thị thực ngay tại sân bay... Càng dễ dãi thì nguy cơ rủi ro càng tăng, không thể miễn thị thực một cách vô điều kiện được", đại biểu Trương Trọng Nghĩa bày tỏ quan điểm.
Đa phần các Đại biểu cho rằng, quy định như dự thảo Luật là hơi lỏng. Do vậy, kiến nghị, đối với nhà đầu tư hay người lao động khi vào khu kinh tế ven biển mà có thể xác minh được thì có thể miễn thị thực; còn các đối tượng khác thì cần thực hiện theo các quy định của pháp luật. Hiện nay, chúng ta đã miễn thị thực theo các Hiệp định thương mại tự do, đã miễn thị thực đơn phương hay có thể xin thị thực bằng con đường điện tử hoặc ngay tại sân bay...
Với những điều kiện như thế thì không thể miễn thị thực một cách vô điều kiện đối với bất kỳ người nào vào khu kinh tế ven biển. Càng quy định dễ dãi thì trách nhiệm bảo vệ an toàn càng nặng nề hơn, gây quá tải đối với lực lượng bảo vệ.
Tuy nhiên, các ĐBQH băn khoăn nên sửa đổi quy định này trong luật chuyên ngành, hay Bộ luật Hình sự năm 2017. Theo ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre), Điều 304, Bộ luật Hình sự năm 2017 là điều luật vô cùng quan trọng và mấu chốt, thể hiện rõ quan điểm xử lý về tội phạm liên quan đến vũ khí.
Đây là luật buộc tội và là luật gốc về buộc tội, do vậy, chính sách hình sự phải thể hiện rõ trong đạo luật này, còn các đạo luật chuyên ngành khác chỉ mang tính chất điều kiện. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là luật mang tính chất điều kiện để phòng, chống nên không thể thay thế cho chính sách hình sự.