Cuộc sống của du khách nước ngoài khi 'mắc kẹt' tại Việt Nam vì Covid-19
Báo chí nước ngoài đưa tin sức khỏe phi công Anh mắc Covid-19 đang ở Việt Nam |
Video: Người nước ngoài cảm thấy an toàn và đáng sống khi ở Việt Nam |
"Mắc kẹt" vì đại dịch Covid-19
(Ảnh: shipped_away) |
Vào tháng 1 vừa qua, chuyến du lịch vòng quanh Đông Nam Á trong 7 tháng của Arijana và bạn trai được thực hiện sau khi cả hai vừa tốt nghiệp đại học. Lúc này, các ca nhiễm Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc. Sau 1 tháng đặt chân tới Bali, Indonesia thì cả hai có dự định đến Việt Nam và ở lại đây trong 3 tháng. Kế hoạch của họ đã thay đổi khi đại dịch bùng phát.
Trong 2 tuần đầu khi nhập cảnh vào Việt Nam, cả nước không ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 mới nào. Thế nhưng, các ca lây nhiễm có dấu hiệu gia tăng ở châu Âu. Phan Thiết là một trong những tỉnh công bố có ca lây nhiễm đầu tiên. Sự vắng vẻ bao trùm lên cả thành phố vốn dĩ nhộn nhịp, đông đúc khách du lịch. Các nhà hàng dần đóng cửa, khách sạn không nhận du khách.
Arijana và bạn trai nhận thấy tình hình dịch bệnh ở Việt Nam vẫn chưa tới mức nghiêm trọng. Vì thế, họ quyết định di chuyển đến Đà Lạt. Thật không may mắn, ở đây người dân địa phương từ chối họ vì là khách nước ngoài. Trên đường, mọi người đều đeo khẩu trang khi thấy họ. Bởi lẽ, nhiều ca nhiễm mới ở Việt Nam đều là người nước ngoài trở về.
Ở lại hay về nước?
(Ảnh: Croatia week) |
Trước những hành động đó, cả hai thấu hiểu và đứng trước sự lựa chọn giữa việc ở lại hay về nước. Mọi thứ diễn ra mỗi lúc một nhanh hơn. Trên thế giới, các nước bắt đầu cấm biên, tình hình dịch bệnh ngày càng trở nên tồi tệ. Các chuyến bay hạn chế dần. Họ đã quyết định ở lại Việt Nam sau khi đã gọi điện bàn bạc kỹ lưỡng với gia đình và bạn bè ở quê nhà.
Có nhiều lý do khiến họ đưa ra quyết định cuối cùng này. Thứ nhất, việc di chuyển bằng máy báy trong thời điểm này rất mạo hiểm vì nhiều ca nhiễm liên quan do có người bệnh đi chung. Thứ hai, chi phí đi lại trong mùa dịch đắt đỏ và nhiều phát sinh. Thứ ba, nếu họ về nước lúc này sẽ bắt buộc phải cách ly 14 ngày, đồng thời cũng có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Cuối cùng, người bạn trai của Arijana lại đến từ Slovenia, nơi này đã đóng biên và anh ấy chắc chắn sẽ gặp nhiều vấn đề rắc rối khi trở về.
Cả hai quyết định ở lại và lựa chọn nhanh chóng điểm dừng tại Đà Nẵng làm nơi tạm thời “mắc kẹt”. Một thành phố lớn, đáp ứng một cuộc sống bình thường với những thứ họ cần.
Hành trình 6 tiếng di chuyển từ Đà Lạt về Nha Trang rồi lại tiếp tục gần 10 tiếng trên tàu để tới Đà Nẵng. Mặc dù di chuyển đường dài, họ vẫn thể hiện sự tôn trọng những người xung quanh bằng việc đeo khẩu trang trong suốt 10 tiếng di chuyển.
Quyết định đúng đắn
(Ảnh: Croatia week) |
Ở ga Đà Nằng, cả hai đã rất sốc khi nhìn thấy mọi người mặc đồ bảo hộ và đi cùng cảnh sát đứng đợi hành khách ở lối vào. Ở đây, họ được hướng dẫn và làm thủ tục qua một người cầm biển ghi chỉ dẫn vì trên tàu chỉ có duy nhất họ là người nước ngoài. Lúc đầu họ rất sợ khi thấy các nhà chức trách vì không biết sẽ có chuyện gì xảy ra với mình.
Tuy nhiên, cả hai đã bình tĩnh và cảm thấy sự tử tế khi được đo nhiệt độ, hướng dẫn khử trùng tay hai lần. Họ phải điền thêm một số thông tin khác như những nơi đã di chuyển, thời điểm tới Việt Nam,… do họ là khách nước ngoài qua ứng dụng Khai báo y tế. Mỗi ngày, họ đều nhận được thông báo hỏi thăm tình hình sức khỏe và các triệu chứng. Cách làm khiến họ cảm thấy an tâm hơn vì cơ quan y tế có thể theo dõi sức khỏe và hỗ trợ bất cứ lúc nào.
(Ảnh: Croatia week) |
Trước khi Đà Nẵng bắt đầu đóng cửa các địa điểm công cộng, Arijana và bạn trai đã tới đây vào phút chót. Bãi biển đóng cửa, cảnh sát và nhân viên cứu hộ tuần tra khu vực để ngăn người ra biển. Ở những nơi công cộng, mọi người phải luôn đeo khẩu trang. Trong suốt 22 ngày thực hiện giãn cách xã hội, cả hai buộc phải ở nhà và tự nấu ăn. Mỗi tuần đi chợ một lần nhưng không gặp bất kỳ lý do nào trong việc tìm mua thực phẩm.
(Ảnh: Croatia week) |
Khi so sánh với tỷ lệ lây nhiễm và tử vong vì Covid-19 giữa Việt Nam và thế giới, họ cảm thấy mình đã có quyết định đúng đắn trong trường hợp này. Cách xử lý, tuyên truyền phòng bệnh tích cực của Chính phủ đã giúp họ cảm thấy an toàn suốt những ngày ở Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia chưa có ca tử vong nào. Cả hai rất vui mừng và đang tận hưởng cuộc sống lành mạnh mỗi ngày tại đây.
Theo cập nhật của Arijana Tkalcec trên trang Twitter, hiện tại cô và bạn trai vẫn ở Việt Nam. Ngày 19/5, nữ du khách viết trên trang cá nhân: "Thật không thể tin được chúng tôi đã ở Việt Nam được 3 tháng và sẽ ở lại thêm 3 tháng nữa. Đó không phải là kế hoạch ban đầu, nhưng hiện giờ, chúng tôi chẳng có gì để phàn nàn. Chúng tôi cảm thấy mình thực sự may mắn vì mắc kẹt ở nơi đây. Tôi rất háo hức cho hành trình khám phá Việt Nam sắp tới".
Tình đoàn kết của Việt Nam với các quốc gia trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 Trong điều kiện còn nhiều khó khăn và cũng đang phải đối mặt với dịch bệnh, Việt Nam đã làm tất cả những gì tốt ... |
Bạn bè nước ngoài cảm kích tinh thần đoàn kết quốc tế của Việt Nam trong chống dịch COVID-19 Chứng kiến công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam, bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá đây là hình mẫu, là ... |
Rời khu cách ly chống Covid-19 của Việt Nam, du khách nước ngoài bày tỏ lòng cảm kích Nữ du khách ngoại quốc Cristina Daus - trưởng nhóm của một đoàn khách du lịch Rumani đã bày tỏ sự cảm kích thông qua ... |