Cuôc chiến thương mại Mỹ - Trung: Hãy cẩn thận!
Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang cả Mỹ và Trung Quốc đều đang tăng trưởng. |
Có thể nói, không phải là Trung Quốc hay Mỹ mà là Việt Nam, Đài Loan và Chile mới chiến thắng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Các nhà kinh tế tại Ngân hàng đầu tư Nomura của Nhật Bản có báo cáo cho thấy các nhà nhập khẩu ở Mỹ và Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm nguồn cung ứng hàng hóa từ các nước thứ ba để vượt qua các áp đặt thuế quan của hai nước lên nhau.
"Một số nhà xuất khẩu ở Mỹ và Trung Quốc có thể sẵn sàng giảm một phần chi phí thuế quan vào tỷ suất lợi nhuận của họ hay một số công ty đa quốc gia có thể lựa chọn tái sản xuất, nhưng những tài liệu về thương mại cho thấy, theo thời gian, những động thái đó có khả năng làm chuyển hướng thương mại", các nhà kinh tế của Nomura viết. "Thuế quan cao hơn giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các nhà cung cấp ở các quốc gia khác cạnh tranh hơn so với các công ty của hai nước trong cuộc chiến thương mại này".
Washington và Bắc Kinh đã vướng vào cuộc tranh chấp thương mại trong hơn một năm qua, cả hai bên đã áp thuế quan đối với hàng hóa của nhau. Chính quyền Trump đã áp dụng mức thuế 25% đối với 250 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và đã đe dọa sẽ áp thuế tương tự đối với 325 tỷ USD hàng nhập khẩu khác của Trung Quốc. Để trả đũa, Bắc Kinh đã áp thuế lên 110 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.
Ai chiến thắng?
Báo cáo cho thấy cho đến nay, Việt Nam là nước hưởng lợi từ việc chuyển hướng thương mại, đạt 7,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do xuất khẩu sang cả Trung Quốc và Mỹ đều tăng. Đài Loan, Chile, Malaysia và Argentina cũng là những nước và vùng lãnh thổ hưởng lợi nhiều từ cuộc chiến thương mại này.
Biều đồ sự tăng trưởng GDP các nước được hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại trong năm 2019. Tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 7,9%, phần lớn là nhờ việc tăng xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ. |
Các quốc gia được hưởng lợi nhiều hơn từ nhu cầu của các nhà nhập khẩu Mỹ do thuế quan của Mỹ áp với Trung Quốc, cũng như các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang tìm cách tránh thuế quan của Bắc Kinh đối với hàng hóa Mỹ.
Trong khi các nhà nhập khẩu Mỹ chuyển chủ yếu sang các nước châu Á không bị nhắm mục tiêu bởi thuế quan, thì các công ty Trung Quốc tìm đến các nước ở Bắc và Nam Mỹ.
Thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc khiến các nhà nhập khẩu Mỹ tìm kiếm các địa điểm thay thế chủ yếu cho các sản phẩm điện tử, đồ nội thất và hàng hóa du lịch. Thuế quan của Trung Quốc đối với Mỹ đã dẫn đến việc Trung Quốc thay thế nhập khẩu chủ yếu bằng đậu nành, máy bay, ngũ cốc và bông.
"Hiệu ứng thay thế này có thể nhỏ so với quy mô GDP của Mỹ và Trung Quốc, nhưng lợi ích từ chuyển hướng thương mại có thể thể hiện sự thúc đẩy đáng kể cho xuất khẩu của các nước thứ ba có nền kinh tế nhỏ hơn", các nhà kinh tế Nomura cho biết.
Hãy cẩn thận
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo rằng những phát hiện của họ không vẽ nên bức tranh toàn cảnh về tác động kinh tế chung của tranh chấp thương mại Mỹ-Trung.
"Đây chỉ là một khía cạnh của cuộc chiến thương mại. Có nhiều vấn đề khác cũng tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế chung của hầu hết các nước thứ ba", các nhà kinh tế Nomura viết.
Các nhà kinh tế cho biết nhiều quốc gia tăng xuất khẩu sang Mỹ cũng có nghĩa xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ giảm, vì hầu hết trong số họ là nhà cung cấp chính hàng hóa trung gian cho các nhà máy Trung Quốc.
Các nước châu Á cung cấp vật liệu thô cho các công ty Trung Quốc sẽ dễ bị tổn thương khi Mỹ áp thuế cao hơn với Trung Quốc vì các thuế quan này không chỉ nhắm đến nhà lắp ráp sản phẩm mà còn cả các nhà cung cấp thông qua chuỗi giá trị.
Các nhà kinh tế cũng chỉ ra sự gián đoạn và không chắc chăn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, hệ quả của cuộc chiến thương mại toàn diện.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Hai "ông lớn" Trung Quốc chia tay 8 tỉ USD Trong vòng hơn 1 năm, hai "đại gia" đứng sau các công ty thiết bị giám sát Hangzhou Hikvision Digital Technology và Zhejiang Dahua Technology ... |
Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Mỹ Latinh, Mỹ bắt đầu thấy sức nóng ngay sau lưng Sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Mỹ Latinh thực sự là đáng báo động cho Washington. |
Bộ Công Thương lo Việt Nam có thể là trung gian giúp Mỹ đưa thịt bò sang Trung Quốc TĐO-Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, có khả năng hàng từ Mỹ sang Việt Nam để xuất sang Trung Quốc, đặc biệt là thực ... |