Cúng ông Công ông Táo ở đâu? Trong nhà hay dưới bếp là chuẩn nhất?
Sai lầm cần tránh khi cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp |
Sai lầm cần tránh khi cắm hoa trên ban thờ ngày Tết |
Nên cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Theo tín ngưỡng cổ truyền, cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là tập tục lâu đời. Đây là ngày Táo Quân cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian; tất cả những việc tốt, việc xấu, những gì đã làm được và chưa làm được của con người dưới hạ giới một cách khách quan, trung thực.
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo.
Việc làm mâm cỗ cúng là để tiễn ông Táo lên thiên đình bẩm báo tất cả các việc xảy ra trong năm của gia đình và cũng là người kết nối gia đình với các vị thần linh trên thiên đình, chuyển tải mong ước của gia chủ trong năm mới.
Cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp có được không?(Ảnh: Pham Minh Tiep) |
Xưa nay, cúng ông Công ông Táo là tập tục dân gian, là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt vì vậy không có tài liệu nào quy định cụ thể việc này. Nhiều người thắc mắc nên cúng ông Công ông Táo ở đâu, trong nhà hay dưới bếp?
Chia sẻ trên báo VOV, nhà nghiên cứu văn hóa PGS.TS Trần Lâm Biền cho biết, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải được đặt ở một nơi riêng. Các gia đình có thể tiến hành lễ cúng Táo quân ở trong nhà, dưới bếp, ngoài vỉa hè, tùy từng phong tục tập quán mỗi vùng miền. Tuy nhiên cần chú ý không được cúng trên bàn thờ chính.
Nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào, giờ nào?
Lễ cúng ông Công ông Táo tiến hành vào giờ nào cũng được, từ ngày 22 đến 24 tháng Chạp. (Ảnh: Nhung Ngo) |
Theo nhà nghiên cứu văn hóa PGS.TS Trần Lâm Biền, lễ cúng ông Công ông Táo tiến hành vào giờ nào cũng được, từ ngày 22 đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, miễn sao phù hợp với tục lệ của từng địa phương, hoàn cảnh của gia đình. Điều quan trọng nhất khi cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là tấm lòng thành của gia chủ.
Lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?
Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà. Ở mỗi miền lễ vật cũng có khác. Ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước với ngụ ý rằng "cá hóa long" - cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. (Ảnh: Giang Bui) |
Ngoài các lễ vật chính này, các gia đình thường làm thêm lễ mặn hoặc lễ cúng chay để tiễn Táo quân. Lễ mặn với xôi, gà, các món nấu nấm, măng... Lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa rồi tạ lễ, hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để “chở” các Táo lên chầu Trời.
Hướng dẫn thả cá chép cúng Táo Quân năm 2020 chuẩn nhất đem lại may mắn Hướng dẫn quy trình các bước, cách thả cá chép tiễn ông Công ông Táo năm 2020 đúng nhất mang lại sự may mắn cho ... |
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp năm 2020 đầy đủ và chuẩn nhất Theo phong tục dân gian, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc ... |
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết cho chuẩn Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Sau đây là hướng dẫn ... |