Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
07:39 | 25/01/2023 GMT+7

Cộng đồng chung vận mệnh: Quan điểm đối ngoại và phát triển của Trung Quốc

aa
Xây dựng cộng đồng chung vận mệnh (CĐCVM) là tư tưởng chiến lược mà Trung Quốc đã đề xuất trong thế kỷ 21. Lý thuyết này thể hiện rõ quan điểm về chính sách đối ngoại cũng như quan niệm về tương lai của thế giới mà Trung Quốc muốn xây dựng.
Tìm giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam Tìm giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam
Đón khách du lịch Trung Quốc trở lại: Cần bảo đảm an toàn và bền vững Đón khách du lịch Trung Quốc trở lại: Cần bảo đảm an toàn và bền vững

Theo tuyên truyền của giới lý luận Trung Quốc, tư tưởng này được đề xuất trên cơ sở đánh giá những cơ hội và thách thức mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt; quán triệt những đặc trưng chính của thời đại; tổng kết những kinh nghiệm phát triển và bài học từ lịch sử nhân loại. Đây là một thành tố quan trọng trong Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới. Đây không chỉ định hướng cho sự phát triển chính trị, kinh tế và xã hội trong nước của Trung Quốc, mà còn cho việc xây dựng và triển khai chiến lược quốc tế của nước này.

CĐCVM là gì?

Khái niệm này đã được lặp đi lặp lại trong diễn văn chính sách đối ngoại của Trung Quốc và được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc. Khái niệm được ban hành từ trên xuống này chứa đựng những nguyên tắc như bình đẳng giữa các quốc gia, công bằng, cùng đóng góp vì lợi ích chung, hài hòa, bao trùm, tôn trọng sự khác biệt và phát triển bền vững.

Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 (Nguồn: Internet).
Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 (Nguồn: Internet).

Lần đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sử dụng thuật ngữ này là tại Diễn đàn Bác Ngao tháng 4/2013. Khi đó ông nhấn mạnh về nhu cầu cần phải có sự phát triển chung: “Là các thành viên của cùng một ngôi làng toàn cầu, chúng ta nên nuôi dưỡng cảm giác về CĐCVM, đi theo xu hướng của thời đại, giữ định hướng đúng đắn, đoàn kết với nhau trong thời điểm khó khăn và đảm bảo rằng sự phát triển ở châu Á và phần còn lại của thế giới đạt được những đỉnh cao mới”. Trong những năm tiếp theo, ông Tập Cận Bình đã sử dụng thuật ngữ này hơn 100 lần trong các bài phát biểu chính sách đối ngoại quan trọng, các sự kiện lớn như Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc XIX, XX, các hội nghị an ninh quốc tế, các diễn đàn Liên hợp quốc (LHQ)…

Nhận định về ý nghĩa của chủ thuyết này, giới nghiên cứu cho rằng: Thứ nhất, khái niệm này mang tính dung nạp, cho thấy khả năng các nước hợp tác với nhau dù có những khác biệt về chính trị xã hội hay văn hóa; Thứ hai, khái niệm áp dụng hầu hết cho châu Á và các nước láng giềng của Trung Quốc; Thứ ba, khái niệm này có cả thành phần kinh tế lẫn an ninh. Các mục tiêu của nó là củng cố cả “sự phát triển chung” lẫn “an ninh chung”.

Nguồn gốc?

Một số học giả cho rằng CĐCVM xuất phát từ quan niệm truyền thống văn hóa và triết học của Trung Quốc. Theo đó thế giới là một cộng đồng, sự hòa hợp và ca ngợi sự lãnh đạo bằng đạo đức thay vì vũ lực.

Dù đang là một nhận định gây tranh cãi, song trên thực tế, quan hệ đối ngoại, đối nội của Trung Quốc vẫn thể hiện tư duy “Triều cống” giữa “Thiên triều” và “Chư hầu”. Hiện nay, nhiều học giả đã nêu những lý do để hoài nghi về triển vọng tư duy này sẽ được áp dụng thích hợp trong thế kỷ 21. Một ví dụ nổi bật về việc kết hợp truyền thống Khổng giáo vào chủ nghĩa phổ quát Trung Quốc đương đại là gần đây xuất hiện nhiều tác phẩm của các học giả hàng đầu Trung Quốc nhằm phục hồi trật tự “Thiên hạ”. Đây là một khái niệm cổ xưa từ thời nhà Chu (1046-256 TCN), mô tả trật tự thế giới trong đó Trung Quốc đóng vai trò trung tâm (Vương quốc Trung tâm) dưới triều đại của Hoàng đế Trung Hoa (Thiên tử) có thiên mệnh, đạo đức và văn hóa vượt trội. Các hoàng đế sẽ cho phép nước ngoài thiết lập tiếp xúc thương mại và ngoại giao với Trung Quốc với điều kiện sứ thần các nước này sẽ phải chứng tỏ được sự thuần phục, tôn kính của mình. Trong đó điển hình là việc dâng cho “Thiên triều” lễ vật cống nạp dưới dạng “các sản phẩm địa phương và hàng hóa tiêu dùng quý hiếm”, cũng như những cử chỉ mang tính biểu tượng như cúi đầu, quỳ lạy.

Đổi lại, “Thiên tử” sẽ ban tặng cho chư hầu vàng, lụa và nhiều “biểu tượng quan trọng cho tính hợp pháp và sự chấp nhận cho phép được vào thế giới văn minh lấy Trung Quốc làm trung tâm”. Các nước láng giềng chư hầu của Trung Quốc đã không chỉ tìm kiếm lợi ích kinh tế mà còn có sự bảo vệ quân sự, hoặc “cam kết đáng tin cậy” của “Thiên triều”.

Trỗi dậy hòa bình

Khi Trung Quốc mở rộng các lợi ích toàn cầu, các học giả Trung Quốc chú ý nhiều hơn đến những khái niệm về “nhân loại”, “chủ nghĩa thế giới”, “thế giới ảo” hay “thế giới linh hồn”. Đồng thời, họ còn làm phong phú thêm bằng cách đan xen những triết lý, tư duy cổ xưa của Trung Quốc vào việc xét lại và tái cấu trúc trật tự thế giới đương đại. Theo họ, CĐCVM là khái niệm kết hợp lợi ích và đạo đức, qua đó cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc là hòa bình và có lợi cho nhân loại, đồng thời mang đến một hình thức quản trị toàn cầu mới mà các bên đều có lợi thay vì chỉ một hoặc một số bên có lợi; hợp tác thay vì thôn tính. Do đó, CĐCVM thể hiện tính khác biệt vượt trội về mặt đạo đức so với các cường quốc khác trong quá khứ.

Tuy nhiên, chủ thuyết này hiện vẫn thiếu tính cụ thể và kế hoạch hành động.

Mặc dù mức độ ảnh hưởng từ những tư tưởng mới này đến khái niệm CĐCVM chưa rõ ràng, nhưng CĐCVM chắc chắn là một thế giới quan mà Trung Quốc đóng vai trò tích cực hơn trong quản trị toàn cầu. Bất kể nền tảng của khái niệm này là từ chính sách đối ngoại hay từ các học giả Trung Quốc về “Thiên hạ mới”, thì ý định chính là chỉ ra con đường của Trung Quốc được xây dựng dựa trên trí tuệ của người Trung Quốc để tái xây dựng trật tự thế giới. Điều này đã được đề cập trong bài phát biểu tại Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Trung Quốc đấu tranh cho sự phát triển của một CĐCVM và khuyến khích sự đổi mới của hệ thống quản trị toàn cầu. Nhờ đó, chúng ta đã được chứng kiến ảnh hưởng trên trường quốc tế của Trung Quốc được gia tăng hơn cùng với khả năng truyền cảm hứng và định hình sức mạnh”.

Ngoại giao cốt lõi

Về mặt không gian địa lý, CĐCVM là một “khái niệm động”. Thuật ngữ “CĐCVM” đã được quảng bá tích cực tại các diễn đàn toàn cầu như: diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) và Liên Hợp Quốc... Tuy nhiên, thuật ngữ này đã được sử dụng một cách linh hoạt tại các bối cảnh khác nhau trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc với các chủ thể khác nhau.

Ví dụ, Trung Quốc có xu hướng liên kết CĐCVM với các nước đang phát triển hơn là với các nước phát triển. Điều này được thể hiện rõ trong ngoại giao ngoại vi của Trung Quốc. Nghĩa là các nước láng giềng với Trung Quốc, bao gồm Đông Nam Á. Tại Hội nghị Trung ương về công tác ngoại giao năm 2014, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng mục tiêu của Trung Quốc là “đưa khu vực lân cận Trung Quốc thành một CĐCVM”. Ưu tiên mà CĐCVM dành cho các khu vực lân cận không chỉ dựa theo địa lý tự nhiên mà còn phù hợp với văn hóa chiến lược của Trung Quốc, dự án ảnh hưởng đến thế giới bên ngoài thông qua các vòng tròn đồng tâm.

Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, “CĐCVM” nêu một quan niệm nhằm thúc đẩy Trung Quốc và thế giới thực hiện quan hệ hợp tác cùng thắng. Từ đó, “CĐCVM” dần trở thành một trong những quan niệm ngoại giao cốt lõi của Trung Quốc, cũng là mục tiêu quan trọng của việc xây dựng Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI). Thông qua BRI để xây dựng CĐCVM, cần phải xây dựng trên cơ sở cộng đồng chung lợi ích và cộng đồng chung trách nhiệm. Một mặt, phải không ngừng mở rộng điểm hội tụ lợi ích trong lĩnh vực kinh tế thương mại và đầu tư, biến tính bổ sung cho nhau của các nền kinh tế thành động lực giúp đỡ nhau phát triển. Mặt khác, các nước cần phải cùng gánh vác trách nhiệm giải quyết những vấn đề nan giải mang tính quốc tế, cùng tạo dựng khuôn khổ hợp tác cùng có lợi cùng thắng.

Báo cáo chính trị Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ ra, CĐCVM nhấn mạnh tư duy chỉnh thể, tôn vinh quan hệ cùng tồn tại, cùng phồn vinh, theo đuổi hòa bình lâu dài. Vận mệnh của một nước phải nằm trong tay của nhân dân nước đó; tiền đồ vận mệnh của thế giới cần phải do các nước cùng làm chủ; các nước nên chú trọng cả lợi ích của nước khác trong khi theo đuổi lợi ích cho nước mình.

Nghệ thuật trà Trung Quốc trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Nghệ thuật trà Trung Quốc trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Nghệ thuật trà truyền thống và các phong tục liên quan đến trà của Trung Quốc, vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đưa tổng số di sản của Trung Quốc được ghi danh tăng lên 43 di sản, tiếp tục duy trì vị trí số 1 thế giới.
Trung Quốc công bố quyết định nới lỏng các hạn chế đối với COVID-19 Trung Quốc công bố quyết định nới lỏng các hạn chế đối với COVID-19
Theo Reuters/AFP, ngày 7/12, chính quyền Trung Quốc đã công bố quyết định nới lỏng các hạn chế đối với dịch COVID-19 trên phạm vi toàn quốc, cho rằng các trường hợp dương tính giờ đây có thể tự cách ly ở nhà và giảm quy mô xét nghiệm PCR bắt buộc.
Lương Tuấn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đến Vũ Hán (Trung Quốc) trải nghiệm đường sắt treo, đi taxi không người lái

Đến Vũ Hán (Trung Quốc) trải nghiệm đường sắt treo, đi taxi không người lái

Tháng 5/2025, 7 phóng viên đến từ 3 cơ quan báo chí Việt Nam là Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã có chuyến trải nghiệm tại TP Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).
Vì sao đồ chơi nghệ thuật Trung Quốc dấy lên cơn sốt toàn cầu?

Vì sao đồ chơi nghệ thuật Trung Quốc dấy lên cơn sốt toàn cầu?

Từ tháng 5/2025, đồ chơi nghệ thuật thương hiệu Trung Quốc có tên Labubu mang phong cách tinh nghịch, nhí nhảnh và đáng yêu đã dấy lên cơn sốt tranh mua trên toàn cầu.
Trung Quốc và Italia khởi động nhiều dự án giao lưu nhân văn tại Rome

Trung Quốc và Italia khởi động nhiều dự án giao lưu nhân văn tại Rome

Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) vừa tổ chức nhiều sự kiện giao lưu nhân văn tại Rome, Italia đánh dấu bước phát triển mới trong hợp tác văn hóa giữa hai quốc gia.

Các tin bài khác

Tờ Il Foglio (Italy) ra mắt số báo đầu tiên do trí tuệ nhân tạo thực hiện

Tờ Il Foglio (Italy) ra mắt số báo đầu tiên do trí tuệ nhân tạo thực hiện

Ngày 18/3, tờ báo Italy Il Foglio đã chính thức xuất bản một ấn bản đặc biệt mang tên Il Foglio AI, trong đó toàn bộ nội dung, từ viết bài, đặt tiêu đề đến trích dẫn nguồn tin, đều do trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm. Số báo này xuất hiện trên các kệ báo dưới dạng ấn bản khổ lớn cũng như trên nền tảng trực tuyến.
Singapore báo động về lừa đảo trực tuyến

Singapore báo động về lừa đảo trực tuyến

Một phụ nữ tại Singapore mất 1,2 triệu SGD (gần 23 tỷ đồng) chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng cho kẻ lừa đảo giả danh nhân viên từ Trung tâm Chống lừa đảo của lực lượng cảnh sát Singapore (ASC).
Dự báo và hóa giải những đại nạn của nhân loại

Dự báo và hóa giải những đại nạn của nhân loại

Hai đại nạn là chiến tranh và thiên tai đã và đang gieo nhiều tang tóc, đau thương cho loài người. Năm 2025, những nạn này sẽ ra sao và chúng ta cần làm gì để hóa giải? Giới chuyên môn thuộc các lĩnh vực khoa học duy vật, tôn giáo và khoa học huyền bí phương Đông có một số nhận định để tham khảo.
Nhật Bản muốn đưa văn hóa onsen (tắm suối nước nóng) thành di sản phi vật thể

Nhật Bản muốn đưa văn hóa onsen (tắm suối nước nóng) thành di sản phi vật thể

44/47 tỉnh ở Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu đưa văn hóa onsen (tắm suối nước nóng) của nước này trở thành di sản phi vật thể.

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực đang ngày càng trở thành công cụ cạnh tranh điểm đến quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đẩy mạnh thu hút khách quốc tế sau đại dịch. Việt Nam đã có những điều chỉnh tích cực, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh du lịch và nâng cao trải nghiệm nhập cảnh cho du khách.
Phòng, chống bạo lực gia đình: Nỗ lực vì một Việt Nam nhân ái, văn minh

Phòng, chống bạo lực gia đình: Nỗ lực vì một Việt Nam nhân ái, văn minh

Bạo lực gia đình không còn là chuyện riêng sau cánh cửa khép kín. Từ những vụ việc đau lòng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực toàn diện, từ hoàn thiện luật pháp, truyền thông sâu rộng đến xây dựng mạng lưới hỗ trợ nhằm bảo vệ nạn nhân và hướng tới một xã hội an toàn, nhân ái và văn minh.
Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Từ ngày 04-06/7, Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10 năm 2025 sẽ diễn ra tại Công viên Biển Đông. Sự kiện do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng tổ chức.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
Phiên bản di động