Có gì mới trong Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua?
Ủy ban Tư pháp Quốc hội kiến nghị gì về vụ Hồ Duy Hải? |
Chánh án Nguyễn Hoà Bình: Hồ Duy Hải nhiều lần nhận tội, không kêu oan |
Sáng 17/6, Quốc hội bỏ phiếu chính thức thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) với 438 phiếu tán thành, 11 người không đồng ý và 8 đại biểu không biểu quyết, đạt tỷ lệ 90,68%.
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) gồm 10 chương, 218 điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Trong đó, có nhiều quy định, điều chỉnh mới.
Bỏ hộ kinh doanh khỏi doanh nghiệp
Một nội dung đáng chú ý là Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã bỏ quy định về chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp (Điều 199a).
Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, khi được hỏi ý kiến, có 174/433 đại biểu (chiếm 40,18%) đồng ý quy định một chương về hộ kinh doanh trong dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); 258/433 đại biểu (chiếm 59,58%) tán thành việc xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh.
Kết quả biểu quyết thông qua toàn bộ Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) |
Do đó, trên cơ sở đa số ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu theo hướng bỏ quy định tại Chương VIIa về hộ kinh doanh; bỏ quy định về chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.
Đồng thời, để bảo đảm tính liên tục cho đến khi ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh, cần thiết giao Chính phủ hướng dẫn đăng ký và hoạt động đối với hộ kinh doanh. Hiện cả nước có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh.
Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) quy định doanh nghiệp sẽ không phải thông báo mẫu dấu với cơ quan quản lý kinh doanh.
Về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) quy định rõ một số cá nhân, tổ chức không được phép như cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam cũng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) có nhiều nội dung đáng chú ý (Ảnh minh hoạ) |
Bên cạnh đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính… cũng trong diện không được lập và quản lý doanh nghiệp.
Tỷ lệ vốn trong doanh nghiệp Nhà nước
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định doanh nghiệp nhà nước gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết như dự thảo Luật nhằm thể chế hóa chủ trương về tỷ lệ cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước theo Nghị quyết số 12-NQ/TW.
Kết quả biểu quyết riêng về quy định doanh nghiệp Nhà nước trong Điều 88 Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) có 5 đại biểu không biểu quyết, 16 người không tán thành và 439 phiếu đồng ý.
Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định như dự thảo Luật đã được hoàn thiện, chỉnh lý trình Quốc hội thông qua.
Theo đó, Điều 88 quy định:
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Tuần cuối kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận nội dung gì? Trong tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận, quyết định nhiều dự án luật, các ... |
Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ Sáng 11/6, Quốc hội đã nhất trí thông qua nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông ... |
Thủ tướng yêu cầu các bộ hoàn thiện tài liệu trình Quốc hội Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Kế hoạch ... |