Chuyên gia làm thuê cho Trung Quốc lên tiếng về Biển Đông
Đánh tráo sự thật
Ngày 14/5, tờ Asia Times và South China Morning Post đăng tải hai bài viết của TS Valencia về vấn đề liên quan đến Biển Đông.
Cụ thể, ở bài viết trên Asia Times, tác giả đã chỉ trích các hành động của Mỹ cùng một số đồng minh như Anh, Pháp... khi điều động hoạt động ở Biển Đông.
Không dừng lại ở đó, xen lẫn sự chỉ trích, TS Valencia ngầm thể hiện sự “cao thượng” của Bắc Kinh vì đã “không phản đối” việc các tàu chiến của Mỹ và đồng minh đi qua Biển Đông hoặc các vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Cách viết này có thể được hiểu rằng tác giả đang “hợp pháp hóa” chủ quyền phi pháp mà Trung Quốc tuyên bố ở Biển Đông.
Tiến sĩ Mark Valencia đang là nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Nam Hải, một cơ sở được Chính phủ Trung Quốc nâng cấp từ tầm địa phương lên tầm quốc gia năm 2004. Trong ảnh: tàu Trung Quốc tại cụm Sinh Tồn của Việt Nam - Ảnh: Chính phủ Philippines |
Cũng trong bài viết trên tờ Asia Times, tác giả còn ngang ngược cáo buộc Việt Nam là một bên gây rắc rối trên Biển Đông khi quân sự hóa, xây dựng tiền đồn tại vùng biển này. Không những vậy, ông Valencia còn củng cố cho nhận định sai trái của bản thân bằng cách chỉ ra rằng Việt Nam đã triển khai cả quân đội, dân quân biển và cảnh sát biển đến Biển Đông, góp phần “đe dọa vũ lực”.
Đó chính là một xảo thuật mà ông Valencia từng nhiều lần sử dụng khi lên tiếng trên các kênh truyền thông báo chí, diễn đàn nhằm ủng hộ Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông. Thực tế, về luật pháp quốc tế, Tòa trọng tài quốc tế (PCA) năm 2016 đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra đối với vùng biển này.
Về hành vi gây rối, các năm qua, nhiều nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Úc… liên tục lên án các hành vi gây rối của Trung Quốc tại Biển Đông. Điển hình, từ tháng 3 đến nay, Trung Quốc thường xuyên điều động vô số tàu dân binh đến hoạt động gần bãi Ba Đầu ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc cũng chính là bên quân sự hóa gây nhiều lo ngại ở các thực thể tại cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép. Bằng chứng là không chỉ xây dựng hạ tầng quy mô lớn, Trung Quốc còn triển khai cả tên lửa các loại, chiến đấu cơ... đến các thực thể này.
Trong bài viết đăng trên tờ South China Morning Post, ông Valencia bình luận việc Mỹ và Trung Quốc chạy đua triển khai các khí tài dùng để giám sát Biển Đông. Qua đó, tác giả biện minh rằng việc Bắc Kinh liên tục tăng cường khí tài giám sát đến vùng biển này chỉ nhằm mục đích rút ngắn khoảng cách với Mỹ.
Nhận định như vậy là cách để ông Valencia tuyên truyền nhằm giúp Trung Quốc chối bỏ trách nhiệm trong việc triển khai hàng loạt khí tài đáp ứng nhu cầu do thám, trinh sát và thu thập thông tin tình báo tại đây. Thực tế, các hoạt động do thám, trinh sát và thu thập thông tin tình báo có vai trò quan trọng trong việc triển khai các hoạt động quân sự. Và Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động này nhằm tăng cường năng lực kiểm soát để phục vụ mưu đồ thâu tóm Biển Đông.
Bài viết của ông Mark Valencia trên Asia Times ẢNH CHỤP MÀN HÌNH |
Không phải lần đầu
GS Mark J. Valencia hiện là học giả thỉnh giảng cao cấp tại Viện Nghiên cứu quốc gia về biển Đông, Hải Khẩu, Hải Nam, TQ. Trong một khảo sát (của tác giả) vào năm 2018 về thái độ của giới học giả về hành xử của VN và TQ ở biển Đông, Valencia là người hiếm hoi trong số hàng chục học giả nước ngoài nghiên cứu về biển Đông có quan điểm ủng hộ TQ.
Phần lớn các học giả quốc tế đều khẳng định hành xử của TQ vi phạm các nguyên tắc quốc tế, quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà TQ là thành viên, trong khi Valencia thì ngược lại.
Ông Valencia cùng một số học giả người TQ thường có các bài viết hoặc tham gia các chương trình hội thảo về biển Đông. Trong đó, họ thường đánh tráo khái niệm, đưa ra các lập luận mang tính ngụy biện hoặc cố ý lờ đi những sự thật (ví dụ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế 2016) để bênh vực Bắc Kinh.
Mới đây, trong bài viết trên trang Asia Times ngày 1-4, Valencia bảo vệ việc hàng trăm tàu Trung Quốc neo đậu tại Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông này tuyên bố các hành vi của tàu Trung Quốc không phạm luật quốc tế vì "không đánh bắt gì, mà chỉ đang trú ẩn thời tiết xấu".
Để chứng minh, ông dẫn ra nhiều số liệu cho thấy biển động, gió mạnh trong các tháng vừa qua. Nhưng theo chính quyền Philippines, thời tiết ở Đá Ba Đầu trong tháng 3 hoàn toàn bình thường, trời trong xanh và nhiều nắng.
Máy bay tuần thám Philippines ngày 29-3 cũng ghi nhận số tàu Trung Quốc tại Đá Ba Đầu đã giảm từ 220 tàu còn 44 tàu. Tuy nhiên, số tàu tại Đá Ken Nan cách đó 20km lại tăng vọt lên 115 tàu. Đá Ken Nan và Đá Ba Đầu cùng thuộc cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ấy vậy mà vị học giả cấp cao của Viện Nghiên cứu Nam Hải lại không đả động gì đến thông tin thời sự này, mà chỉ mô tả khi thời tiết tốt lên, tàu Trung Quốc không còn tập trung đông tại Đá Ba Đầu.
Việc các học giả tranh luận với nhau, thậm chí một cách kịch liệt, về các vấn đề học thuật là điều bình thường trong nghiên cứu khoa học. Nhưng việc "chỉ mặt điểm tên" như cách ông Valencia làm quả thật có hơi kỳ lạ, bởi nó giống như đang công kích cá nhân khi đuối lý hơn là tranh luận khoa học.
Tàu cá Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu là vi phạm luật pháp quốc tế Việc Trung Quốc mới đây bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên đưa tàu vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã làm dấy lên nhiều lo ngại về việc đảm bảo ổn định và hòa bình trong khu vực. Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết trên báo Quốc tế của nghiên cứu sinh TS. Trần Hữu Duy Minh, Giảng viên khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao về những hệ lụy nguy hiểm từ quyết định này của Trung Quốc. |
Vấn đề Biển Đông: Chuyên gia quốc tế khẳng định Trung Quốc đang 'dàn đội hình' tại Đá Ba Đầu Theo chuyên gia người Philippines Jay Batongbacal, việc Trung Quốc cho tàu thuyền neo đậu tại Đá Ba Đầu tương tự như chiến thuật mà nước này đã áp dụng với Đá Vành Khăn vào những năm 1990. |
Mỹ tuyên bố sẽ đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông Tạp chí Newsweek ngày 9.3 đưa tin Hải quân Mỹ bày tỏ quan ngại về sự trỗi dậy nhanh chóng của lực lượng quân sự biển của Trung Quốc, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục thách thức hoạt động của Bắc Kinh khắp châu Á - Thái Bình Dương. |