Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam cam kết thúc đẩy hợp tác đa phương hiệu quả và bền vững
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản luật nhằm bảo vệ và thúc đẩy trao quyền của phụ nữ |
Bộ TN&MT muốn Quốc hội ban hành một Nghị quyết về an ninh nguồn nước |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu ý kiến thảo luận tại hội nghị (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Hội nghị được Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) phối hợp với Liên Hợp Quốc (LHQ) và Quốc hội Cộng hòa Áo tổ chức với chủ đề "Sự lãnh đạo của nghị viện để thực hiện chủ nghĩa đa phương hiệu quả hơn, mang lại hoà bình và phát triển bền vững cho người dân và thế giới".
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh thế giới hiện nay đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ bất ổn, trong đó các vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt là đại dịch COVID-19.
Những thách thức này cho thấy hơn bao giờ hết, chủ nghĩa đa phương có vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối, gia tăng nguồn lực quốc gia, phát huy sức mạnh tập thể nhằm ứng phó hiệu quả hơn trước những vấn đề mang tính toàn cầu - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, trong những năm qua, Quốc hội Việt Nam đã tham gia tích cực vào các cơ chế liên nghị viện khu vực và thế giới, góp phần củng cố hòa bình, thúc đẩy hợp tác và triển khai các mục tiêu phát triển bền vững.
Trong năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Chủ tịch ASEAN và Quốc hội Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA). Với những trọng trách đó, Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp vào những nỗ lực thúc đẩy hợp tác đa phương hiệu quả và bền vững hơn.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, lãnh đạo quốc hội các nước cần xây dựng các cơ chế chặt chẽ gắn trách nhiệm quốc gia với trách nhiệm quốc tế nhằm tăng cường hiệu quả trong hợp tác đa phương.
Nghị viện các nước cần tiếp tục duy trì cam kết chính trị mạnh mẽ, có hành động cụ thể tại các diễn đàn đa phương với tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, đóng góp thiết thực vào các chương trình nghị sự toàn cầu.
Bên cạnh đó, các thể chế, cơ chế hợp tác đa phương cần tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức hoạt động trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng lợi ích chung của các thành viên.
Người đứng đầu Quốc hội Việt Nam cũng nhấn mạnh kênh ngoại giao nghị viện đa phương sẽ tiếp tục là một công cụ quan trọng nhằm củng cố niềm tin, mở rộng hiểu biết lẫn nhau và tăng cường hợp tác vì một nền hòa bình bền vững và sự thịnh vượng cho tất cả các nước.
Chia sẻ tại phiên thảo luận "Thúc đẩy hành động của nghị viện: Trường hợp khẩn cấp về biến đổi khí hậu", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các nghị viện cần thực hiện việc giám sát, phê chuẩn các văn kiện quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đồng thời, thúc đẩy ban hành chính sách đổi mới, tái cấu trúc nền kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn để giảm thiểu các tác hại của biến đổi khí hậu về chính trị, kinh tế, xã hội…
Đề xuất tăng chi ngân sách nhà nước để bảo vệ môi trường Ngày 12/8, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, một số ý ... |
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Người dân có thể bán chất thải thay vì trả phí Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chia sẻ quan điểm không những người dân không phải trả phí mà thậm chí họ có ... |
Quốc hội sẽ quyết định việc bỏ sổ hộ khẩu vào cuối năm nay Liên quan tới vấn đề sử dụng hay bỏ sổ hộ khẩu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao các cơ quan hữu quan tiếp ... |