Chủ tịch Hà Nội: Chống dịch COVID-19 phải công khai, minh bạch và tự giác
Chính thức công bố hết dịch COVID-19 tại Khánh Hoà |
Cách ly 14 ngày đối với mọi công dân Việt Nam trở về từ Hàn Quốc |
Chiều 26/2, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (COVID-19, SARS-CoV-2) của TP. Hà Nội tổ chức họp thường kỳ. Chủ tịch UBND TP, ông Nguyễn Đức Chung, tới dự và chủ trì cuộc họp.
Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho biết, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, thành phố cần tiếp tục nâng cao sự chủ động, quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các trường hợp đi về từ vùng dịch và kịp thời phát hiện ca nghi ngờ để cách ly, khoanh vùng xử lý sớm.
Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Ngô Văn Quý chia sẻ lo ngại về tình trạng quá tải ở các khu cách ly. Theo ông Quý, tại nơi cách ly tập trung ở BV Công an TP hiện đã kín, tại Bộ Tư lệnh thủ đô có công suất khoảng 850 người, hiện đã có 261 người.
Từ đó, ông Quý đề xuất Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo khảo sát trường lái xe để sửa chữa, dọn vệ sinh nhằm có nơi cách ly khi có thêm các trường hợp. Nếu được đồng ý, phải triển khai ngay trong ngày 27/2 nếu không sẽ hết chỗ cách ly trong vài ngày nữa.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội (Ảnh: Vietnamnet) |
Tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu cách ly ngay lập tức người nghi nhiễm COVID-19, sau đó tổ chức khoanh vùng. Nếu phát hiện có trường hợp nghi nhiễm, Sở Y tế phải lên kế hoạch với từng khu dân cư để có phương án ra-vào.
Về vấn đề cách ly, ông Chung đề nghị phải thực hiện nghiêm túc công tác này. Nếu phát hiện dấu hiệu thì phải kịp thời cách ly ở cơ sở y tế đối với công dân Việt Nam đi du lịch trước ngày 19/2, công dân Hàn Quốc đến Việt Nam học tập, làm việc trước ngày 19/2.
Bên cạnh những yêu cầu trên, ông Chung đề nghị tăng cường tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, mọi du khách về các dấu hiệu của bệnh, thiết lập sẵn đường dây nóng ở các viện, cấp chính quyền cơ sở phải thường xuyên túc trực phối hợp với Sở Y tế để đưa đi xét nghiệm hay cách ly.
"Nếu không công khai, không minh bạch, không tự giác thì sau này đều phải trả giá. Rút kinh nghiệm từ những trung tâm dịch bệnh đã xảy ra do sự chậm trễ của các cấp chính quyền, chậm trễ của cơ quan dịch tễ dẫn đến hậu quả khôn lường. Hậu quả rất lớn cho xã hội, thành phố, gia đình, cá nhân người mắc" - Chủ tịch TP. Hà Nội nhấn mạnh thêm.
Hàn Quốc xác nhận một người nhiễm COVID-19 từng đến Việt Nam Sau khi trở về từ Việt Nam ngày 16/2, một người Hàn Quốc được xác nhận nhiễm virus corona chủng mới (COVID-19 hay nCoV), giới ... |
Có vaccine thử nghiệm, quan chức Mỹ vẫn bất an về dịch COVID-19 Loại vaccine thử nghiệm đầu tiên cho virus corona chủng mới (COVID-19 hay nCoV) đã được chuyển đến các nhà nghiên cứu của chính phủ ... |
Dịch Covid-19: Khi nào chốt thời điểm học sinh Hà Nội trở lại trường? Học sinh Hà Nội đã được nghỉ liên tiếp 4 tuần vì dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng ... |