Christopher Nolan và nghệ thuật làm phim tài ba
Nolan bắt đầu niềm đam mê với điện ảnh từ năm bảy tuổi và ông biết rằng đây chính là ước mơ ông muốn theo đuổi cho tới cuối đời. Những thước phim nghiệp dư đầu tiên của ông được quay trong vườn nhà gia đình khi còn nhỏ, với chiếc camera rẻ tiền. Ông cũng từng làm biên kịch trước khi nổi tiếng với vai trò đạo diễn phim và viết nhiều kịch bản cho những bộ phim Hollywood nổi tiếng.
Ảnh: Laurent KOFFEL |
Những cảnh quay dài
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong phong cách của Nolan đó là việc ông sử dụng những cảnh quay dài. Những khán giả nhận xét rằng điều này khiến cho bộ phim trở nên hấp dẫn và chân thực hơn, nhưng đây không phải là tất cả những gì Nolan muốn thể hiện.
Trong bộ phim “Batman Begins”, Nolan đã sử dụng những cảnh quay dài để nén thời gian và đẩy kịch tính câu chuyện lên cao trào. Một ví dụ đó là cảnh quay khi Bruce Wayne gặp Ra’s Al Ghul lần đầu tiên.
Ảnh: Getty Images |
Ra’s tới chỗ hẹn muộn để gặp Bruce, vậy nên ông ta đã gặp nhà tỉ phú ở hành lang thay vì trong văn phòng. Khán giả có thể thấy Ra’s khi ông ta bước về phía nhân vật còn lại, người đang đứng đợi với trợ lý của mình.
Máy quay theo bước chân của Ra’s khi ông ta đi lướt qua họ và theo ông ta bước vào trong văn phòng, sau đó đóng cửa lại. Sau đó, ống kính quay lùi lại cho tới khi nó quay về nơi nhân vật Bruce cùng trợ lý đang đứng.
Kết hợp yếu tố thời gian và kể chuyện
Nolan và thời gian luôn song hành với nhau. Chưa có một bộ phim nào của ông mà không có yếu tố thời gian quan trọng này. Ông tận dụng triệt để dòng thời gian phi tuyến tính để buộc khán giả phải tự lắp ghép những chi tiết lại với nhau, hoặc tạo ra những nhân vật liên quan tới thời gian. Bất kể những bộ phim của đạo diễn này có phức tạp tới thế nào, thời gian là yếu tố kết nối khán giả với phim của ông.
Christopher Nolan và nghệ thuật làm phim tài ba |
Việc sử dụng quá khứ, hiện tại cùng tương lai là ví dụ cơ bản cho cách Nolan đã tận dụng thời gian như thế nào. Tuy nhiên, ông không chỉ có thiết kế những mảnh đồ phức tạp với từng quãng thời gian khác nhau mà với cả những vị trí cùng sự kiện đi với chúng.
Ví dụ như bộ phim Dunkirk của Nolan được ra mắt vào năm 2017. Điều mà vị đạo diễn này đã làm trong bộ phim đó là đặt khán giả vào cùng vị trí với những người lính trên chiến trường. Quân địch gần như không hề xuất hiện trên màn ảnh, trừ những cảnh quay những chiếc máy bay trên bầu trời. Chúng ta sợ hãi những gì những người lính đang sợ.
Mặt khác, Inception (2010) lại có nhiều tầng lớp khác nhau, theo cả nghĩa ẩn dụ và nghĩa đen. Toàn bộ ý tưởng của Inception đều dựa trên “giấc mơ trong giấc mơ”, do đó dẫn đến việc tạo ra năm dòng thời gian khác nhau.
Màu sắc ấn tượng
Một trong những điều dễ thấy nhất ở Nolan đó là cách ông tận dụng màu sắc trong phim. Ông chọn một màu nổi bật nhất và phát triển nó thành nhiều màu sắc khác nhau. Điều này gợi chúng ta nhớ đến những bộ phim đen trắng đơn sắc được quay trước khi phim màu ra đời. Cách này khiến khán giả tập trung vào chủ đề chính thay vì bị xao nhãng.
Photo: Polygon |
Việc Nolan sử dụng màu xanh lam và vàng tạo ra hiệu ứng vô cùng bắt mắt. Bảng màu phim của ông thường bao gồm tông màu tối lạnh hoặc tông màu ấm bão hòa hoặc thậm chí cả hai. Ông làm vậy bằng cách tạo ra sự tương phản và thiết lập tâm trạng cho bộ phim.
Tông màu lạnh thể hiện sự bối rối, tìm kiếm và bí ẩn trong khi tông màu ấm tượng trưng cho cảm giác hy vọng, gia đình và kết nối con người. Người ta có thể dễ dàng xác định một bộ phim của Nolan khi nhìn vào bảng màu của ông.
Phim Interstellar (2014) mang lại một sự cân bằng hoàn hảo giữa màu xanh và vàng. Màu vàng sử dụng chủ yếu để cho khán giả thấy cuộc sống trên Trái Đất, trong khi màu xanh xuất hiện khi những nhân vật đang trong một cuộc săn lùng hoặc tìm kiếm một mái ấm mới.
Kết phim bằng một sự mơ hồ
Những bộ phim của Christopher Nolan dường như tuân theo quy tắc làm phim cơ bản và giải thích mâu thuẫn trong câu chuyện bằng một cảnh phim cuối cùng. Tuy nhiên, đây cũng là lúc Nolan chơi đùa với tâm trí của người xem. Ông sử dụng một cảnh quay duy nhất để khiến họ bối rối khi vấn đề đang được giải quyết.
Ảnh: Fansided |
Ví dụ như cảnh kết phim của Interstellar (2014). Khán giả thấy được nhân loại đã tìm được nơi ở mới và Cooper đoàn tụ với con gái của mình. Nếu theo như cấu trúc ba hồi cơ bản, bộ phim đáng lẽ ra kết thúc ở đây, nhưng không hề. Nolan đưa ra một nhiệm vụ mới cho Cooper, đó là đi tìm người bạn của mình, Brad.
Cảnh kết trong phim The Dark Knight (2008) là một tuyệt tác. Đoạn kết được thể hiện theo ba dòng thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai, tất cả đều đan xen và bổ trợ cho nhau.
Cảnh quay cuối cùng là cảnh Người Dơi phóng xe máy vào màn đêm và khán giả tự hỏi điều gì sẽ xảy ra sau khi Người Dơi nhận hết những lỗi lầm và bị coi là một ác nhân.
Minh Châu (theo Filmlifestyle, Miracalize Media)
Hợp tác quảng bá văn học nghệ thuật Việt Nam - Thái Lan Thời báo Văn học nghệ thuật (Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam) cùng Tập đoàn Sol Thái Lan và Công ty Sol Corporation Việt Nam vừa tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông quảng bá văn học nghệ thuật. Thỏa thuận này nhằm tăng cường hiểu biết và thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Thái Lan qua các hoạt động giao lưu, quảng bá văn hóa, văn học nghệ thuật. |
"Nghệ thuật cân bằng giữa công việc và cuộc sống" Ngô Thị Hà - một người phụ nữ đầy năng lượng, từng đối diện với không ít khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Cô đã tận dụng những kinh nghiệm đáng giá để khám phá ra rằng việc cân nhắc và điều chỉnh thời gian đúng cách chính là yếu tố quan trọng giúp cô trở thành một người mẹ xuất sắc và nhân viên ưu tú, đồng thời hưởng thụ hạnh phúc từ cả hai lĩnh vực. |