Chốt trình Chính phủ phương án tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022
Trao đổi với báo chí sau phiên họp, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: “Với tư cách đại diện cho người lao động, chúng tôi mong muốn mức lương tăng lương tối thiểu cao hơn nữa. Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp gặp đang gặp nhiều khó khăn và dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, chúng tôi đã chia sẻ với người lao động, doanh nghiệp, cùng nắm tay nhau thực hiện tốt Chương trình phục hồi phát triển kinh tế của Chính phủ”.
Hội đồng Tiền lương quốc gia họp chốt tăng lương tối thiểu từ 1/7/2022, mức 6,0% - Ảnh: TTXVN |
Theo thông lệ, trước đây, tăng lương tối thiểu vùng thường được thực hiện từ ngày 1/1 của năm kế tiếp. Nhưng lần này, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã chốt thời gian điều chỉnh lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022. Về việc này, ông Ngọ Duy Hiểu giải thích: 1,5 năm qua, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 người lao động không được tăng lương; đến nay kinh tế đã được phục hồi và phát triển tốt, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, do vậy các bên thấy cần thiết phải tăng lương, cho người lao động. Việc tăng lương lúc này là kịp thời để hỗ trợ, giúp người lao động vượt qua khó khăn và là động lực giúp họ nâng cao năng suất lao động, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Tăng lương tối thiểu cũng là thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, để giúp cho người lao động bước vào giai đoạn phục hồi phát triển lao động với năng suất cao, một người có thể làm việc bằng một, bằng hai. Một trong những việc đó là phải tạo động lực cho họ, mà tăng lương tối thiểu mang lại rất nhiều hiệu quả như nâng cao năng suất lao động...; cũng là động lực gây áp lực cho các doanh nghiệp phải đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao năng lực quản trị để giúp triển bền vững.
Về phía chủ sử dụng lao động, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia cho biết, doanh nghiệp đang rất khó khăn nên cần thận trọng trong việc điều chỉnh mức lương.
"Doanh nghiệp hy vọng sẽ điều chỉnh tăng lương từ 1/1/2023. Nếu điều chỉnh từ tháng 7/2022, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh lại các phương án kinh doanh, tăng trưởng của doanh nghiệp, trong khi các đơn hàng và kế hoạch đã được chốt từ đầu năm. Tuy nhiên, Hội đồng đã thống nhất, 17 thành viên hội đồng đã thống nhất với phương án trên, 2 thành viên không đồng ý, đề xuất tăng từ 1/1/2023”, ông Hoàng Quang Phòng cho biết.
Theo ông Hoàng Quang Phòng, việc tăng lương 6,0% là sự nỗ lực rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp, vì thế cần có sự tham gia tích cực hơn của người lao động để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2022 và dài hơi năm tiếp theo.
Như vậy, Hội đồng Tiền lương quốc gia chốt mức tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022 đến ngày 31/12/2023 là 6,0%, tương ứng với vùng 1 tăng 260.000 đồng; vùng 2 tăng 240.000 đồng; vùng 3 tăng 210.000 đồng; vùng 4, tăng 180.000 đồng.
Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất 2 phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022, lần lượt các mức tăng là 8,16% và 7,25%. Cụ thể, phương án 1 điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022, với mức tăng từ 270 đến 330 nghìn đồng, bình quân tăng 8,16% so với năm 2020 – 2021. Phương án 2 điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022, với mức tăng từ 230 đến 300 nghìn đồng, bình quân tăng 7,25% so với năm 2020 – 2021. Tại phiên họp, VCCI đề xuất các mức tăng từ 2%-5%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong năm 2020- 2021 Chính phủ chưa điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng. Vì vậy, mức tiền lương tối thiểu vùng áp dụng từ 1/1/2020 đến nay vẫn theo mức như sau: Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I: lương tối thiểu vùng là 4.420.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II: Lương tối thiểu vùng là 3.920.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III: Lương tối thiểu vùng là 3.430.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV: Lương tối thiểu vùng là 3.070.000 đồng/tháng. |
Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2022 Mới đây, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022. Trong khi đó, các chuyên gia, cán bộ công đoàn cơ sở, người lao động (NLĐ) lại kiến nghị mức tăng lương tối thiểu 10%. |
Nhiều chính sách mới về tiền lương sẽ có hiệu lực từ tháng 4/2022 Trong tháng 4/2022, nhiều chính sách mới liên quan đến tiền lương sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Trong đó có hướng dẫn xếp lương đối với công chức quản lý thị trường, tiền lương tính hưởng chế độ với viên chức quốc phòng thôi việc, bổ nhiệm xếp lương giảng viên chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp... |