Chính sách đối ngoại của Mỹ trong chính quyền Donald Trump mới
Khu vực Đông Nam Á
Chính quyền tổng thống Donald Trump 2.0 sẽ thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, trong đó đặt ASEAN ở vị trí trung tâm. Mặc dù ông Trump không đề cập nhiều đến ASEAN trong chiến dịch vận động tranh cử, song xét về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cho thấy quan hệ giữa Mỹ và ASEAN đang có những bước phát triển mạnh mẽ, ít nhất là trong 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ gần đây.
Về kinh tế, Mỹ hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào ASEAN, với tổng giá trị thương mại giữa hai bên đạt tới 500 tỷ USD vào năm 2023. Kể từ năm 2002, Mỹ đã cung cấp hơn 14,7 tỷ USD viện trợ kinh tế, y tế và an ninh cho các đối tác trong khu vực, khẳng định vai trò không thể thiếu trong sự phát triển toàn diện của ASEAN. Mối quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Mỹ và các nước khu vực cũng được tăng cường trong thời gian qua.
Ông Donald Trump |
Theo giới phân tích chính trị, nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, cùng vị trí địa chính trị quan trọng, ASEAN ngày càng có sức hút đối với các nước lớn, trong đó đặc biệt là Mỹ. Ngoài việc củng cố quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc hay Philippines, Chính quyền Tổng thống Donald Trump không thể bỏ qua vai trò của ASEAN để quay trở lại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, trước sự “trỗi dậy” của Trung Quốc.
Chính sách với Trung Quốc
Trong nhiệm kỳ đầu của Trump, Mỹ áp đặt thuế 25% đối với hàng trăm tỷ USD thương mại Mỹ-Trung. Tái đắc cử, ông sẽ thực hiện các mức thuế 60% đối với Trung Quốc và 20% đối với các nước khác. Theo ông, việc này là một biện pháp để kích thích đầu tư vào Mỹ, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng đây có thể là một chiến thuật đàm phán. Ông Trump nhận định hệ thống thương mại quốc tế hiện tại đang gây bất lợi cho Mỹ và cam kết sẽ làm cân bằng lại nếu trở lại làm tổng thống. Thực tế, ông Donald Trump rất bận tâm về vấn đề thâm hụt thương mại và việc điều chỉnh những mất cân bằng đó là chìa khóa cho lời hứa tạo ra nhiều việc làm nhiều hơn cho người Mỹ.
Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump sẽ ban hành những hạn chế rất mạnh mẽ đối với một lượng lớn hàng nhập khẩu của Trung Quốc, có thể bao gồm tất cả các thiết bị điện tử và hàng hóa thiết yếu khác. Ông Trump cũng cho biết ông sẽ thiết lập "một chính sách thương mại có lợi cho Mỹ, sử dụng thuế quan để khuyến khích sản xuất trong nước và đưa hàng nghìn tỷ USD trở về nước".
Quan hệ đồng minh
Mỹ sẽ thúc đẩy đồng minh châu Âu hỗ trợ quốc phòng sâu sắc hơn. Ông Trump nói rằng các thành viên NATO nên chi ít nhất 3% GDP của họ cho quốc phòng, tăng 50% so với thỏa thuận NATO hiện tại. Ông cho rằng, sự tham gia của Mỹ vào các liên minh không nên được coi là một cam kết vô điều kiện. Mỹ có thể giảm sự hiện diện của quân đội tại các quốc gia chọn không đầu tư vào quốc phòng của chính họ. Điều này cũng sẽ diễn ra với các nước phải trả tiền để quân đội Mỹ đồn trú.
Ông Trump cũng yêu cầu Nhật Bản và Hàn Quốc đóng góp nhiều hơn vào chi phí duy trì quân đội Mỹ ở châu Á. Cách tiếp cận này không theo truyền thống, nhưng nhiều quốc gia thực sự đã trả nhiều tiền hơn cho quốc phòng của họ. Qua đó, các liên minh và an ninh chung đã được cải thiện.
Xung đột ở Ukraine
Các nhà quan sát chính trị đánh giá, khi ông Trump tái đắc cử, chính sách của Mỹ với Ukraine sẽ có thay đổi lớn và rất có khả năng Mỹ sẽ cắt các khoản viện trợ cho Kiev. Ông Trump tuyên bố sẽ kết thúc cuộc xung đột "trong vòng 24 giờ" sau khi đắc cử bằng cách thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ngồi vào bàn đàm phán. Dù ông Trump không giải thích rõ sẽ thực hiện điều đó bằng cách nào, nhưng ông và những người đồng hành của mình đã nhiều lần ngụ ý rằng, Ukraine cần sẵn sàng nhượng bộ một số yêu cầu để đạt được thỏa thuận hòa bình.
Vấn đề Trung Đông
Ông Robert Greenway, cựu Giám đốc cấp cao phụ trách vấn đề Trung Đông thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời ông Trump, cho rằng ông Trump đã có giải pháp cho vấn đề hòa bình tại Trung Đông. Tuy nhiên, ông không đặt xung đột Israel - Palestine làm trọng tâm.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cử tri quan tâm nhiều đến vấn đề kinh tế, an sinh xã hội, nhà ở Với sức nóng tăng dần của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ (ngày 5/11), vấn đề kinh tế, an sinh xã hội và nhà ở có thể quyết định lá phiếu bầu của cử tri. |
Giá vàng giảm sâu sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ Giá vàng thế giới "lao dốc không phanh" do tâm lý phòng thủ lên cao sau khi ông Donald Trump trúng cử Tổng thống Mỹ. |