Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
15:53 | 17/02/2022 GMT+7

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới của Mỹ

aa
Vừa qua, Chính quyền Biden công bố Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới với 5 trụ cột và 10 nhóm hành động. Chiến lược có nhiều điểm khác biệt so với văn bản tương tự trước đó của Chính quyền Trump năm 2019, có nhiều hướng triển khai cụ thể hơn nhưng vẫn còn những khoảng trống cần lấp đầy.
Đức sẽ triển khai tàu chiến đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hai năm một lần Đức sẽ triển khai tàu chiến đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hai năm một lần
Tham mưu trưởng Hải quân Đức, Phó Đô đốc Kay-Achim Schonbac, tuyên bố, trong tương lai, Hải quân Đức sẽ định kỳ hai năm một lần triển khai tàu chiến đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Nhóm tàu sân bay, tàu khu trục  của Trung Quốc ra Thái Bình Dương tập trận Nhóm tàu sân bay, tàu khu trục của Trung Quốc ra Thái Bình Dương tập trận
Một hạm đội Trung Quốc do tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu đang tiến ra Thái Bình Dương để triển khai tập trận.
Nga điều hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion đến Thái Bình Dương Nga điều hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion đến Thái Bình Dương
Lực lượng vũ trang Nga hôm 2/12 cho biết nước này đã triển khai hệ thống tên lửa Bastion đầu tiên trên đảo Matua ở Thái Bình Dương. Hệ thống tên lửa Bastion là một hệ thống phòng thủ di động có thể tấn công các tàu nổi, đài RT đưa tin.

Bối cảnh mới, thách thức mới

Chiến lược mới công nhận các xu thế mà chiến lược 2019 chưa nhắc tới, bao gồm: i) nhiều đồng minh và đối tác của Mỹ, trong đó có Châu Âu, càng ngày càng chú ý tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Binh Dương; ii) Mỹ có đồng thuận lưỡng đảng về tầm quan trọng của khu vực.

Trong bối cảnh đó, Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức: i) Trung Quốc; ii) nguy cơ an ninh phi truyền thống, gồm biến đổi khí hậu và COVID; iii) Bắc Triều Tiên; iv) tình trạng thiên tai, khan hiếm tài nguyên, xung đột nội bộ và quản trị yếu kém tại nhiều nước khu vực.

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới của Mỹ
Tàu chiến Mỹ trên Thái Bình Dương (ảnh India.com)

Chiến lược 2019 cũng công nhận thách thức từ Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và nguy cơ phi truyền thống nhưng xác định thêm Nga là “chủ thể xấu đang trỗi dậy” và xếp Nga là thách thức thứ hai. Trong khi đó, chiến lược mới chỉ coi Nga là “chủ thể bên lề”, không phải thách thức chính trong khu vực.

Điều này chưa chắc đã chứng tỏ quan tâm của Mỹ đối với Nga giảm đi, nhất là khi căng thẳng Ukraine – Nga đang diễn biến phức tạp. Có thể, thách thức từ Nga được Chính quyền Biden coi là vấn đề riêng, liên quan tới Châu Âu nhiều hơn là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Binh Dương nên đặt ra ngoài phạm vi chiến lược.

Điểm mới về cạnh tranh với Trung Quốc

Mỹ vẫn giữ cách tiếp cận vừa cạnh tranh, vừa hợp tác từ thời Trump. Tuy nhiên, chiến lược mới khẳng định điểm mới: Mỹ cũng sẽ tìm cách quản lý cạnh tranh với Trung Quốc một cách “có trách nhiệm”.

Chiến lược mới chưa làm rõ nội hàm của “cạnh tranh có trách nhiệm”. Liệu Mỹ sẽ kiềm chế xung đột với Trung Quốc trên thực địa, nhất là khi hiện diện quân sự tại khu vực của cả hai nước ngày một tăng? Liệu Mỹ có vạch ra các “ranh giới đỏ” với Trung Quốc tại các vùng biển khu vực? Hay Mỹ sẽ không hy sinh lợi ích của đồng minh và đối tác trong quá trình cạnh tranh – hợp tác với Trung Quốc? Đây là những câu hỏi Mỹ cần phải giải đáp.

5 trụ cột và khung kinh tế mới

Nếu như chiến lược cũ đưa ra “tự do và rộng mở” làm khái niệm bao trùm, chiến lược mới chỉ coi “tự do và rộng mở” là 1 trong 5 trụ cột Mỹ sẽ thúc đẩy tại khu vực.

Trong trụ cột “tự do và rộng mở”, Mỹ quan tâm đến vấn đề giá trị và thể chế chính trị của các nước khu vực hơn (chống tham nhũng, thúc đẩy xã hội dân sự, tự do báo chí, cải cách dân chủ…) Trong khi đó, chiến lược 2019 chỉ coi “tự do và rộng mở” là đảm bảo chủ quyền và độc lập, giải quyết tranh chấp hòa bình, thương mại công bằng, tuân thủ luật lệ…

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới của Mỹ
Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt cùng nhóm tác chiến

Trong trụ cột về mạng lưới, ngoài các đồng minh và đối tác truyền thống, Mỹ nhấn mạnh kết nối thông qua Bộ tứ Quad, coi Ấn Độ là có vai trò lãnh đạo khu vực và coi hợp tác với Châu Âu tại khu vực là quan trọng. Nội hàm này thể hiện bước chuyển trong nhận thức của Mỹ về các đối tác vì chiến lược năm 2019 chỉ nhắc đến Quad với vai trò là cơ chế tham vấn, không coi Ấn là “lãnh đạo”, không hề nhắc đến kết nối với Châu Âu trong khu vực. Tuy nhiên, chiến lược mới không nhắc đến phối hợp với Canada như năm 2019.

Trong trụ cột về thịnh vượng, Mỹ cho biết sẽ khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Binh Dương (EFIP) đầu năm 2022, qua đó thúc đẩy thương mại tiêu chuẩn cao, kinh tế số, chuỗi cung ứng đa dạng và an toàn... Đây là bước tiến so với chính sách khu vực của Mỹ thời Trump (vốn thiếu trụ cột kinh tế sau khi rút khỏi TPP). Tuy nhiên, chiến lược mới không có tiến triển so với phát biểu của Tổng thống Biden tại Cấp cao Đông Á tháng 10/2021 về EFIP. Liệu đây là thỏa thuận, dự án hay chính sách kinh tế, có trùng lặp với CP-TPP không, có được Quốc hội Mỹ ủng hộ không… còn chưa rõ.

Chiến lược mới cung đưa ra cách tiếp cận khác về thương mại, không đặt nặng “có đi có lại” như thời Trump mà tôn vinh “tiêu chuẩn cao”, hướng tới các vấn đề về lao động và môi trường (phi các-bon hóa, năng lượng xanh…)

Răn đe tích hợp hay răn đe mơ hồ?

Chiến lược mới khẳng định Mỹ sẽ đảm bảo an ninh khu vực bằng cách nâng cao răn đe tích hợp. Khái niệm này được Chính quyền Biden quảng bá từ chuyến thăm Singapore của Bộ trưởng Austin tháng 7/2021 với nội hàm: tích hợp năng lực hiện có với năng lực mới; tích hợp công cụ quân sự với phi quân sự và tích hợp răn đe của Mỹ với đồng minh và đối tác. Hoạt động cụ thể gồm chia sẻ thông tin tình báo, củng cố năng lực nhận thức biển để các nước bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi, đẩy lùi chiến thuật “vùng xám”…

Chiếu theo định nghĩa trên, có thể thấy Mỹ đã áp dụng răn đe tích hợp trong năm 2021 với các động thái như lần đầu tập trận thành công hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao với Nhật, hỗ trợ Anh triển khai tàu sân bay tại khu vực, tuyên bố thành lập AUKUS…

Tuy nhiên, việc thúc đẩy “răn đe tích hợp” vẫn còn là một bài toán. Trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, “răn đe” chỉ phát huy tác dụng khi chủ thể làm rõ đối tượng “bị” răn đe, đối tượng phải nhận thức rõ mục tiêu, năng lực và hành động đáp trả của chủ thể răn đe. Cho đến thời điểm này, có vẻ nội bộ Mỹ chưa hoàn toàn thống nhất về những tiêu chí trên. Chiến lược mới chưa định nghĩa “tích hợp” gồm những ai và công cụ gì, nhằm “răn đe” hành động nào. Nhiều học giả Mỹ còn tranh luận về việc có tích hợp năng lực hạt nhân tại khu vực hay không.

Cam kết với ASEAN và Biển Đông

Theo chiến lược mới, Mỹ sẽ hỗ trợ ASEAN bằng cách: tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt ASEAN – Mỹ đầu tiên tại Washington D.C.; cam kết với EAS và ARF, đồng thời tìm kiếm các cam kết cấp Bộ trưởng mới với ASEAN; đầu tư hơn 100 triệu đô la trong các sáng kiến ​​mới của hai bên...

Điểm đáng chú ý là chiến lược chỉ nhắc đến “thống nhất” và “mạnh mẽ” (unified & empowered) thay vì nhấn mạnh thông điệp ASEAN “trung tâm” (centrality) – vai trò ASEAN đang theo đuổi trong khu vực. Bên cạnh đó, chiến lược mới khẳng định muốn thúc đẩy Quad là tập hợp hàng nhóm “hàng đầu khu vực” – mục tiêu dễ gây ra quan ngại trong ASEAN – trong khi chưa đưa ra định hướng về hợp tác giữa Quad và ASEAN, chưa giải đáp câu hỏi Quad có cạnh tranh hay hỗ trợ ASEAN hay không.

Về Biển Đông, chiến lược mới không nhắc nhiều. So với năm 2019, số lần nhắc tới Biển Đông giảm từ 10 xuống 2, số lần nhắc tới FONOP giảm từ 3 xuống 0, số lần nhắc tới tự do hàng hải giảm từ 6 xuống 2. Nội dung về giải quyết tranh chấp lãnh thổ, tuân thủ luật quốc tế, tôn trọng chủ quyền… không được đưa lên hàng đầu như năm 2019. Trụ cột an ninh khu vực chỉ đích danh điểm nóng Đài Loan và Bắc Triều Tiên nhưng không có Biển Đông. Chiến lược không nhắc đến Phán quyết 2016, UNCLOS, dân binh biển hay chiến thuật “vùng xám”...

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ vẫn nhắc đến Biển Đông trong các tuyên bố đơn, song và đa phương khác trong năm 2021. Mỹ cũng vừa ra Báo cáo “Các giới hạn trên biển” số 150 để phủ nhận yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông và tiến hành FONOP và tập trận tại Biển Đông đầu năm nay. Chiến lược mới cũng có phần mô tả “răn đe tích hợp” là nhằm chống lại các nỗ lực làm “thay đổi ranh giới trên biển và tổn hại quyền chủ quyền của các nước trên biển”. Do đó, không nên vì câu chữ trong chiến lược mới mà khẳng định quan tâm của Chính quyền Biden đối với vấn đề Biển Đông đã giảm.

Nhìn chung, chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Binh Dương mới của Chính quyền Biden mang tính toàn diện hơn so với chiến lược của Chính quyền tiền nhiệm, có đề ra nhiều sáng kiến mới để tăng cường hiện diện của Mỹ tại khu vực, thích ứng với bối cảnh và thách thức mới. Trong thời gian tới, Mỹ cần phải làm rõ nội hàm của một số khái niệm và trả lời những câu hỏi liên quan đến ASEAN nếu như muốn khu vực chấp thuận.

Tọa đàm về chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của EU Tọa đàm về chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của EU
Ngày 26/10/2021, Học viện Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm về Chiến lược hợp tác tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của EU với Đặc phái viên EU về khu vực Gabriele Visentin.
'Bộ tứ kim cương' chính thức nhóm họp, thống nhất quan điểm về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 'Bộ tứ kim cương' chính thức nhóm họp, thống nhất quan điểm về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Theo Reuters, ngày 2/9, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Nhật, Ấn Độ và Úc đưa ra các ý kiến thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên.
Đỗ Hoàng, Viện Biển Đông
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức được phát động vào ngày 22/11. Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân góp sức bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân góp sức bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Sáng 4/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị Quân chính năm 2024. Kết quả triển khai các nhiệm vụ công tác trong năm 2024 đã góp phần tích cực, thiết thực vào việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
IFRC hỗ trợ đóng mới tàu đánh cá cho ngư dân ở Quảng Nam khai thác hải sản

IFRC hỗ trợ đóng mới tàu đánh cá cho ngư dân ở Quảng Nam khai thác hải sản

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định số 2802/QĐ-UBND phê duyệt khoản viện trợ dự án do Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Kuwait (IFRC) tài trợ với tổng vốn thực hiện hơn 9,3 tỷ đồng nhằm hỗ trợ đóng mới tàu đánh cá cho ngư dân huyện Thăng Bình hành nghề khai thác hải sản (câu mực).
Vùng 5 Hải quân: hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc

Vùng 5 Hải quân: hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc

Ngày 27/11 tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nhiều đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức tổng kết nhiệm vụ năm 2024. Theo đánh giá, năm 2024, các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đọc nhiều

Trang trọng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Campuchia

Trang trọng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Campuchia

Tối 12/12, tại thủ đô Phnom Penh, Đại sứ quán Việt Nam và Cơ quan Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Campuchia trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028

Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028

Ngày 12/12/2024, Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (New York) đã tổ chức Lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028. Sự kiện được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế đã thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo Đại sứ và đại diện các Phái đoàn thường trực và quan sát viên tại Liên hợp quốc.
Nâng cao năng lực cho cán bộ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương

Nâng cao năng lực cho cán bộ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương

Viện Nghiên cứu quốc tế và Đối ngoại nhân dân thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam vừa tổ chức hai khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Na Son nỗ lực nâng cao chất lượng

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Na Son nỗ lực nâng cao chất lượng

Thời gian qua, cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học & THCS Na Son, huyện Điện Biên Đông đã thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả góp phần nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng hiện đại.
Ngày thứ 7 tình nguyện ở Lữ đoàn 175

Ngày thứ 7 tình nguyện ở Lữ đoàn 175

Sáng 14/12, tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, Đoàn cơ sở Lữ đoàn 175, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với xã Đoàn Hàng Vịnh tổ chức “Ngày thứ 7 tình nguyện” với chủ đề “Tuổi trẻ chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp”.
Khánh thành 3 phòng học tại điểm trường Mường Piệt, Nghệ An

Khánh thành 3 phòng học tại điểm trường Mường Piệt, Nghệ An

Ngày 13/12, tại xã biên giới Thông Thụ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Quỹ hy vọng và các nhà tài trợ tổ chức cắt băng khánh thành 3 phòng học tại điểm trường Mường Piệt, Trường tiểu học Thông Thụ 1.
Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân gặp tại nạn trên biển

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân gặp tại nạn trên biển

Ngày 11/12, bệnh xá đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận và phẫu thuật cấp cứu thành công cho ngư dân Lê Lại bị cuốn bàn tay trái vào máy xay đá, chảy nhiều máu.
infographics tu ngay 14 1612 ngay hoi van hoa cac dan toc viet nam tai quang tri
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
Xin chờ trong giây lát...
10 sự kiện hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024
Tổng kết chương trình Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
Thăm nhà hàng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến ở Quảng Châu
Khám phá thành phố Đông Quản - quê hương của đồ chơi và xu hướng thời thượng
Dấu ấn cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu
Hương vị Việt Nam tại Quảng Châu
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Thời tiết hôm nay (14/12): Miền Bắc rét đậm, có nơi dưới 5 độ C

Thời tiết hôm nay (14/12): Miền Bắc rét đậm, có nơi dưới 5 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 14/12, không khí lạnh mạnh tràn xuống, miền Bắc bước vào đợt rét đậm, rét hại diện rộng với nhiệt độ có nơi xuống dưới 5 độ.
Thời tiết hôm nay (13/12): Không khí lạnh tăng cường miền Bắc nhiệt độ nhiều nơi giảm sâu

Thời tiết hôm nay (13/12): Không khí lạnh tăng cường miền Bắc nhiệt độ nhiều nơi giảm sâu

Dự báo thời tiết 13/12, không khí lạnh tăng cường khiến miền Bắc chìm trong giá rét, nhiệt độ nhiều nơi giảm sâu.
Chính thức có mẫu giấy phép lái xe mới từ ngày 1/1/2025

Chính thức có mẫu giấy phép lái xe mới từ ngày 1/1/2025

Theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT ban hành ngày 15/11/2024, đã chính thức có mẫu giấy phép lái xe mới từ ngày 1/1/2025 và áp dụng trong 01 năm.
Trung tâm đào tạo lái xe Sao Việt cam kết thời gian học và thi

Trung tâm đào tạo lái xe Sao Việt cam kết thời gian học và thi

Trung tâm đào tạo lái xe Sao Việt cam kết thời gian học và thi nhanh chóng, giúp học viên tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo. Với quy trình học lý thuyết và thực hành khoa học, trường luôn cam kết hoàn thành khóa học đúng thời gian và giúp học viên vượt qua kỳ thi với kết quả tốt nhất.
Giá vàng SJC mất gần triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng SJC mất gần triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng trong nước ghi nhận phiên giảm mạnh, với mức giảm lên tới 900.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra.
Thời tiết hôm nay (11/12): chiều tối Bắc Bộ chuyển rét, nhiệt độ phổ biến 14-17 độ C

Thời tiết hôm nay (11/12): chiều tối Bắc Bộ chuyển rét, nhiệt độ phổ biến 14-17 độ C

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay bộ phận không khí lạnh vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng trưa và chiều 11/12, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động