Chat với "thanh niên Cộng sản Anh" có tâm hồn Việt
Đưa cổ tích Việt Nam tới gần hơn với công chúng Nga Từ tình yêu đối với văn hoá Việt Nam, ba cô gái trẻ tuổi người Nga: Yulia Minina - giảng viên Viện Nghiên cứu phương Đông và Cổ vật thuộc trường Kinh tế cao cấp; Anna Kharitonova - giảng viên Khoa Đông phương học thuộc Đại học tổng hợp Quốc gia Saint-Peterburg và Ekaterina Lyutik - cộng tác viên khoa học của Viện Nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc) đã dịch truyện cổ tích Việt Nam sang tiếng Nga. |
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đối thoại với thanh niên, sinh viên Việt Nam Chiều 22/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã dự buổi đối thoại với đại diện thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Học viện Ngoại giao (Hà Nội). |
Thật bất ngờ, đợi tôi trong cuộc phỏng vấn là anh bạn trẻ măng có vẻ mặt hiền lành tới mức ai gặp cũng có thiện cảm ngay được.
Vẻ nhẹ nhàng ban đầu nhanh chóng thay bằng sự nghiêm trang và hào hứng khi Kyril trò chuyện với tôi về tác phẩm viết về Lê Duẩn mới đoạt giải Khuyến khích trong Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII vừa trao hôm 5/11.
Kyril Whittaker (phải) là một tác giả người Anh còn rất trẻ (Ảnh: TGVN). |
Một "đồng chí" thú vị
“Lê Duẩn là một con người thú vị trong lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới nói chung. Ở các nước phương Tây, ít người biết đến ông dù ông là nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trong một thời gian dài, trong một số thời điểm đầy thử thách và quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam và thế giới.
Những đóng góp của ông về lý luận chính trị cũng rất to lớn, và tôi muốn nêu bật những điều ấy trong bài viết của mình, đặc biệt là những đóng góp của ông đối với sự phát triển những lý luận về giải phóng phụ nữ ở Việt Nam”, Kyril hào hứng chia sẻ.
Đối với anh, "giải thưởng cho bài báo có ý nghĩa rất lớn. Tôi rất tự hào rằng niềm đam mê của tôi đối với lịch sử và chính trị Việt Nam mang đến giá trị, tạo nên tình cảm gắn bó với đất nước và lịch sử Việt Nam đối với người khác".
Ồ! Waoo! Chàng trai này thú vị thế! Tôi tròn mắt nhìn: “Kyril này, tôi chưa từng gặp một người Anh nào lại thích thú với đề tài này như bạn đâu đấy!”.
Kyril cười sảng khoái: “Tôi đã nghiên cứu về các nhà lãnh đạo Việt Nam trong vài năm nay, đã viết báo, viết sách, đi giảng về cuộc đời và những đóng góp của họ cho học thuyết lý luận chính trị.
Niềm yêu thích nghiên cứu đối với các nhà lãnh đạo của Việt Nam khởi đầu từ việc tôi nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam. Việc này đã dẫn dắt tôi đi tới đọc các tác phẩm của Bác Hồ và tìm hiểu thêm về Việt Nam. Cách đây 5 năm, tôi cũng đến thăm Việt Nam lần đầu tiên và thực sự kinh ngạc khi thấy công việc mà đội ngũ lãnh đạo hiện nay của đất nước đang thực hiện, nhằm cải thiện mức sống của người dân.
Qua những ví dụ lịch sử và trải nghiệm thực tế, với những nền tảng lý luận mà tôi có được từ việc nghiên cứu về Bác Hồ, Lenin, Marx và Engels trước đây, tôi đã trở thành một người Cộng sản. Vâng, tôi chính thức là thành viên của Đảng Cộng sản Anh (Communist Party of Britain - CPB) được 2 năm rồi.
Sau đó, tôi cũng đọc sách về Trường Chinh, Nguyễn Thị Định và Lê Duẩn, sau này là cả Bà Trưng, Bà Triệu, Võ Thị Sáu… Tôi đã khám phá ra nhiều vị lãnh tụ, anh hùng của nhân dân Việt Nam, những vị lãnh đạo mà người nước ngoài ít biết đến. Điều này đã khuyến khích tôi nghiên cứu và viết nhiều hơn về các vị lãnh tụ Việt Nam”.
Tác phẩm đoạt giải Khuyến khích của Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại của Kyril Whittaker (Ảnh: NVCC). |
“Ồ, là Đảng viên Đảng Cộng sản Anh chắc hẳn giúp bạn nhiều điều trong nghiên cứu chính trị?", tôi tò mò hỏi Kyril.
“Đúng. Đảng Cộng sản Anh (CPB) giúp tôi có cơ sở lý luận vững chắc hơn để hiểu được các văn bản của chủ nghĩa Marx-Lenin. Các văn bản đó lại giúp tôi hiểu rõ hơn các vấn đề khi viết. Bên cạnh đó, CPB có mối quan hệ bền chặt với các đảng anh em trên toàn thế giới, từ đó cung cấp cho các đảng viên như tôi những hiểu biết có giá trị”, Kyril tán thành.
“Vậy bạn có nghĩ mình nên viết nhiều hơn những bài viết thuộc thể loại này?”, tôi hỏi.
“Có chứ. Tôi nghĩ có lẽ cần có một bài báo về Nguyễn Thị Bình và những đóng góp của bà cho lĩnh vực giáo dục. Tôi nghĩ đến điều này vì hai lý do.
Thứ nhất, Nguyễn Thị Bình là một nhân vật đáng kinh ngạc trong lịch sử Việt Nam. Bà hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đóng góp to lớn cho phong trào cách mạng, thống nhất đất nước, tái thiết và hòa bình sau chiến tranh. Thứ hai, cho đến nay, những ý tưởng của bà liên quan đến giáo dục chưa được trình bày bằng tiếng Anh, ngoài những gì bà đã viết trong cuốn tự truyện của mình (rất khó tìm thấy ở bên ngoài Việt Nam).
Những khám phá đó rất quan trọng, không chỉ về lý do lịch sử hay chính trị mà còn do các nhà giáo dục ở các quốc gia khác có thể hiểu rõ hơn về các hệ thống giáo dục khác nhau để cải thiện tốt hơn hệ thống giáo dục của họ.
Tôi dự định viết một số cuốn sách, và lấy bằng Tiến sĩ Chính trị với những kinh nghiệm thực tế về Việt Nam. Tôi muốn mình làm được những thứ có tác động mạnh và rộng lớn tới xã hội”.
Hạnh phúc ở Việt Nam
Tôi lại ồ thêm tiếng nữa. Quả thật, bạn người Anh này khiến tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác: “Theo bạn, cần làm gì để thu hút sự quan tâm của người nước ngoài về Việt Nam và có những đóng góp giá trị cho hình ảnh của Việt Nam, giống như bạn vậy?”.
“Tôi nghĩ Việt Nam là một đất nước tuyệt vời, giàu truyền thống văn hóa và lịch sử. Tôi tin rằng điều còn thiếu, chắc chắn, ở các nước như Vương quốc Anh, là khả năng tiếp cận sách về Việt Nam.
Sách tiếng Anh về Việt Nam của các tác giả Việt Nam rất khó tìm thấy ở nước ngoài. Khi tìm hiểu về những nhân vật như tôi đã đề cập ở trên, chẳng hạn như ông Lê Duẩn hay bà Nguyễn Thị Bình, những cuốn sách về họ đều rất cũ hoặc khó tìm kiếm. Chẳng hạn như về bà Nguyễn Thị Bình, tôi hầu như không thể tìm kiếm được thông tin gì về bà ngoài tiểu sử được dịch sang tiếng Anh trên mạng Internet.
Điều này gây khó khăn cho những người nước ngoài, ở Vương quốc Anh và các quốc gia khác, khi muốn tìm hiểu thêm về lịch sử và xã hội Việt Nam khi họ mong muốn được đóng góp vào việc cải thiện hình ảnh Việt Nam”, Kyril chia sẻ.
Chuyện tình của vợ chồng Kyril Whittaker cũng rất nổi tiếng tại Việt Nam (Ảnh: NVCC). |
“Cơ duyên nào khiến bạn biết tới Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại ở Việt Nam?”, tôi thắc mắc.
Kyril giải thích: “Tôi đã liên lạc với Đại sứ quán vài lần. Tôi rất vinh dự được biết một số “đồng chí” đang chăm chỉ làm việc ở đó. Tại Đại hội đảng CPB vừa rồi tôi đã gặp một “đồng chí” và từ đó được giới thiệu với Đại sứ quán. Sau đó, tôi thường gửi bài báo về Việt Nam của mình cho Đại sứ quán mỗi khi viết xong”.
Tôi lại ngẩn người: “Bạn biết tiếng Việt ư? Bạn vừa nói ‘đồng chí’?”.
“Tôi biết một số từ thôi. Ví dụ như: “cộng sản”, “đồng chí”, “cách mạng” … là do tôi nghiên cứu nhiều tài liệu của Việt Nam, và vợ tôi cũng là người Việt Nam, bố vợ tôi cũng là Đảng viên Đảng Cộng sản. Ông là gạch nối đầu tiên, giúp tôi hình dung về “người Cộng sản” ở Việt Nam như thế nào.
Tôi à lên một tiếng. Từ đây, tôi đã vỡ lẽ và gật gù hiểu ra lý do vì sao bạn trẻ này rất yêu thích Việt Nam. Tôi thấy vui khi nhìn ánh mắt và nụ cười hạnh phúc của Kyril khi kể về câu chuyện tình yêu đặc biệt với người vợ của mình.
Tôi hiểu sự chân thành và tình yêu con người, đất nước Việt Nam trong mỗi lời chia sẻ của Kyril:“Cuộc sống ở Việt Nam thật tuyệt vời, giàu lịch sử và giá trị văn hóa. Đời sống ở Việt Nam không ngừng được cải thiện và rõ ràng là, sống ở Việt Nam chính là được sống ở đất nước mà con người được đặt lên hàng đầu. Minh chứng rõ nhất cho thấy trong đại dịch Covid-19, người Việt Nam được tiếp cận thông tin đúng và những tuyên truyền của Đảng, Chính phủ đều phục vụ cho người dân, nhờ đó sức khỏe của người Việt Nam đã được bảo vệ. Cho nên khi mở cửa, kinh tế của Việt Nam lại tăng trưởng rất nhanh, tốc độ thuộc hàng đầu thế giới, ít có quốc gia nào có được”.
Được hỏi về những ấn tượng đối với Việt Nam, Kyril chia sẻ: “Tôi nghĩ quá khó để chọn ra một điều khiến tôi ấn tượng nhất về Việt Nam bởi vì có rất nhiều. Tuy nhiên, trải nghiệm mà tôi trân trọng nhất là ngày Tết. Ngày này trong tôi gắn liền với âm nhạc truyền thống, những buổi đoàn tụ của gia đình và bạn bè. Đồ ăn đẹp mắt. Đồ trang trí tuyệt vời và một truyền thống mà tôi rất yêu thích đó là hoạt động trồng cây dịp Tết đến Xuân về. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời và là điều mà ai cũng nên trải nghiệm”...
Mắt Kyril ánh lên hạnh phúc: “Tôi dự tính sẽ xin quốc tịch Việt Nam và sẽ ở Việt Nam nhiều hơn để tìm hiểu mọi thứ về đất nước với nhiều tình người ấm áp này”.
"Tôi đã đi thăm Lăng Bác, Bảo tàng Phụ nữ, chiều nay tôi sẽ ra công viên Lenin, tiếc là tôi không đủ thời gian vào thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nhưng tôi sẽ còn nhiều dịp để quay lại".
Tôi gật đầu đồng ý. Kyril biết không? Tôi rất hiếm khi gặp một "đồng chí" thú vị và đặc biệt như bạn. Tôi sẽ còn "khai thác" bạn nhiều nữa đấy!
Trong cái nắng cuối Thu, đầu Đông vàng như mật, Kyril vui vẻ thưởng thức hết món đồ uống cà phê trứng đặc biệt của Hà Nội cùng tôi, dù ban đầu có vẻ hơi e dè khi được giới thiệu thành phần của món cà phê có trứng...
Kyril vui vẻ uống hết món cà phê trứng đặc trưng của Hà Nội (Ảnh: Thành Châu). |
“Bức ảnh này là lần thứ hai tôi đến thăm Việt Nam. Tại đây, tôi đứng trước tượng đài Bác Hồ ở Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Bức tượng này là bức tượng mà tôi nhớ rất rõ, trong lần đầu tiên về thăm Việt Nam, tôi đã hỏi Bác Hồ là ai, và tại sao mọi người lại thích Bác đến vậy?”, Kyril kể (Ảnh: NVCC). |
Kyril Whittaker đã thực hiện kế hoạch phải đến công viên Lenin chụp ảnh cùng tượng Lenin ở đây (Ảnh: NVCC). |
“Đây là trong chuyến đi London của tôi. Tôi đã cố gắng thăm tất cả các địa điểm được biết đến vào thời Bác Hồ ở London. Nơi này là khách sạn Carlton, nơi Bác Hồ đến thăm vào năm 1913. Tôi hy vọng một ngày nào đó trong tương lai sẽ có nhiều nghiên cứu hơn về hành trình của Bác ở Vương quốc Anh”, Kyril nhớ lại (Ảnh: NVCC). |
Kyril Whittaker (Thạc sĩ về Khoa học chính trị, Đại học Manchester, Anh) hiện đang là cộng tác viên tại Nhà xuất bản Báo chí tiếng nước ngoài (Foreign Languages Press Publishing House) của Anh. Năm 2021, Kyril Whittaker tham gia công tác dịch tiếng Anh cho tuyển tập Hồ Chí Minh. Dự kiến, đây là phiên bản lần đầu tiên được xuất bản tại Anh. Kyril Whittaker có mối quan tâm đặc biệt đến chính trị và triết học. Anh hiện viết bài cho cho Tạp chí Cộng sản (Communist Review) và Tạp chí Quốc tế (International Magazine) của Anh về các chủ đề liên quan đến lý luận chính trị Việt Nam, khía cạnh chính trị về Covid-19 và giải phóng phụ nữ. Các tác phẩm, đóng góp đáng chú ý về Việt Nam của tác giả Kyril Whittaker: 1. Tác phẩm: “Vietnam Makes Progress”, Bản tin Quốc tế, (Đảng Cộng sản Anh, tháng 7/2022), tr.3, https://www.communistparty.org.uk/international-solidarity/ 2. Bài giảng về cuộc đời của Hồ Chí Minh tại Đảng Cộng sản Anh, ngày 29/5/2022: https://www.youtube.com/watch?v=zLwySb7KaOc&t=15s 3. Kyril Whittaker, “Tưởng nhớ Lê Duẩn năm 115 tuổi: Nhà lý luận cách mạng & Lãnh tụ của Nhân dân Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, Số 103, (London, Communist Review, Mùa xuân 2022), tr.8-12 4. Tác phẩm “Phân tích so sánh về phản ứng trong đại dịch COVID-19 của Chính phủ Vương quốc Anh và Chính phủ Việt Nam”, International Magazine, Số 17, (Ấn Độ, Những nhà tư tưởng tiến bộ, tháng2/2022), tr.29-34 5. Tác phẩm “Ngày 2/9: Tưởng nhớ Bác Hồ”, (Manchester, Greater Manchester Communists, 2nd September, 2021), 2nd September: Remembering Uncle Hồ (manchester-communists.blogspot.com) Trong đó, tác phẩm “Tưởng nhớ Lê Duẩn năm 115 tuổi: Nhà lý luận cách mạng & Lãnh tụ của Nhân dân Việt Nam” của Kyril Whittaker đã đạt giải Khuyến khích Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ VIII, ngày 5/11/2022. |
Đưa cổ tích Việt Nam tới gần hơn với công chúng Nga Từ tình yêu đối với văn hoá Việt Nam, ba cô gái trẻ tuổi người Nga: Yulia Minina - giảng viên Viện Nghiên cứu phương Đông và Cổ vật thuộc trường Kinh tế cao cấp; Anna Kharitonova - giảng viên Khoa Đông phương học thuộc Đại học tổng hợp Quốc gia Saint-Peterburg và Ekaterina Lyutik - cộng tác viên khoa học của Viện Nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc) đã dịch truyện cổ tích Việt Nam sang tiếng Nga. |
David Devin – Hơn cả một tấm lòng với Việt Nam Hiếm có người đàn ông Mỹ nào lại có thể yêu và gắn bó với Việt Nam sâu nặng như David Devin. Năm nay ông hơn 78 tuổi và đã sống ở Việt Nam 19 năm, David không ngừng làm việc và học hỏi, hết lòng dạy tiếng Anh cho người Việt, viết sách và tham gia nhiều hoạt động cộng đồng đặc biệt là hỗ trợ phụ nữ Việt Nam sống có ước mơ, có sự nghiệp và cống hiến cho xã hội. |