Chân dung tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga: Từ nông dân trồng dâu tây đến chính trị gia
Ông Yoshihide Suga trở thành tân Thủ tướng Nhật Bản |
Ông Yoshihide Suga trở thành lãnh đạo đảng cầm quyền Nhật Bản |
Ông Yoshihide Suga đã chính thức trở thành tân Thủ tướng Nhật Bản, thay thế ông Shinzo Abe, người từ chức vì lý do sức khỏe.
Ông Yoshihide Suga là Thủ tướng mới của Nhật Bản. Ảnh: AP |
So với các đồng nghiệp trong Nội các mới, hay chính ông Shinzo Abe, ông Suga không đến từ một gia đình có truyền thống về làm chính trị, cũng không đến từ một danh gia vọng tộc nào khác. Hình ảnh của ông chắc chắn không quá nổi bật trên chính trường, từng có nhiều nhận định cho rằng ông phù hợp để trở thành một lãnh đạo tiền tuyến.
Tuy nhiên, đằng sau hậu trường, cựu Chánh văn phòng Nội các đã tiến hành chế ngự bộ máy quan liêu của Nhật Bản để thúc đẩy cải cách hành chính, đôi khi sử dụng các chiến thuật nặng tay.
Xuất thân từ nông dân trồng dâu tây
Sinh ngày 6/12/1948, tại một ngôi làng phủ đầy tuyết trắng ở tỉnh Akita, con của người nông dân trồng dâu tây Wasaburo và giáo viên dạy học Tatsu, ông Suga đã giúp việc đồng áng khi còn nhỏ.
Không muốn kế thừa công việc trồng dâu, ông quyết tâm theo học trường Hosei tại Tokyo. Trong thời gian đi học, ông không quan tâm đến chính trị mà dành thời gian làm thêm trang trải học phí.
Ông tham gia vào trung tâm việc làm Hosei, tại đây kết nối với chủ tịch hội cựu sinh viên. Đây là những bước đi đầu tiên của ông vào chính trường Nhật Bản.
Sau này, ông trở thành thư ký cho thành viên Quốc hội Hikosaburo Okonogi trong 11 năm, sau đó là thư ký cho Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế năm 1984. Ông được bầu vào Quốc hội Nhật Bản năm 1996. Trước khi trở thành Thủ tướng, ông đảm nhận vai trò Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, cũng là người đảm đương chức vụ này lâu nhất.
Sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Ông Yoshihide Suga và ông Shinzo Abe trở nên thân thiết vì có nhiều mối quan tâm chung. Trong lúc không ai tin rằng ông Abe có thể gượng dậy được sau nhiệm kỳ đầy sóng gió năm 2007, thì ông Suga vẫn lựa chọn sát cánh cùng ông. Chính ông Suga là người đã thuyết phục ông Abe quay lại cuộc đua lãnh đạo. Là một người đàn ông tự lập, phương châm của ông là: Còn chí là còn cách.
Ảnh chụp vào tháng 10/2013: Thủ tướng Nhật Bản khi ấy Shinzo Abe (phải) và Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga đang nói chuyện tại một phiên họp quốc hội ở Tokyo. Ảnh: Kyodo |
“Ông Suga luôn là một chiến lược gia, kể từ khi còn nhỏ. Giống như trong shogi [cờ Nhật], ông ấy di chuyển từng bước một và trước khi bạn nhận ra thì ông ấy đã ở vị trí chiếu tướng rồi", Hachiro Okonogi, nghị sĩ của LDP có quan hệ với ông Suga, nhận xét.
Ông Suga là một người đàn ông tự lập, không có khí chất quý tộc, không có gia tộc chính trị, không có gia đình giàu có, chỉ là một “ông chú Reiwa” niềm nở không kiểu cách - như cách gọi trìu mến của giới trẻ Nhật Bản đặt cho ông khi ông công bố niên hiệu mới. (Reiwa là niên hiệu mới)
Người xây dựng sự đồng thuận
Không giống như các đối thủ trong cuộc đua giành vị trí lãnh đạo LDP, ông Suga có ít kinh nghiệm trong các vấn đề ngoại giao và an ninh, thích tập trung vào các vấn đề trong nước như giảm phí điện thoại di động và tổ chức chương trình du lịch nội địa, nhằm vực dậy một ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của COVID-19.
Một số người quan ngại điều đó là một trong những điểm trừ khi ông ngồi vào vị trí Thủ tướng Nhật Bản.
Ông Suga được xem là một người có thể xây dựng sự đồng thuận và ổn định cho Nhật Bản trong thời kỳ COVID-19 và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung phức tạp. Ảnh: Time |
Tuy nhiên, Tiến sĩ Lim Tai Wei tại Viện Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, thì đánh giá trên Channel News Asia rằng: Chỉ những người ít hiểu biết về đường lối chính trị Nhật Bản mới coi hồ sơ của ông Suga là một điểm yếu.
Tiến sĩ Lim Tai Wei cho rằng nền văn hóa Nhật Bản coi trọng sự trung thành và ổn định. “Với bộ máy hành chính mạnh mẽ đằng sau, ông Suga có thể tập trung vào những gì ông ấy làm tốt nhất - tạo sự đồng thuận về xã hội, kinh tế và chính trị giữa người dân, thể chế và tổ chức Nhật Bản, khi ông ấy huy động các nguồn lực chống lại cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 đang diễn ra hiện nay”.
“Với sự lãnh đạo của ông Suga, Nhật Bản đang sẵn sàng vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch đang diễn ra và những thách thức kinh tế đang diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang ngày càng trở nên tồi tệ”. Theo ông Lim Tai Wei, đó mới điều người Nhật Bản cần trong lúc này, chứ không phải gia tăng thêm những cú sốc.
Ứng viên Thủ tướng Nhật Bản khẳng định không nhượng bộ Trung Quốc Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, ứng viên hàng đầu kế nhiệm ông Shinzo Abe cho biết sẽ không ngần ngại trong ... |
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến bệnh viện sau tuyên bố từ chức Theo hãng tin Reuters, Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Nhật Bản Shinzo Abe ngày 12/9 đã đến một bệnh viện ở Tokyo kể từ ... |
Muốn thêm nhiều địa phương của Nhật Bản xây dựng được mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với TP.HCM Chiều 7/9, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã có buổi tiếp xã giao ông Watanabe Nobuhiro, tân Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại ... |