Cảnh báo chiêu trò giả mạo Brandname ngân hàng để chiếm đoạt tài sản
Cảnh báo chiêu thức sử dụng camera điện thoại để thực hiện các vụ trộm cắp Vừa qua, trên Diễn đàn công nghệ Reddit đã lên tiếng cảnh báo mọi người nên cảnh giác với chiêu sử dụng camera điện thoại để thực hiện các vụ trộm cắp trong xe hơi, nhà cửa lắp kính một chiều. |
Cảnh báo mạo danh nhân viên Bảo hiểm xã hội lừa đảo Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh cảnh báo, trên địa bàn xuất hiện thủ đoạn mới, giả mạo nhân viên Bảo hiểm xã hội lừa đảo hỗ trợ nhận tiền bảo hiểm qua mạng xã hội. |
Hai ngày nay, chị Đ.L.T.T, nhân viên văn phòng ở Quận 1, TP Hồ Chí Minh "mất ăn mất ngủ", vì tiếc khoản tiền hơn 130 triệu đồng tiết kiệm trong tài khoản bỗng chốc "bốc hơi" chỉ sau một cú click.
Chị T. cho biết, chiều tối 29/8, chị có nhận được một tin nhắn định danh từ SCB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn với nội dung, "Tài khoản của bạn đã mở dịch vụ tài chính toàn cầu phí dịch vụ hàng tháng là 2,2 triệu đồng sẽ bị trừ trong 2 giờ. Nếu không phải bạn mở dịch vụ vui lòng nhấn vào https://scb.com-scb.top để hủy".
Thấy nội dung tin nhắn từ ngân hàng thường chi trả lương cho mình, chị T. không suy nghĩ nhiều mà bấm ngay vào đường link theo nội dung tin nhắn trên. Và chỉ sau vài phút, số dư tài khoản của chị bị trừ gần hết số tiền hơn 130 triệu đồng.
Dù đã phản ánh đến cơ quan công an và chi nhánh ngân hàng, nhưng chị T. biết rất khó để lấy lại được khoản tiền trên, vì các hành vi lừa đảo như vậy rất tinh vi. Thậm chí, ngân hàng còn cho biết có người đã mất tới hàng tỷ đồng do bị lừa đảo qua tin nhắn mạo danh ngân hàng và kèm theo đường link giả mạo.
Thực tế, trường hợp trên là hình thức lừa đảo qua tin nhắn mạo danh thương hiệu (Brandname) đã được một số ngân hàng và các cơ quan chức năng, nhà mạng liên tục phát cảnh báo trong thời gian qua.
Mới đây, trước tình trạng có một số trường hợp khách hàng bị chiếm đoạt tiền qua brandname của ngân hàng, Ngân hàng TMCP đã Sài Gòn (SCB) đã có khuyến cáo yêu cầu khách hàng không truy cập vào đường link trong tin nhắn giả mạo ngân hàng cũng như không cung cấp các thông tin đăng nhập.
Theo SCB, xuất hiện đối tượng mạo danh SCB gửi tin nhắn SMS lừa đảo về việc tài khoản của khách hàng bị khóa hoặc đã đăng nhập ở một thiết bị khác, thông báo về đăng ký dịch vụ mới, tài khoản bị trừ tiền... và yêu cầu khách hàng bấm vào đường link trong tin nhắn để hủy/thanh toán dịch vụ.
SCB khuyến cáo yêu cầu khách hàng không truy cập vào đường link trong tin nhắn giả mạo ngân hàng cũng như không cung cấp các thông tin đăng nhập (Nguồn: scb.com.vn). |
Các nội dung này được gửi đến nhiều khách hàng, bất kể khách hàng có sử dụng hay không sử dụng dịch vụ của SCB. Nhiều đường link lừa đảo được cung cấp trong tin nhắn giả mạo như: scb.vn-eg.top, scb.vn-eg.xyz, scb.vn-tr.xyz, scb.vn-tr.xyz, scb.vn-zt.top, scb.vn-tr.top…
"Các đường link lừa đảo chỉ sai khác một vài ký tự hoặc chi tiết so với đường link thật nên rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Đường link dẫn đến website mạo danh có giao diện gần giống với trang chủ tương ứng theo brandname bị mạo danh. Khi khách hàng nhập username/password/OTP, những kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt tài khoản và đánh cắp tiền. Do đó, khách hàng cần chủ động bảo vệ thông tin tài khoản của mình", đại diện SCB cho biết.
Giữa tháng 8, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng có cảnh báo với nội dung tương tự gửi tới khách hàng. Theo VPBank, lợi dụng kẽ hở của đơn vị cung cấp dịch vụ tin nhắn viễn thông (SMS), hiện đang có hiện tượng kẻ gian giả mạo thương hiệu VPBank và các ngân hàng khác (SHB, ACB, TPB...) để gửi đi các tin nhắn có nội dung phát hiện khách hàng sử dụng dịch vụ tại nước ngoài hoặc dịch vụ toàn cầu và yêu cầu click vào đường link để hủy.
Chẳng hạn, "Tài khoản của Quý khách vừa mở dịch vụ tài chính toàn cầu với phí dịch vụ hằng tháng là xxx VND sẽ bị trừ trong y giờ. Nếu không phải bạn mở dịch vụ, vui lòng nhấn vào link có định dạng ví dụ như vpbank.abc-tp.abclmn để hủy".
Phía VPBank khẳng định, những tin nhắn có nội dung thông báo về những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng không đăng ký đều là tin nhắn giả mạo, nhằm mục đích lừa khách hàng bấm vào link đính kèm tin nhắn và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.
Trước tình hình trên, nhiều ngân hàng thương mại gửi khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không bấm vào các đường link, tên miền lạ, không cung cấp mã OTP, mã xác nhận cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng.
Hiện các ngân hàng đang khẩn trương làm việc với đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông và các cơ quan chức năng để ngăn chặn hành vi giả mạo này.
Công an Hải Phòng cảnh báo 8 thủ đoạn chiếm đoạt tài sản qua mạng Các đối tượng giả danh các nhà mạng gọi điện thông báo số thuê bao điện thoại của bạn đã trúng thưởng tài sản có giá trị lớn; để nhận được tài sản đó phải mất phí... |
Cảnh giác với hành vi giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản Mới đây, một đối tượng tự xưng là Trung úy Công an Tuyên Quang đã lừa chiếm đoạt tiền của người dân, sau khi gọi điện thông báo cho người bị hại thông tin có liên quan đến vụ án ma túy, rửa tiền. |