Cần Thơ: bác sĩ can thiệp nhanh cứu bệnh nhân mắc COVID-19 nặng
Bệnh nhân nữ T. T. T. (SN 1968, quê Đồng Tháp) ho khạc đàm đục, khó thở ngày càng nhiều, kết quả xét nghiệm Reatime PCR SARS CoV-2 dương tính. Bệnh nhân được chỉ định nhập điều trị tại khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ với chẩn đoán mắc COVID-19 mức độ nặng, viêm phổi, suy hô hấp.
Hình ảnh ổ xuất huyết của bệnh nhân trước can thiệp. |
Sau 9 ngày nằm viện có sử dụng kháng đông theo phác đồ điều trị COVID-19, bệnh nhân đau bụng vùng hạ sườn - hông - quanh rốn và có triệu chứng sốc giảm thể tích do mất máu cấp: bụng chướng, đau bụng phải, mạch nhanh nhẹ, huyết áp thấp, niêm nhạt, da xanh... Kết quả xét nghiệm công thức máu: chỉ số Hemoglobin giảm nặng, bệnh nhân được hồi sức tích cực và truyền máu siêu âm bụng và chụp cắt lớp vi tính có bơm thuốc cản quang ghi nhận khối máu tụ vùng thành bụng với dấu hiệu xuất huyết nội đang diễn tiến.
Các bác sĩ hội chẩn quyết định chụp và nút động mạch điều trị cầm máu các tạng số hóa xóa nền kết quả ghi nhận đa ổ xuất huyết xuất phát từ nhánh động mạch thượng vị - dưới, tiến hành bơm hỗn hợp keo vào nhánh động mạch có thoát mạch. Kỹ thuật thành công sau 60 phút, ổ xuất huyết đã được kiểm soát, tắc hoàn toàn. Tình trạng bệnh nhân sau can thiệp huyết động và toàn trạng ổn định dần. Bệnh nhân xét nghiệm COVID-19 bằng kỹ thuật RT- PCR cho kết quả âm tính nên được chuyển đến khoa nội hô hấp điều trị.
Theo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định, bụng mềm, không chướng, phổi thông khí tốt, dự kiến xuất viện ngày 2/3.
Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định, dự kiến xuất viện ngày 2/3. |
BSCK2 Dương Thiện Phước - Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện cho biết, những bệnh nhân COVID-19 trầm trọng thường có sự tăng đông. Điều trị kháng đông thường được đề nghị để giảm nguy cơ huyết khối, dẫn đến một biến chứng nặng, tiềm ẩn như chảy máu tự phát. Thuyên tắc động mạch qua da (PTAE) có thể cứu sống những bệnh nhân nặng nguy kịch cùng với sự phối hợp điều trị thuốc. Ở những bệnh nhân COVID-19 trung bình - nặng thường hiện diện tình trạng tăng đông. Đây là hậu quả của độc tính virus cũng như tình trạng đáp ứng viêm quá mức của cơ thể, vì thế, các thuốc kháng đông được các bác sĩ chỉ định. Điều này có thể dẫn đến tăng biến chứng như chảy máu tự phát (0.1-0.6%).
Theo BS.CK2 Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, đối với những ca cấp cứu như trên, ngoài khả năng chuyên môn của các bác sĩ thì phương tiện, trang thiết bị cũng đóng vai trò quyết định. Chính vì vậy nhiều năm qua, bênh cạnh đào tạo đội ngũ nhân lực, bệnh viện đã tập trung đầu tư và sử dụng rất hiệu quả nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám và điều trị của người dân.
Đồng bằng sông Cửu Long hợp tác phục hồi ngành “công nghiệp không khói” Chiều 28/2, tại TP Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị “Phục hồi và phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong trạng thái bình thường mới”. |
Lãnh đạo TP Cần Thơ tiếp Đại sứ Philippines Sáng ngày 28/2, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện cũng lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã có buổi tiếp thân mật Ngài Meynardo Los Banos Montealegre - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Philippines tại Việt Nam cùng thành viên đoàn công tác đến chào xã giao. |
Tuổi trẻ Cần Thơ tiếp nhận hơn 52 tỷ đồng hỗ trợ chăm lo cho người dân thành phố Ngày 27/2, Thành đoàn Cần Thơ tổ chức lễ khởi động Tháng Thanh niên với chủ đề “Tuổi trẻ sáng tạo vì Thành phố Cần Thơ phát triển”. |