Campuchia và mục tiêu nước có thu nhập cao năm 2050: Ba lĩnh vực đột phá
Ông Hun Manet được Quốc vương Campuchia bổ nhiệm làm Thủ tướng Ngày 7/8, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã ban hành sắc lệnh hoàng gia bổ nhiệm ông Hun Manet làm tân Thủ tướng Campuchia. |
6 ưu tiên của tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet Trong phát biểu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VII ở Phnom Penh, ngày 22/8, tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet cam kết sẽ lãnh đạo cơ quan hành pháp đất nước nhằm thực hiện thắng lợi cương lĩnh chính trị mà đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đã cam kết với người dân. |
Tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư ASEAN (ASEAN BIS) 2023 vừa diễn ra tại Jakarta (Indonesia), Thủ tướng Hun Manet đã nhắc đến Tầm nhìn kinh tế quốc gia - “Chiến lược ngũ giác" tập trung vào ba lĩnh vực chính: Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số, thúc đẩy tính toàn diện và bền vững.
Ông Hun Manet nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục và đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao. Bằng cách trang bị cho người dân Campuchia những kiến thức và kỹ năng cần thiết, đất nước này có thể thu hút nhiều đầu tư hơn và tạo ra việc làm có giá trị cao.
Ông cũng đề cập đến nền kinh tế kỹ thuật số như một động lực tăng trưởng và đổi mới, tận dụng tiềm năng của công nghệ để chuyển đổi các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, du lịch và sản xuất. Bằng cách khai thác sức mạnh của công nghệ, Campuchia có thể nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả và tạo ra những cơ hội mới cho người dân của mình.
Nội các chính phủ của Thủ tướng Hun Manet |
Về tính bền vững, ông Hun Manet cho rằng cần phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế mà không ai bị bỏ lại phía sau.
“Chiến lược Ngũ giác Giai đoạn 1” là nhằm gìn giữ nền hòa bình đã đạt được, vun đắp cho tiến trình tăng trưởng kinh tế và phát triển chung; xây dựng và củng cố nền tảng để thúc đẩy phát triển.
Chiến lược hướng tới các mục tiêu xuyên suốt của nhiệm kỳ chính phủ mới, bao gồm đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ bình quân 7% gắn với khả năng chống chịu trước các khủng hoảng; tạo thêm nhiều việc làm cho người dân, đặc biệt là thanh niên, cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó là giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 10% và tiếp tục nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo đến mức thấp nhất. Tăng cường năng lực quản trị và nâng cao chất lượng chính sách ở cả cấp quốc gia và địa phương nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dịch vụ công. Tiếp tục tăng cường hoạt động quản trị trong lĩnh vực tư nhân và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, đầu tư và thương mại. Đảm bảo tính bền vững của hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chính phủ sẽ ưu tiên đào tạo nghề và kỹ thuật cho thanh niên thuộc các hộ nghèo và hộ dễ bị tổn thương trên phạm vi toàn quốc. Mặt khác, đưa ra Chiến lược phát triển kinh tế tư nhân để người dân có thể tham gia vào hệ thống kinh tế nhà nước và chính thức hưởng lợi từ hệ thống bảo trợ xã hội. Ngoài ra, chính phủ đưa ra cơ chế điều phối tài chính phù hợp nhằm thúc đẩy sản xuất, tìm kiếm thị trường, bình ổn giá các mặt hàng nông sản chủ lực ở mức phù hợp…
Tốc độ tăng trưởng bền vững 7%/năm
Campuchia là quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh trong hàng chục năm nhưng đã đạt được tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây. Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, Campuchia là một trong số các quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế ổn định, với tốc độ tăng trưởng bền vững 7%/năm trong hai thập niên qua. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Campuchia tăng từ hơn 2,8 tỷ USD năm 1995 lên ước tính gần 31 tỷ USD năm 2023, xếp thứ 109 thế giới.
Trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước này đạt 5,5% và nguồn thu từ thuế, hải quan vượt hơn 127% so với kế hoạch (tương đương hơn 6,1 tỷ USD).
Nền kinh tế Campuchia tiếp tục phục hồi sau đại dịch và hưởng lợi từ các hiệp định thương mại khu vực mới, qua đó giúp thu hút thêm đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Cơ cấu kinh tế của Campuchia tiếp tục dịch chuyển từ việc chủ yếu dựa vào lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang dựa vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ công. Nông nghiệp, dệt may, du lịch và xây dựng là những lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế Campuchia, chiếm khoảng 80% tổng giá trị xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu chính của Campuchia là Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Xuất khẩu gạo đóng góp khoảng 12% GDP |
Nước này đã xuất khẩu hơn 630.000 tấn gạo trị giá 418 triệu USD và 3,4 triệu tấn thóc trị giá 881 triệu USD vào năm ngoái. Tổng xuất khẩu gạo và lúa đạt hơn 1,2 tỷ USD mỗi năm. Xuất khẩu gạo đã đóng góp khoảng 12% GDP của nước này.
Chính phủ Campuchia kỳ vọng, năm 2023 nền kinh tế nước này sẽ đạt tăng trưởng 5,6%. GDP bình quân đầu người dự kiến đạt 1.924 USD, cao hơn so với năm 2022 là 1.785 USD.
"Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, Campuchia sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực vào năm 2025. Nước này có tỷ lệ thất nghiệp gần như bằng 0 và đang tạo ra nhiều việc làm tốt hơn với thu nhập ngày càng tăng", Anthony Galliano - Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Campuchia cho biết.
Ông Hun Manet: Làm bạn với các nước, phục vụ lợi ích quốc gia và nhân dân Campuchia Ông Hun Manet dự kiến sẽ trở thành thủ tướng mới của Campuchia trong tháng 8 này. Trong nhiều phát ngôn, ông nhắc đến lập trường ngoại giao trung lập của Campuchia và cho biết Chính phủ Campuchia do CPP lãnh đạo luôn giữ vững lập trường đặt lợi ích của người dân Campuchia lên trên hết. |
Ông Hun Manet sẽ kế thừa di sản của Thủ tướng Hun Sen Được giáo dục ở phương Tây, ông Hun Manet được kỳ vọng mang đến hình ảnh mới cho đất nước Campuchia, nhưng sẽ vẫn tuân thủ chính sách đối ngoại của đảng Nhân dân Campuchia (CPP): trung lập và không liên minh, liên kết. |