Chuyên gia quốc tế chia sẻ phương pháp tiếp cận mới cho cảnh quan nông nghiệp bền vững
Tham dự diễn đàn có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh; ông Phạm Thiện Nghĩa, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp và ngài Prasana De Silva, Giám đốc Điều hành WWF toàn cầu; cùng với sự tham dự trực tiếp và trực tuyến của các Bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, tổ chức trong nước và quốc tế, lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố cả nước.
Quang cảnh Diễn đàn cấp cao về phương pháp tiếp cận mới cho cảnh quan nông nghiệp bền vững. Ảnh: Nguyệt Ánh. |
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định quyết tâm của ngành nông nghiệp thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh, minh bạch và có trách nhiệm, không đánh đổi tăng trưởng bằng bất kỳ giá trị hữu hình hay vô hình, chuyển đổi mô hình nông nghiệp theo ba trục Nông nghiệp sinh thái - Nông thôn hiện đại - Nông dân thông minh.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Báo Đồng Tháp. |
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, trong bối cảnh phát triển mới, với xu hướng sử dụng cách tiếp cận đa ngành, nông nghiệp tích hợp đa giá trị, tiếp cận mới về quản lý bền vững cảnh quan nông nghiệp bền vững trong sự tương tác của con người, động, thực vật và môi trường nhằm đảm bảo sức khỏe cho con người và hành tinh đang được nhiều quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm, đặc biệt là Việt Nam - là một nước đang phát triển vì hai mục tiêu song song: phát triển kinh tế và bền vững. Do đó, để đạt được nông nghiệp sinh thái, hiện đại, xanh trong mối tương quan với sự phát triển và tương tác với các hoạt động khác nhưng vẫn đảm bảo cảnh quan thiên nhiên bền vững, Việt Nam rất cần có những tri thức mới, những bài học về lý luận và thực tiễn tốt nhất trên thế giới.
Về định hướng phát triển nông nghiệp, ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho rằng, nông thôn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp quá mức vào tự nhiên; chủ động và tích cực thích ứng với biến đổi khí hậu, phát hiện và phát huy lợi thế, dư địa của quá trình BĐKH tạo ra, để cùng với tài nguyên, con người, tiến bộ khoa học công nghệ của nền công nghiệp 4.0; biến nguy cơ thành thời cơ, biến bất lợi thành lợi thế. Chuyển từ nền nông nghiệp sản lượng sang nền nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững; xây dựng nông thôn mới hướng tới đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn giàu có và thịnh vượng.
Theo đó, Đồng Tháp đẩy mạnh phát triển các hệ thống canh tác nông nghiệp bền vững theo hướng “thuận thiên”, thích ứng với BĐKH phù hợp với xu thế tiêu dùng, thị trường, hướng đến nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái bền vững, đem lại giá trị cao hơn cho ngành nông nghiệp. Tỉnh phát huy những mô hình đa canh như lúa - tôm, lúa - cá, lúa - cá - vịt, mô hình lúa - sen; khôi phục sinh thái trên sông Tiền gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản; trồng cây gây rừng, bảo tồn và phát triển các khu rừng sinh thái, triển du lịch nông nghiệp gắn Đồng sen, vườn cây ăn trái, mang lại giá trị cao hơn cho ngành nông nghiệp.
Ngài Prasanna De Silva, Giám đốc Điều hành WWF Toàn cầu phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Nguyệt Ánh. |
Ngài Prasanna De Silva, Giám đốc Điều hành WWF Toàn cầu nhấn mạnh, các đồng bằng và các hệ sinh thái nước ngọt trên thế giới khác, đa dạng sinh học của ĐBSCL đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH và các tác động của con người nên Chính phủ Việt Nam cần có những kế hoạch hành động tích hợp được nhiều yếu tố từ tầm nhìn, chính sách, sự huy động tài chính bền vững và can thiệp ở qui mô lớn đủ để duy trì, tạo dựng và phục hồi lại hệ sinh thái. Các hệ thống sản xuất thực phẩm bền vững là một trong những giải pháp cơ bản để giải quyết các thách thức hiện tại.
Theo ông, Tràm Chim được cả thế giới đã công nhận rất ấn tượng và quan trọng không chỉ với Đồng Tháp, mà còn với các tỉnh hạ lưu của ĐBSCL, không chỉ với Việt Nam mà còn với cả thế giới. Di sản này là một phần quan trọng của sinh quyển thế giới, cần tiếp tục duy trì và phát triển những vùng đa dạng sinh học như tài sản thiên nhiên, là những vũ khí và giải pháp dựa vào thiên nhiên tuyệt vời để giúp Việt Nam có thể kiên cường với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. WWF mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Bộ và các bên liên quan trong lĩnh vực đa dạng sinh học, bảo tồn sinh cảnh, bảo tồn loài, phát triển kinh tế, phác thải các bon thấp…
Tại diễn đàn các nhà khoa học, các chuyên gia đã trao đổi giữa về phương pháp tiếp cận mới cho cảnh quan nông nghiệp bền vững; cũng như tìm hiểu và chia sẻ các mô hình phát triển cảnh quan nông nghiệp bền vững trên thế giới; các thực tiễn tốt được thực hiện ở Việt Nam có thể phát triển và nhân rộng trên toàn quốc. Đồng thời, đề xuất các giải pháp về quản lý, tài chính phù hợp cho cảnh quan nông nghiệp bền vững; hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách Việt Nam và cơ quan chuyên môn công cụ quản lý và lập kế hoạch hành động để cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của ngành và các cam kết quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triền bền vững.
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam sản xuất bền vững Dự án Eco-Fair được đánh giá mang đến một cơ hội tốt để Việt Nam tiến tới hình thành ngành nông sản bền vững hơn, thông qua việc thu hút các bên liên quan trong chuỗi giá trị. |
Schneider Electric đạt được hiệu suất vượt trội trong 4 xếp hạng về tính bền vững của doanh nghiệp Schneider Electric, công ty hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi kỹ thuật số của quản lý năng lượng và tự động hóa, đã có thêm một năm hoạt động hiệu quả về Môi trường, Xã hội và Quản trị (Environmental, Social and Governance -ESG) dựa trên đánh giá xếp hạng năm 2021 từ các chuyên gia hàng đầu thế giới độc lập và nổi tiếng. |
Tiếp tục cam kết bảo vệ, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan Trung ương của các ban, ngành và đoàn thể; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hưởng ứng Ngày Đất ngập nước thế giới 2/2. |