Các kỳ Đại hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
VUFO phát động phong trào thi đua năm 2019 với 4 nội dung chính VUFO tổ chức gặp mặt hữu nghị đón Xuân Mậu Tuất 2018 VUFO tích cực chuẩn bị cho nhiều hoạt động quan trọng trong năm 2018 |
Đại hội lần thứ I Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, của Việt Nam.
Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) các chỉ thị của Ban Bí thư, Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị Việt Nam đã tiến hành Đại hội (Hội nghị toàn quốc) lần thứ nhất tại Hà Nội trong hai ngày 26-27/7/1993.
Dự Đại hội có 193 Đại biểu và khách mời, gồm các ủy viên đoàn Chủ tịch Liên hiệp (đồng thời là chủ tịch các tổ chức thành viên Liên hiệp, một số nhân sỹ trí thức), Chủ tịch hoặc các đại diện tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị của 17 tỉnh, thành phố, đại diện 33 tỉnh, thành phố chưa có các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, đại diện nhiều cơ quan có quan hệ với công tác của Liên hiệp, giới thông tấn báo chí.
Các đồng chí Hồng Hà thay mặt Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (Nguyên Chủ tịch Liên hiệp) và Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh thay mặt Chính phủ đã đến dự và phát biểu với Đại hội.
Đại hội đã khẳng định và làm rõ hơn vị trí, chức năng của Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội chuyên trách về đối ngoại nhân dân, một trong ba bộ phận cấu thành mặt trận đối ngoại. Có thể nói nếu trước Đại hội nhiều người chưa hiểu rõ tính chất, chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp thì sau Đại hội nhiều đại biểu nhất là đại biểu địa phương, đã hiểu rõ.
Đại hội đã nhất trí đánh giá những việc Liên hiệp đã làm được trong thực hiện đường lối và nhiệm vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đại hội cũng nhận xét những việc chưa làm được, những khó khăn Liên hiệp đã và đang phải giải quyết mà nguyên nhân chủ yếu về mặt chủ quan là Liên hiệp chưa thực sự đổi mới về nội dung, phương pháp hoạt động cũng như về tổ chức cán bộ.
Đại hội đã thảo luận và nhất trí quyết định: Trước tình hình mới trên quốc tế cũng như ở nước ta, cần thực sự và khẩn trương đổi mới công tác của Liên hiệp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 về đối ngoại. Trước hết là đổi mới về nội dung hoạt động, phải nghiên cứu để tìm ra nội dung mới của công tác hòa bình, đoàn kết, hữu nghị. Không thể chung chung mà phải có nội dung cụ thể, hỗ trợ cho sự giao lưu và hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật. Đồng thời, các mặt hoạt động hòa bình, đoàn kết,hữu nghị vận động viện trợ nhân dân phải gắn với nhau.
Về phương thức hoạt động, cần đổi mới theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ cả với tổ chức lẫn cá nhân nước. Nhiều đại biểu nhấn mạnh phải chú ý công tác thông tin đối ngoại của Liên hiệp (qua sách báo, các đoàn giới thiệu văn hóa, nghệ thuật…).
Một vấn đề được Đại hội quan tâm, nhất là các đại biểu địa phương, là công tác quản lý, viện trợ nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Hội nghị kiến nghị Ban Bí thư và Chính phủ quan tâm thống nhất chỉ đạo và quản lý công tác này.
Cùng với Nghị quyết chung về nhiệm vụ, Đại hội đã thông qua nghị quyết về nhân sự, cử đồng chí Nguyễn Quang Tạo làm Chủ tịch Liên hiệp, bổ sung bà Ngô Bá Thành làm Phó Chủ tịch, bổ sung danh sách đoàn Chủ tịch. Thông qua kiến nghị sửa đổi điều lệ (nhằm làm rõ thêm vai trò, vị trí, chức năng và tài chính của Liên hiệp)
Đại hội toàn quốc lần thứ II, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Đoàn Chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp lần thứ II |
Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước; thực hiện chỉ thị (số 44-Chủ tịch/TW) về mở rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đại hội toàn quốc lần thứ II Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã được tiến hành tại Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 6/1/1998 với sự tham gia của 145 đại biểu thuộc các tổ chức thành viên.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại và đồng chí Nguyễn Thị Bình, Phó Chủ tịch nước đã tới dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội. Đại hội đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và nhất trí thông qua báo cáo của đoàn Chủ tịch về đánh giá tình hình và công tác của Liên hiệp kể từ Đại hội lần thứ nhất từ tháng 7/1993 đến Đại hội và phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu đến năm 2002.
Đại hội đã nhất trí thông qua báo cáo về sửa đổi Điều lệ và Điều lệ (sửa đổi); giao cho đoàn Chủ tịch hoàn chỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Đại hội đã thông qua danh sách nhân sự Đoàn Chủ tịch và nhất trí cử ông Nguyễn Chí Vu làm Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Trong nhiệm kỳ từ Đại hội I đến Đại hội II, hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã đạt được những kết quả chủ yếu: Góp phần tích cực củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nước; Tích cực tham gia cuộc đấu tranh vì hòa bình và đoàn kết, hợp tác của nhân dân trên thế giới; Nâng cao hiệu quả công tác làm đầu mối vận động điều phối và quản lý viện trợ phi chính phủ trong cả nước.
Khối lượng công tác vận động, điều phối và quản lý viện trợ phi chính phủ tăng lên khá lớn. Số tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động ở nước ta, từ 125 tổ chức năm 1991 tăng lên 450 tổ chức vào cuối 1996. Gíá trị viện trợ phi chính phủ tăng từ 20 triệu USD năm 1991 lên 80 triệu USD năm 1997. Trong năm (1993-1997), tổng giá trị viện trợ là 330 triệu USD.
Tăng cường và đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động và xây dựng đội ngũ cán bộ của Liên hiệp ở Trung ương và địa phương.
Từ 37 tổ chức thành viên ở 20 tỉnh, thành phố có Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tại Đại hội toàn quốc lần I tháng 7/1993. Đến Đại hội II, Liên hiệp có 42 Hội hữu nghị, Ủy ban đoàn kết song phương và hai Ủy ban đa phương (Ủy ban hòa bình; Ủy ban đoàn kết, hợp tác với Á Phi, Mỹ La tinh). Đã có Liên hiệp ở 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các hoạt động của Liên hiệp, các thành viên của Liên hiệp ở Trung ương và địa phương cùng các hoạt động đối ngoại của các tổ chức là thành viên khác của Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã nâng cao vị trí, vai trò quan trọng của đối ngoại nhân dân, một bộ phận cấu thành của mặt trân đối ngoại. Các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và vận động viện trợ phi chính phủ do Liên hiệp và các tổ chức thành viên của Liên hiệp thực hiện là “cánh quân quan trọng trong thế trận ngoại giao nhân dân”.
Nhận thức tầm quan trọng của công tác ngoại giao nhân dân trong thời kỳ mới, Đại hội nhấn mạnh trong các hoạt động sắp tới của Liên hiệp, các tổ chức thành viên cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, tăng cường hợp tác với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức nhân dân; đẩy mạnh sự phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự thống nhất quản lý của Nhà nước nhằm hoàn thành phương hướng, nhiệm vụ mà Đại hội toàn quốc lần thứ II đã thông qua.
Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam lần thứ III
Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp lần thứ III |
Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam lần thứ III đã họp tại Hà Nội từ ngày 27-28/4/2003 với sự tham dự của 345 đại biểu chính thức đại diện cho 44 Ủy ban, Hội toàn quốc và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nhân dịp Đại hội lần này, Đảng và Nhà nước đã quyết định tặng huân chương Hồ Chí Minh cho Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, huân chương độc lập hạng nhất cho Ủy ban hòa bình Việt Nam, Ủy ban Việt Nam đoàn kết và hợp tác với các nước Á- Phi-Mỹ Latinh, huân chương độc lập hạng nhì cho Hội hữu nghị Việt – Xô và Hội hữu nghị Việt – Trung vì những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đồng chí Nguyễn Văn An, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch quốc hội đã thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước dự Lễ khai mạc Đại hội, trao tặng các huân chương cao quý của Đảng và Nhà nước cho Liên hiệp và các tổ chức thành viên, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Đồng chí Vũ Khoan, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ Tướng Chính phủ đã đến dự và trao đổi, giải đáp những vấn đề các đại biểu Đại hội quan tâm về đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta và về công tác đối ngoại nhân dân.
Đại hội đã đón 24 đại biểu quốc tế đại diện cho 25 tổ chức từ 17 nước đến dự Đại hội. Đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã tiếp thân mật các đại biểu quốc tế đến tham dự Đại hội.
Tại các phiên toàn thể, Đại hội đã nghe trình bày báo cáo của đoàn công tác Liên hiệp đánh giá kết quả hoạt động của Liên hiệp trong nhiệm kỳ 1998-2002, đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp cơ bản cho nhiệm kỳ 2003-2007; nghe phát biểu của các đồng chí lãnh đạo, phát biểu của đại diện các đoàn khách quốc tế, tham luận của đại diện các tổ chức thành viên, báo cáo về sửa đổi Điều lệ và báo cáo về hiệp thương nhân sự đoàn công tác, Ban Thường vụ đoàn công tác Liên hiệp khóa III.
Các đại biểu Đại hội đã tham gia 4 trọng tâm chuyên đề để thảo luận về các nội dung lớn của Đại hội; Về đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị; về đổi mới các Ủy ban, Hội toàn quốc; về củng cố các Liên hiệp địa phương; về công tác phi chính phủ Nhà nước.
Đại hội đã thông qua báo cáo của đoàn công tác Liên hiệp nhiệm kỳ 1998 – 2002, thông qua những nội dung cơ bản của điều lệ sửa đổi, hiệp thương cử Đoàn công tác Liên hiệp gồm 17 đồng chí, do đồng chí Vũ Xuân Hồng làm công tác, thông qua Nghị quyết Đại hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp lần thứ IV |
Tại thủ đô Hà Nội, ngày 18/12/2008 đã diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam lần thứ IV- nhiệm kỳ 2008-2013.
Tới dự có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thưởng trực Ban Bí thư; đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên công tác nước; đồng chí Phạm Gia Khiêm, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Tới dự có các đồng chí nguyên là lãnh đạo và cán bộ lão thành của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Tất cả đại biểu là các ủy viên đoàn công tác Liên hiệp và các đại diện cho các tổ chức thành viên ở Trung ương và các tỉnh, thành về tham dự Đại hội.
Các vị đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đến dự phiên khai mạc Đại hội; đông đảo các phóng viên báo chí trong và ngoài nước đã đến dự và đưa tin về Đại hội.
Trước khi diễn ra Đại hội IV, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị (số 28-CT/TW ngày 2/12/2008) về tiếp tục đổi mới và nâng cao kết quả hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Chỉ thị nêu rõ: Tiếp tục đổi mới các mặt công tác của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam theo phương châm: “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” với các nhiệm vụ chính: Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa, quan hệ đối tác nhằm góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước. Tích cực, chủ động tham gia vận động, đấu tranh dư luận trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền; quảng bá hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Tích cực tham gia các diễn đàn, hoạt động của nhân dân thế giới và các cơ chế khu vực và quốc tế vì lợi ích của đất nước, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, phát triển, công bằng, bền vững, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ động vận động viện trợ và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu để làm tốt nhiệm vụ tham mưu về các vấn đề đối ngoại. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại.
Đại hội lần thứ IV đã thông qua báo cáo chính trị của Đoàn công tác nhiệm kỳ III, tổng kết, đánh giá công tác của Liên hiệp trong giai đoạn 2003-2008 và phương hướng, nhiệm vụ nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp trong nhiệm kỳ 2008-2013 theo tinh thần chỉ thị 28/ CT/TW ngày 2/12/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đại hội cũng đã nhất trí thông qua các nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Liên hiệp cho phù hợp với tính chất, vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp trong tình hình mới.
Đại hội đã hiệp thương nhất trí cử Đoàn công tác, Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra của Đoàn công tác Liên hiệp để lãnh đạo hoạt động của Liên hiệp trong nhiệm kỳ 2008-2013. Đồng chí Vũ Xuân Hồng tái đắc cử làm Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Đoàn Chủ tịch Liên hiệp khoá V ra mắt. |
Sáng 30/12/2013, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V nhiệm kỳ 2013 – 2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Tham dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; Phạm Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; cùng các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các bộ ngành, một số tổ chức hữu nghị quốc tế và các thành viên Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam…
Sau hơn 20 năm trưởng thành và phát triển, tổng số tổ chức thành viên của Liên hiệp hiện nay là 107 (tăng 20 tổ chức thành viên so với trước Đại hội IV), trong đó số tổ chức thành viên ở trung ương là 63 (tăng 9 tổ chức so với đầu nhiệm kỳ) và số tổ chức thành viên ở địa phương là 44 (tăng 11 tổ chức so với đầu nhiệm kỳ).
Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động, rút ra bài học kinh nghiệm trong thời gian qua và nhận thức được yêu cầu của tình hình mới, Liên hiệp đề ra phương hướng và giải pháp nhằm củng cố tổ chức, tăng cường năng lực, tiếp tục đổi mới và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Liên hiệp trong thời gian tới; tập trung vào các nội dung chính như: đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm tăng cường tình đoàn kết quốc tế, vì hòa bình và phát triển; tăng cường và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; củng cố và phát triển tổ chức…
Phát biểu tại Đại hội, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đánh giá cao sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong việc triển khai các nghị quyết quan trọng của Đảng, gắn liền việc thực hiện nghị quyết Đại hội 4 của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Ông Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam với tinh thần “Hòa bình, hữu nghị, hợp tác, hội nhập” sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế để đạt được những thành tựu to lớn hơn đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với vai trò nòng cốt và chuyên trách của Liên hiệp trong công tác đối ngoại nhân dân.
Đại hội đã thông qua Điều lệ và tiến hành hiệp thương bầu Đoàn Chủ tịch nhiệm kỳ 2013-2018 gồm 147 ủy viên và Ban Thường vụ gồm 23 ủy viên. Ông Vũ Xuân Hồng được tín nhiệm tiếp tục giữ chức Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; ông Đôn Tuấn Phong giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký; bà Nguyễn Thị Hoàng Vân giữ chức Phó Chủ tịch chuyên trách nhiệm kỳ 2013-2018.
VUFO phát động phong trào thi đua năm 2019 với 4 nội dung chính TĐO - Ngày 19/4/2019, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp Hữu nghị) đã ra văn bản số 891/LH-KT – phát động ... |
Chủ tịch VUFO gặp gỡ hai thế hệ người Mỹ yêu Việt Nam TĐO - “Nhiều người dân Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của hậu quả chiến tranh. Do đó, chúng tôi vô cùng cảm ... |
VUFO ký kết hợp tác với Uỷ ban đối ngoại Quốc hội TĐO - Chiều 9/7, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam (VUFO) và Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội sẽ ... |