Các công ty công nghệ đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng xanh, hướng tới “zero-carbon”
80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ lạc hậu: Tăng trưởng xanh tại Việt Nam gặp nhiều thách thức Trong số các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam, chỉ có 5% doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, 15% doanh nghiệp sử dụng công nghệ ở mức trung bình; trong khi có tới 80% sử dụng công nghệ lạc hậu... |
9 tỷ USD từ doanh nghiệp đã đầu tư vào tăng trưởng xanh Khu vực doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, đã đầu tư khoảng 9 tỷ USD vào các lĩnh vực liên quan đến tăng trưởng xanh, phát triển xanh, chiếm khoảng 2% GDP. |
Trước những tác động xấu, nguy hại từ sự biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh đã và đang được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển của nhiều nước trên thế giới, đi cùng nỗ lực đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Tiêu biểu, các quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản và một số nước Tây Âu như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan... đều đã đưa cam kết mạnh mẽ để hướng tới tăng trưởng xanh.
Không nằm ngoài xu thế đó, tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã đưa ra cam kết để Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
"Với Việt Nam, tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới" - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nhấn mạnh điều này tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm 2023, trung tuần tháng 3 vừa qua.
Đồng thời, làn sóng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh này cũng đã mở ra thị trường, "sân chơi" lớn cho các doanh nghiệp - đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ tiên phong. Bởi "công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng" trong tăng trưởng xanh.
"Những năm gần đây, chúng ta nói "xanh" không chỉ là về doanh nghiệp, mà nói về khoa học công nghệ. Chúng ta phải đòi hỏi công nghệ cao nhất... Để nền kinh tế của chúng ta giảm phát thải bằng 0, thì công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng" - ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) cho biết tại một cuộc tọa đàm do Cổng Thông tin Chính phủ tổ chức mới đây.
Các hãng công nghệ tích cực vào cuộc
Trong bản tin vừa phát đi, Xiaomi - một trong những "ông lớn" công nghệ của Trung Quốc đang đặt mục tiêu cắt giảm 98% phát thải khí nhà kính (GHG) từ các phân khúc hoạt động chính vào năm 2040.
Theo đó, hãng này sẽ giảm thiểu lượng phát thải carbon thông qua việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ sạch, mở rộng các kỹ thuật quản lý chất thải điện tử cũng như triển khai các hoạt động vận hành và hậu cần xanh. Mục tiêu của triết lý "Zero-carbon" là hướng đến việc nâng cao hiệu quả và giá thành hợp lý của sản phẩm, đồng thời giảm thiểu lượng khí thải carbon của sản phẩm và dịch vụ.
Trong năm 2022, hãng đã đầu tư hơn 50% tổng chi phí R&D cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch. Cũng trong năm, việc ứng dụng các bằng sáng chế và sản phẩm về công nghệ sạch đã mang lại 59,7% doanh thu cho công ty.
Trước đó, từ năm 2021, Xiaomi đã đề ra mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đầu tiên, nhằm cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người từ nhà máy tự vận hành xuống 4,5% vào năm 2026 so với mức cơ sở năm 2020. Và tính đến ngày 31/12/2022, công ty này đã giảm được 21,12% lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người so với năm 2020.
Năm 2022, Xiaomi cho biết đã tái chế khoảng 4.500 tấn rác thải điện tử, bao gồm cả điện thoại thông minh. Từ năm 2022 đến năm 2026, công ty cam kết tái chế 38.000 tấn rác thải điện tử và sử dụng 5.000 tấn vật liệu tái chế trong các sản phẩm của mình.
Đồng thời, Xiaomi cũng tiếp tục mở rộng chương trình Thu cũ đổi mới (Trade-In) bằng cách gia tăng các thể loại sản phẩm có thể tái chế và phạm vi cung cấp dịch vụ tái chế; tiến hành thu gom các sản phẩm đã qua sử dụng tại cửa hàng, qua đường bưu điện và tại nhà để khuyến khích người tiêu dùng tái chế sản phẩm.
Bên cạnh đó, hãng cũng tăng cam kết thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tuần hoàn bằng việc tân trang các sản phẩm đã qua sử dụng. Vào năm 2022, nhà máy cải tạo và nâng cấp của Xiaomi đã tân trang khoảng 94.000 điện thoại thông minh, 5.600 xe máy điện và 6.200 TV thông minh, tất cả đều được bán dưới dạng sản phẩm tân trang đã được chứng nhận.
Trang trại điện mặt trời của Sunseap tại Singapore có sự bắt tay cùng Huawei. |
Đầu tháng 4, tại sự kiện công bố Báo cáo thường niên năm 2022 - Huawei, một doanh nghiệp công nghệ khác tới từ Trung Quốc cũng đã tiếp tục nêu bật định hướng phát triển nhiều giá trị, ứng dụng công nghệ mang tính đột phá, xanh và bền vững để hướng đến một thế giới chuyển đổi số thông minh.
Đơn cử, tại Thái Lan, Huawei cho biết đã bắt tay cùng Grand Canal Land để phát triển các tòa văn phòng số, mở rộng sang trung tâm mua sắm, căn hộ, khách sạn… trên khắp cả nước thông qua kết nối giải pháp 5G với hệ sinh thái kỹ thuật số. Trong đó, các giải pháp năng lượng sạch từ Huawei giúp thúc đẩy tính trung hòa carbon, giảm lượng khí thải nhà kính xuống mức 0%, góp phần tạo ra thành phố thông minh xanh, hiện đại và phát triển.
Hay tại Singapore, đối mặt với bài toán hiệu quả trong việc tiêu thụ năng lượng, quốc đảo này đã lựa chọn hợp tác cùng Huawei để triển khai dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn.
Theo đó, nhà cung cấp năng lượng mặt trời lớn nhất Singapore - Sunseap Group - đã xây dựng trang trại năng lượng mặt trời trên biển với sự hỗ trợ của Huawei. Điểm nổi bật là trang trại này được ứng dụng giải pháp Smart PV, tích hợp trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây để tối ưu hiệu năng inverter...
Đại diện HP Việt Nam giới thiệu một số sản phẩm laptop mới ra mắt sử dụng nguyên liệu tái chế, thân thiện môi trường dành cho khách hàng doanh nghiệp. |
Còn tại Việt Nam, hôm 20/4, tại “Ngày Hội HP Việt Nam 2023” – hãng công nghệ Mỹ đã giới thiệu tới khách hàng và người tiêu dùng Việt một loạt các sản phẩm công nghệ mới với định hướng “xanh”, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Một trong những sản phẩm nổi bật là máy tính cá nhân HP Pavilion x360 14-inch.
Đây là thiết bị được làm từ chất liệu nhựa tái chế từ rác sinh hoạt và rác thải biển. Chiếc máy tính này đạt chứng nhận Energy Star® – một tiêu chuẩn quốc tế về tiết kiệm năng lượng và đăng ký chứng nhận EPEAT Gold®, thể hiện nỗ lực của HP hướng đến bảo vệ môi trường.
“Một số sản phẩm của HP khung máy tính được làm từ ít nhất 30% nhựa sinh hoạt tái chế. Nút bàn phím được làm từ khoảng 50% nhựa sinh hoạt tái chế. Bao bì và hộp đựng hoàn toàn có nguồn gốc sợi tái chế bền vững, thân thiện với môi trường”, đại diện HP cho biết.
Theo thông tin từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), khu vực doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước hiện đã đầu tư khoảng 9 tỷ USD trong các lĩnh vực liên quan đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững như là năng lượng tái tạo, hay là đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho kinh tế xanh. Theo đó, con số này chiếm khoảng 2% GDP và bình quân tăng trưởng trong 2 năm vừa qua đạt mức độ tăng trưởng khá cao, khoảng 10-13%. |
Cuộc đua đồng hồ thông minh giữa các ông lớn công nghệ nóng trở lại Liên tiếp các sản phẩm đồng hồ thông minh tới từ các thương hiệu Trung Quốc ra mắt thời gian gần đây, báo hiệu cuộc đua công nghệ với dòng sản phẩm này sẽ còn "nóng" trong thời gian tới... |
Những cuộc "hôn nhân" giữa smartphone và hãng máy ảnh vẫn chưa dừng lại Với slogan "Nâng tầm đẳng cấp nhiếp ảnh di động", Xiaomi vừa cho ra mắt Xiaomi 13 Ultra - thêm một thành quả từ sự hợp tác giữa hãng và Leica. Sau những cuộc đua về màn hình, dung lượng pin hay phần cứng - camera "nhiếp ảnh" tiếp tục trở thành tâm điểm "so găng" giữa các hãng. |