80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ lạc hậu: Tăng trưởng xanh tại Việt Nam gặp nhiều thách thức
"Tuần lễ Việt Nam" tại Nga nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực Ngày 17/4, tại thủ đô Moskva-Nga đã khai mạc “Tuần lễ Việt Nam” và kéo dài đến 23/04. |
Vinh danh chuyên gia Australia có nhiều đóng góp cho ngành tài nguyên môi trường Việt Nam Sáng 19/4 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã trao Huân chương Hữu nghị cho Tiến sỹ Michael Parsons vì đã có đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển bền vững của ngành Tài nguyên và Môi trường, góp phần phát triển quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Australia. |
Đó là thông tin rất đáng lưu tâm được ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nêu lên tại Tọa đàm: "Doanh nghiệp FDI trong tăng trưởng xanh của Việt Nam" do Cổng Thông tin Chính phủ tổ chức.
Theo ông Toàn, hiện nay, đối với các quốc gia phát triển, bao giờ họ cũng đặt mục tiêu chú trọng phát triển bền vững và Chiến lược tăng trưởng xanh.
Theo đó, nhiều quốc gia đã xây dựng Chiến lược phát triển xanh thường đều đạt được những thành công. Tuy nhiên, do mỗi quốc gia có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên khi học hỏi kinh nghiệm của các nước, theo Phó Chủ tịch VAFIE, có ba vấn đề nổi cộm, tồn tại mà "chúng ta cần phải thảo luận":
Thứ nhất, tất cả các quốc gia đặt vấn đề phát triển xanh nhưng phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó để đưa ra các chính sách. Đây là yếu tố hết sức quan trọng. Hoàn cảnh cụ thể là gì, là trình độ phát triển của quốc gia đó, nguồn lực của quốc gia đó (nguồn lực về con người, nguồn lực về khoa học, nguồn lực về tự nhiên như gió, mặt trời… rồi các nguồn lực tổng lực khác).
Thứ hai, người ta cũng học hỏi được là khi xây dựng tăng trưởng xanh thì phải có chiến lược và lộ trình. Hiện nay, Việt Nam cũng đã có tuy nhiên còn chưa cụ thể.
Thứ ba, là về việc hiện thực hóa các chiến lược, lộ trình đó bằng những chính sách cụ thể, kế hoạch cụ thể, tiêu chí cụ thể.
Ông Toàn lấy ví dụ, các nước xây dựng tăng trưởng xanh, chẳng hạn như về tạo ra năng lượng thì năng lượng đó phải tạo ít phát thải. Như trong nông nghiệp, khi sản xuất nông nghiệp thì không phát thải, phát thải ít, hạn chế nhưng sản xuất nông nghiệp, trồng rừng để hấp thụ phát thải cũng là vấn đề đặt ra trên bình diện như vậy.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE). |
Vừa qua Liên minh châu Âu không chấp nhận những sản phẩm nông nghiệp ở những quốc gia ảnh hưởng đến phát triển rừng tự nhiên. Theo ông Toàn, chúng ta muốn học tập các quốc gia nước ngoài và kinh nghiệm nước ngoài thì nên nhìn vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiên tiến trong phát triển xanh để có thể học hỏi.
Đối với Việt Nam, ông Toàn cho rằng còn khoảng cách rất xa giữa quyết tâm và thực hiện. Hiện nay, Nhà nước đã đặt ra quyết tâm về tăng trưởng xanh thế nhưng các bước thực hiện chưa cụ thể để đạt được những mục tiêu ngắn hạn, chưa nói đến mục tiêu dài hạn.
"Chúng ta đã cam kết trong COP26 là năm 2050 Việt Nam phát thải bằng 0. Thế thì lộ trình dài hạn đến năm 2050, trung hạn là đến năm bao nhiêu, ngắn hạn từng năm là như thế nào? Theo tôi, chúng ta phải xây dựng lộ trình cụ thể và chúng ta đạt được lộ trình đó thì mới có thể giải quyết được", Phó Chủ tịch VAFIE nói.
Đáng chú ý, dù nhìn nhận doanh nghiệp FDI có hình mẫu phát triển xanh, nhưng hiện nay tỷ lệ công nghệ cao của doanh nghiệp FDI vẫn thấp, chỉ có 5% doanh nghiệp FDI sử dụng là công nghệ cao, 15% doanh nghiệp sử dụng công nghệ ở mức trung bình. Trong khi đó lại có tới 80% doanh nghiệp FDI vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu.
Thách thức lớn nhất cho tăng trưởng xanh là nguồn lực tài chính, con người
Cho ý kiến tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) đánh giá, nếu so sánh về theo đuổi phát triển bền vững, tăng trưởng xanh hiện nay với trước đây, thì ở Việt Nam nhận thức và hành động đã phát triển rất nhiều.
Đồng tình với quan điểm của Phó Chủ tịch VAFIE, ông Vinh cho rằng cần phải có lộ trình để triển khai tăng trưởng xanh tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Vinh cũng bày tỏ quan ngại: "Ngày nay, trong bối cảnh khó lường mà chúng ta không đoán định được trước, việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh của chúng ta càng khó khăn hơn, nhất là chúng ta không phải nước giàu, chỉ là một nước đang phát triển".
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD). |
Theo ông Vinh, thách thức lớn cho tăng trưởng xanh, bền vững là nguồn lực tài chính xanh, con người. Chúng ta đang đứng trước cơ hội được hỗ trợ của cộng đồng quốc tế về tài chính xanh, chúng ta cần phải có những doanh nghiệp xanh. Chính vì vậy, Việt Nam muốn huy động được nước ngoài tham gia quá trình này thì phải có chiến lược, quy định thế nào để đáp ứng được khoản đầu tư xanh.
Hiện tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành liên quan đang phối hợp để đưa ra quy định về thế nào là doanh nghiệp xanh để đáp ứng được những khoản tài chính xanh, đầu tư xanh cho doanh nghiệp. Ông Vinh nhìn nhận: "Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức".
"Cuộc đua tăng trưởng xanh đang âm ỉ, kéo dài 2-3 thập kỷ của nhiều nền kinh tế như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Tại Trung Quốc, sau khi họ trả giá tăng trưởng bằng mọi giá thì họ đã đầu tư vào công nghệ xanh, tài chính xanh và gặt hái được nhiều hiệu quả kinh ngạc. Đây là vấn đề Việt Nam cần học tập và gia nhập cuộc đua này", ông Vinh nói.
Đồng thời ông nhấn mạnh: Đã đến lúc cộng đồng doanh nghiệp cần phải nhìn lại, soi mình vào những chiến lược, đặc biệt là chiến lược tăng trưởng xanh này, để định vị lại giá trị của mình, không chỉ là vai trò mà chính là doanh nghiệp tạo ra những giá trị gia tăng như thế nào trong việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh.
"Đây là lúc doanh nghiệp cần phải đưa ra những giá trị mới để đáp ứng được những nhu cầu mới, nhu cầu phát triển xanh và bền vững, phát triển bao trùm", Phó Chủ tịch VCCI lưu ý.
Cũng theo ông Vinh, tăng trưởng "xanh" ở đây không chỉ là nói về doanh nghiệp, mà là chúng ta nói về khoa học công nghệ. Chúng ta phải đòi hỏi công nghệ cao nhất. Tức là khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, chúng ta chọn lọc, đưa ra những tiêu chí để họ đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến nhất vào để giảm phát thải khí nhà kính.
"Điều này là thực hiện cam kết của Thủ tướng. Để nền kinh tế của chúng ta từ giờ đến năm 2050, giảm phát thải bằng 0, thì công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng", Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh nói.
Theo thông tin từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), khu vực doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước hiện đã đầu tư khoảng 9 tỷ USD trong các lĩnh vực liên quan đến tăng trưởng xanh, phát triển xanh như là năng lượng tái tạo, hay là đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho kinh tế xanh. Theo đó, Con số này chiếm khoảng 2% GDP và bình quân tăng trưởng trong 2 năm vừa qua đạt mức độ tăng trưởng khá cao, khoảng 10-13%. |
Kiều bào ở Đức tham gia thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt/Main (CHLB Đức) đã tổ chức buổi tọa đàm và gặp mặt thân mật với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt - Đức (VGInetwork). |
Tăng trưởng xanh gắn với bảo đảm quyền con người Tăng trưởng xanh lấy con người làm trung tâm, giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của con người trước biến đổi khí hậu; khuyến khích lối sống có trách nhiệm của từng cá nhân đối với cộng đồng và xã hội, định hướng thế hệ tương lai về văn hóa sống xanh, hình thành xã hội văn minh, hiện đại hài hòa với thiên nhiên và môi trường. |