Cà Mau: Kỳ công đánh bắt, hong phơi cá bé tí bán sang Tây
San hô kêu cứu! Đến Huế tận mắt chiêm ngưỡng "công phu" của nghệ nhân làm diều Làng tỉ phú trên đỉnh Ngọc Linh |
Người dân miền biển Cà Mau đánh bắt cá cơm quanh năm. Tuy nhiên, chính vụ đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thường vào những tháng mùa khô.
Vài năm trở lại đây, thị trấn Sông Đốc (nơi có cảng biển lớn nhất ĐBSCL) đã hình thành một số doanh nghiệp chuyên chế biến cá cơm xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài, cá cơm được sơ chế theo một quy trình khá bài bản.
Tàu của các cơ sở chế biến ra tận nơi đánh bắt thu mu, sau đó đưa vào đất liền để sơ chế. Ngoài ra, còn có những người chuyên làm nghề thu mua sau đó vào bán lại cho các cơ sở chế biến cá cơm trong bờ.
Những con cá cơm tươi nguyên được lấy lên từ khoang tàu vận chuyển.
Sau khi được rửa sạch, cá cơm được đưa vào luộc trong nước muối bằng lò đốt công suất lớn. Chỉ cần 2 phút để hoàn tất công đoạn này.
Sau đó, cá cơm được đưa đi phơi. Nếu nắng tốt, chỉ khoảng 2 giờ là cá khô và được đưa vào khu phân loại.
Trong bước phân loại “những thợ nghề” trước hết bỏ đi những con cá tạp, rồi mới phân cá cơm thành các cỡ lớn nhỏ khác nhau.
Sau đó, cá cơm được đóng thùng để đưa đi xuất khẩu. Thường mỗi thùng được đóng với trọng lượng 5 kg hoặc 10 kg tùy yêu cầu của khách hàng.
Cá cơm Cà Mau sau khi sơ chế được xuất khẩu phổ biến đi Hàn Quốc, Đài Loan...
Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến cá cơm góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi miền biển. Có những cơ sở thu hút hằng trăm lao động mỗi ngày.
Tuy phải phơi nắng vất vả nhưng mỗi ngày làm thuê, các chị em có thể kiếm được từ 150.000 - 200.000 đồng (làm ăn theo sản phẩm).
Nếu như trước đây, bà con chỉ phơi khô tiêu thụ nội địa thì mấy năm gần đây cá cơm đã được sản xuất theo một quy trình khá cơ bản để xuất khẩu đi nhiều nước. |
Xem thêm
Trai Hà thành bỏ nghề giáo viên, bén duyên với cá... tên lửa Từng là giáo viên, anh Nguyễn Khắc Đông (SN 1979) mạnh dạn thôi nghề giáo chuyển hướng sang làm nông nghiệp,cụ thể là nuôi cá ... |
Kiên Giang: Người thợ rèn cuối cùng trên vùng đất U Minh Thượng Cả huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang giờ chỉ còn lại cha con ông Đỗ Văn Tưởng (67 tuổi), sống tại ấp Minh Kiên, ... |
Đảo là nhà, biển cả là quê hương TP - Vượt hàng nghìn hải lý đến với quân dân huyện đảo Trường Sa, đoàn công tác của Tổng cục Chính trị Quân đội ... |
Liên tiếp trúng sò lụa, mỗi ngày bắt được 1-2 tạ có ngay chục triệu Từ tháng 3 đến nay, ngư dân vùng biển Hà Tĩnh liên tiếp trúng đậm sò lụa (con gọi là sò hoa, hoặc con chang ... |