Đảo là nhà, biển cả là quê hương
Điện Biên - nơi lưu giữ di tích lịch sử của trận đánh hào hùng San hô kêu cứu! Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày tháng năm nào? |
Tài năng và sức trẻ lính đảo
Khó có thể diễn tả hết những tình cảm của các thành viên đoàn công tác dành cho cán bộ, chiến sĩ hải quân mỗi khi đặt chân lên các đảo và nhà giàn DK1. Những cái bắt tay thật chặt, những bức ảnh chụp chung, những lời hỏi thăm ân cần cùng những phần quà ý nghĩa của những người đến từ đất liền dành cho quân dân Trường Sa thật gần gũi, ấm áp.
Ngoài các bạn trẻ lần đầu đến với Trường Sa, không ít các đại biểu đến từ ban, bộ, ngành T.Ư dù đã nhiều lần ra thăm cán bộ, chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi vẫn không khỏi trầm trồ, thán phục trước nghị lực, ý chí, lòng kiên trung của những người lính hải quân nơi đây. Họ không những vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, vượt qua nỗi cô đơn, nhớ nhà, cùng những khó khăn, vất vả nơi đầu sóng ngọn gió mà còn biết tạo ra những niềm vui cho mình giữa biển khơi. Vào giờ nghỉ, họ cùng nhau đàn hát cho vơi đi nỗi nhớ nhà, át đi tiếng sóng biển ầm ào, cùng nhau làm những công trình thanh niên, xây dựng cảnh quan môi trường, củng cố doanh trại, trồng rau, tăng gia, cải thiện đời sống.
Bằng công sức, trí tuệ cùng bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, 100% các đảo đã trở nên khang trang, xinh đẹp, tràn đầy sức sống; những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi kề bên con đường bê tông ẩn mình dưới tán cây bóng rợp mát, tiếng trẻ em học bài bi bô vang xa…
Điều thú vị là khi gặp gỡ những cán bộ, chiến sĩ hải quân nơi đây, chúng tôi mới thấy họ có lắm biệt tài. Có chiến sĩ chỉ với chiếc một micro cùng với cột hơi dài hàng phút, có thể tạo ra hàng chục tiếng động khác nhau. Có chiến sĩ vừa đệm đàn ghita vừa hát chính ca khúc do mình sáng tác. Có cán bộ hát hay, dẫn chương trình giỏi, khiến các nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp từ đất liền ra thăm đảo cũng phải trầm trồ, thán phục. Thế mới biết, ẩn sâu trong những khuôn mặt sạm màu muối biển kia, ngoài ý chí, nghị lực họ còn có những tâm hồn nghệ sĩ đầy lãng mạn, yêu đời.
Niềm vui trong giờ nghỉ của chiến sĩ trẻ trên đảo An Bang (Ảnh: H.S). |
Buổi giao lưu, binh nhất Đặng Bảo Tấn, chiến sĩ đảo An Bang (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đứng lên hát ca khúc “Những chiến sĩ trên đảo An Bang” đầy lạc quan, yêu đời. Mọi người càng khâm phục hơn khi biết ca khúc đó do chính anh sáng tác. “Ngày xưa, cha ông ta với vũ khí thô sơ, tàu thuyền lạc hậu mà còn vượt lên sóng dữ, ra tận đây bảo vệ chủ quyền cho đất nước. Ngày nay chúng tôi được quan tâm, chăm lo đầy đủ về mọi mặt, càng nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, trân trọng hơn thành quả của cha ông để lại”, binh nhất Tấn chia sẻ.
Thay da, đổi thịt
Để có được những An Bang, Tiên Nữ, Thuyền Chài, Đá Lớn, Len Đao, nhà giàn DK1… sáng, xanh, sạch, đẹp, vững chãi giữa biển Đông hôm nay, lớp lớp cán bộ, chiến sỹ của Đoàn Trường Sa anh hùng (Lữ đoàn 146) đã phải mang từ đất liền ra từng hòn đất nhỏ, từng hạt giống, nhành cây và chắt chiu, tiết kiệm từng giọt nước ngọt chăm chút ươm mầm xanh cho tương lai.
Theo Chuẩn đô đốc Nguyễn Đức Vượng, Chính ủy Vùng 4 Hải quân, từ chỗ nước ngọt, rau xanh phải chi viện từ đất liền thì nay các đảo đã tự túc được nhu cầu nước ngọt sinh hoạt và rau xanh góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe bộ đội. Nhiều loài vật như chó, mèo, gà, vịt, lợn, bò… đã được chăn nuôi rộng rãi và phổ biến trên các đảo. Tổng sản lượng tăng gia của các đảo trong năm 2018 đạt trên 5,5 tỷ đồng, trong đó rau xanh đạt 128.000 kg, cá tươi đạt 41.700 kg, thịt các loại 32.650 kg.
Có thể thấy, ở giữa biển khơi hôm nay, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã thay da, đổi thịt. Các công trình quốc phòng kết hợp với kinh tế, phục vụ dân sinh như sân bay, âu tàu, trạm xá; các công trình nhà truyền thống, nhà văn hóa, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, đền thờ Bác Hồ, tượng đài Trần Hưng Đạo, công viên Võ Nguyên Giáp, hệ thống chùa ở các đảo được thiết kế hài hòa mang đậm nét truyền thống, kiến trúc dân tộc... Cùng với đó là hệ thống năng lượng sạch cung cấp khoảng 155 ngàn kwh điện/tháng đảm bảo điện thắp sáng, sinh hoạt cho quân và dân huyện đảo…
Những năm qua, cùng với sự hỗ trợ, đùm bọc, giúp đỡ của cả nước, quân và dân Trường Sa luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc; mỗi cán bộ, chiến sỹ Đoàn Trường Sa anh hùng luôn xác định “Đảo là nhà, biển cả là quê hương”.
Ghi nhận, đánh giá cao những cống hiến và thành tích xuất sắc của quân và dân huyện đảo, Trưởng đoàn công tác - Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa (Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) bày tỏ mong muốn, trong thời gian tới, trước tình hình thế giới diễn biến phức tạp, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Trường Sa cần xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, xác định tốt vinh dự, trách nhiệm là người chiến sĩ nơi tuyến đầu Tổ quốc, ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo quê hương.
Theo Chuẩn đô đốc Phạm Văn Vững, Chính ủy Quân chủng Hải quân, từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, quân và dân huyện đảo Trường Sa luôn đoàn kết, sáng tạo gắn bó, chủ động khắc phục khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền đảo và điểm đóng quân trên quần đảo Trường Sa trong mọi tình huống, viết nên truyền thống vinh quang: “Chiến đấu anh dũng, đoàn kết chủ động, khắc phục khó khăn, giữ vững chủ quyền”. |
Xem thêm
Liên tiếp trúng sò lụa, mỗi ngày bắt được 1-2 tạ có ngay chục triệu Từ tháng 3 đến nay, ngư dân vùng biển Hà Tĩnh liên tiếp trúng đậm sò lụa (con gọi là sò hoa, hoặc con chang ... |
Hà Nội có bao nhiêu đơn vị hành chính trực thuộc? Hà Nội trải qua bốn lần thay đổi địa giới (tính từ năm 1954), một số đơn vị hành chính trực thuộc nhiều lần tách ... |
Phục vụ thiếu nữ xinh đẹp, gã trai kiếm khá ở phiên chợ vùng cao Không cố định một địa điểm, những người làm nghề cắt tóc, chụp ảnh hay bọc răng vàng ở các tỉnh vùng núi cao như ... |
Làng tỉ phú trên đỉnh Ngọc Linh Tiền ở làng tỉ phú có được đa số là từ nguồn bán sâm Ngọc Linh. Tính đến cuối năm 2018, bà con Xê Đăng ở ... |