Đến Huế tận mắt chiêm ngưỡng "công phu" của nghệ nhân làm diều
Top đặc sản mang đậm hương vị của đất Quy Nhơn |
Cá đuối nướng sả nghệ: món ngon nhớ mãi không quên ở Cửa Đại |
Thăm Quy Nhơn phải ghé Cù Lao Xanh không thì phí cả chuyến đi |
Nghệ thuật diều Huế được ví như "nghệ thuật múa rối trên không" bởi sự sống động, vui mắt mang lại cho người xem.Tất cả các công đoạn làm diều Huế đều là thủ công.
Làm 1 con diều rất công phu, rất nhiều công đoạn. |
Vải để làm diều Huế thường được hồ bằng gạo sau đó để khô ít nhất 3 tiếng trước khi vẽ, cắt và căng định hình trên khung. Việc làm này nhằm gia cố lại những kẽ xước, hở trên vải đồng thời làm vải cứng cáp, dễ bắt màu hơn. Hình dạng của diều Huế chủ yếu mô phỏng theo các con vật như chim phượng, rồng, bướm, diều hâu, đại bàng, trĩ, cá vàng, chim én... Để làm ra 1 con diều hoàn chỉnh phải qua rất nhiều công đoạn.
Ông Nguyễn Văn Cư, nghệ nhân diều Huế (Ảnh: Nguyễn Thị Nhật Diễm). |
Nghệ nhân diều Huế, chủ tịch câu lạc bộ Diều Huế ông Nguyễn Văn Cư chia sẻ: "Làm 1 con diều rất công phu, rất nhiều công đoạn từ khi mình đi mua cây trên trên núi về, chẻ ra phơi khô. Tre phải đúng tuổi của nó, không được nhiều tuổi quá. Thường là 2 năm là tốt. Nếu nó già tuổi độ đàn hồi nó không có nữa. Tre mà non quá thì nó dễ gãy. Tối thiểu phải gần 3 ngày mới làm xong 1 con. Có những con diều phải 5 - 10 ngày. Đặc biệt Huế có con diều rồng 1 người làm phải 1 tháng mới xong. Nó dài tùy theo sở thích của mình, tùy theo không gian. Ví dụ địa điểm thả diều rộng mình có thể làm 70 - 100 mét. Thường ở Huế làm 50 mét thả là vừa".
"Để có 1 con diều Huế hoàn hảo thứ nhất màu sắc phải đúng với con vật mà mình mô phỏng. Nhưng quan trọng nhất để nó được gọi là con diều thì nó phải bay đẹp. Sợi dây rất quan trọng quyết định diều có bay được hay không. Nếu mình không biết buộc dây lèo này thì con diều nó không bay được. Khi mình buộc phần đuôi phải thấp, phần đầu phải cao. Một số nước như Nhật người ta có cả 1 chương trình đào tạo, dạy, hướng dẫn và có 1 cái hầm gió để thử con diều nữa. Như mình thì chỉ làm theo kinh nghiệm thôi".
Nghệ thuật diều Huế tới nay không chỉ được biết đến trong nước mà còn ở nước ngoài. Câu lạc bộ diều Huế đã 10 lần đại diện cho diều Việt Nam tham gia trình diễn tại liên hoan diều Quốc tế được tổ chức ở Pháp 2 năm một lần.
Qua nhiều năm gắn bó với thú chơi lắm công phu này các nghệ nhân diều Huế nói chung và ông Nguyễn Văn Cư nói riêng đã sáng tạo thêm nhiều hình dáng, hình trang trí đẹp mắt cho con diều truyền thống ngày một đẹp và hòan thiện hơn. Nhờ vậy môn nghệ thuật được phát triển trở thành cầu nối giao lưu văn hóa của Việt Nam với bạn bè thế giới.
Xem thêm
Ngư dân Lý Sơn trúng đậm mẻ cá hơn nửa tỷ đồng ở Hoàng Sa Sau 15 ngày ra khơi, thuyền trưởng Nguyễn Lộc cùng nhóm ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) trở về với mẻ lưới cá bè và ... |
Tàu biển tiền tỷ "made in" Quất Lâm Bắt đầu từ công việc sửa chữa vài chục năm trước, dần dần người thợ ở Quất Lâm (Giao Thủy, Nam Định) đã tự đóng ... |
Nam Định: Săn vàng trắng nổi lập ven bờ biển, kiếm chục triệu/ngày Nhiều năm trở lại đây, cứ sau Tết Nguyên đán nhiều ngư dân ở tỉnh Nam Định lại đổ xô đi giăng bắt con sứa. ... |
Biển Lăng Cô (Huế): Nơi mang vẻ đẹp như tranh thủy mặc Huế không những mang dấu ấn của một thời dài lịch sử trải qua 13 đời vua nhà Nguyễn, nơi có những di tích lăng ... |
Nghề "vớt vàng trắng" trên biển thu nhập cao hơn đánh bắt cá Ngư dân vốn gắn bó với biển bao đời nay. Do đó, dù có được hỗ trợ về tài chính, hay chuyển đổi nghề mới, ... |