Bước đi chiến lược của Trung Quốc trong chiến dịch "Không chất thải"
Daniel cho rằng có động thái của Trung Quốc gần đây đều nằm trong kế hoạch để củng cố vị thế trên thị trường |
Daniel Yergin là phó chủ tịch của tập đoàn IHS Markit, tác giả nhiều đầu sách chính trị, xã hội và cũng là một chuyên gia năng lượng cho biết những quyết định này có liên quan đến chiến lược tăng cường ngành công nghiệp xe điện và ý định giảm nhập khẩu dầu của Trung Quốc.
Với căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng về nhiều vấn đề toàn cầu, ông nhấn mạnh rằng mối quan tâm của Trung Quốc là biến đổi khí hậu, ô nhiễm đô thị, sự tăng mạnh về nhập khẩu dầu, cũng như thách thức Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Tây Âu trên thị trường ô tô toàn cầu.
Ông cho biết Trung Quốc sẽ không thể bắt kịp châu Âu, Nhật Bản hoặc Mỹ về sản xuất ô tô với động cơ khí đốt trong, nhưng Trung Quốc đã đi trước về công nghệ, sản xuất và số lượng tiêu thụ xe điện (đạt gần một nửa số xe điện trên thế giới).
Một số công ty ô tô ở Nhật Bản đang đặt cược vào xe chạy bằng pin nhiên liệu như một giải pháp thay thế xăng dầu, nhưng Yergin nói: "Các quyết định chính sách ở Trung Quốc, cũng như ở Mỹ và châu Âu, đang buộc họ phải sử dụng năng lượng điện." Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu hiện đang hướng đầu tư vào xe điện, các quy định của chính phủ và các hình phạt tài chính về khí thải đang khiến ngành công nghiệp không có nhiều lựa chọn khác.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã có bài phát biểu nhắc nhở thế giới rằng Trung Quốc là một thị trường tăng trưởng khổng lồ và các nước không nên mắc sai lầm khi tự đóng cửa đối với Trung Quốc. Nếu quan hệ Mỹ-Trung xấu đi, điều đó sẽ đặt các nước như Nhật Bản vào tình thế khó khăn vì mối quan hệ chiến lược với Mỹ "Đây là một vấn đề địa chính trị vô cùng lớn".
Khi được hỏi về cách giải quyết biến đổi khí hậu trong khi đồng thời giải quyết các khoản nợ cho các biện pháp hỗ trợ kinh tế trong đại dịch Covid-19, ông Yergin nói rằng "gánh nặng tài chính đối với các chính phủ sẽ đè nặng hơn so với những gì mà chúng ta tưởng tượng". Hoa Kỳ vừa phê duyệt gói chi tiêu 1,9 nghìn tỷ đô la để giảm thiểu tác động kinh tế của đại dịch.
Yergin cũng cho biết mối quan hệ đang được cải thiện giữa một số quốc gia Ả Rập và Israel đáng được nhiều sự quan tâm hơn.
Trong bối cảnh đó, ông cho biết thỏa thuận nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được ký kết vào tháng 8 năm 2020 đã vẽ lại bản đồ địa chính trị - cho thấy một liên minh chiến lược giữa hai nước về các mối quan tâm chung như Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, trong bối cảnh Việc Mỹ rút khỏi khu vực bao gồm cả việc rút quân khỏi Syria. Ông cũng đưa ra một câu hỏi quan trọng: "Liệu sẽ có sự hiện diện chiến lược của Trung Quốc vào khu vực Trung Đông trong thời gian tới không?"
Khi được hỏi về sự lấp lửng đang diễn ra đối với thỏa thuận hạt nhân quan trọng của Iran, sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018, Yergin dự đoán rằng nhóm của tân Tổng thống Mỹ Joseph Biden sẽ muốn khôi phục nó khi những đàm phán viên từng thỏa thuận với Iran đã trở lại chính quyền Biden kể từ sau khi dưới thời của tổng thống Obama.
Sự cố tại kênh đào Suez khiến giá dầu tăng khoảng hơn 4% |
Khi giá dầu dao động quanh mức 60 USD/thùng, tăng đều đặn so với mức 20 USD/thùng một năm trước, virus và vắc xin cùng với sự cố kênh đào suez đang chịu trách nhiệm đằng sau việc giá dầu tăng cao
Ông cho biết dự báo của tập đoàn IHS Markit cho nền kinh tế thế giới là tăng trưởng 5,1% vào năm 2021 và 5,7% cho nền kinh tế Mỹ. Ông nói: “Vào quý 2 hoặc quý 3, nền kinh tế thế giới sẽ lớn hơn so với năm 2019, đồng thời lưu ý rằng virus vẫn là một nguy cơ đối với tăng trưởng toàn cầu. Vào mùa hè năm 2021, kỳ vọng về nhu cầu dầu sẽ tăng khoảng 5 triệu thùng/ngày.
Đức đưa tàu chiến đi qua Biển Đông: Trung Quốc cảnh báo, Mỹ khen ngợi Hãng Reuters ngày 3.3 dẫn lời giới chức Đức cho hay tàu hộ tống của nước này sẽ lên đường đến châu Á vào tháng 8 và sẽ trở thành tàu chiến đầu tiên của Đức đi qua Biển Đông kể từ năm 2002. |
Nhóm chiến dịch của ông Biden gia tăng áp lực, ngăn thỏa thuận đầu tư EU - Trung Quốc Nhóm chiến dịch của Tổng thống đắc cử Mỹ đang gây sức ép đối với EU trong việc giảm tốc về quá trình đàm phán thỏa thuận đầu tư của tổ chức này với Trung Quốc. |
Mỹ cáo buộc Trung Quốc "không đáng tin cậy" vì vắng mặt trong cuộc gặp đã được lên lịch, Bắc Kinh phản pháo Chính quyền Bắc Kinh "tố" Mỹ nhất quyết thúc đẩy chương trình nghị sự đơn phương" tự ý rút ngắn và thay đổi bản chất của cuộc họp. |