Nhiều hoạt động của Trung Quốc khiến hệ sinh thái ở Biển Đông đang nguy cấp
Báo cáo của ORF, do chuyên gia Pratnashree Basu và Aadya Chaturvedi thực hiện, đã phân tích tác động từ các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông đến môi trường sinh thái.
Theo báo cáo, việc Trung Quốc bồi đắp, xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo, hoạt động khoan, khai thác dầu khí và hoạt động đánh bắt cá quá mức tại Biển Đông đã đẩy hệ sinh thái biển tại khu vực xuống mức tổn hại nghiêm trọng, dẫn đến sự phá hủy các rạn san hô và các sinh vật biển.
'Sự bành trướng của Bắc Kinh đe dọa hệ sinh thái Biển Đông'. Ảnh: NEWSBEEZER |
Theo đó, hệ sinh thái ở Biển Đông vốn đã chịu áp lực khi là một trong những tuyến hàng hải quốc tế đông đúc nhất, lại còn phải chịu thêm tình trạng đánh bắt quá mức, khai thác trai, nạo vét và xây dựng các đảo nhân tạo, và kỹ thuật thủy lực cắt phá của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, nhiệt độ ở biển tăng và mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu cũng đe dọa gây ra thiệt hại lâu dài.
Với Trung Quốc, hải sản có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho dân số đông đúc. Ước tính đến năm 2030, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc sẽ tiêu thụ đến 38% lượng thủy hải sản toàn cầu.
Tình trạng đánh bắt quá mức, cùng với việc đánh bắt phi pháp và thiếu quy định, đã đẫn đến việc sụt giảm nguồn thủy sản tại các khu vực ven bờ.
Trung Quốc cũng đã mất phân nửa diện tích vùng đất ngập nước ven bờ, 57% diện tích rừng đước và 80% rặng san hô trong vùng đặc quyền kinh tế. Trong khi đó, đây là môi trường để các loài thủy sản sinh sống và tìm thức ăn.
Bên cạnh đó, ngư dân Trung Quốc còn di chuyển xa và sâu hơn, sử dụng thuốc nổ và hóa chất để đánh bắt làm thiệt hại hơn đối với sinh vật biển.
Báo cáo cho rằng việc Trung Quốc ra yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn” và ngang nhiên bồi đắp các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa, xây dựng phi pháp các cảng, dường băng và cơ sở quân sự đã dẫn đến việc hủy diệt các rặng san hô.
Ngoài ra, việc Trung Quốc tiến hành hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi với phương pháp thủy lực cắt phá cũng gây ra mối nguy hiểm đáng kể cho môi trường.
Các hoạt động này thải ra một lượng lớn chất lỏng, chất rắn và khí vào nước, gây tổn hại đến hệ sinh thái và gây nguy hiểm cho các loài sinh vật sống dưới biển, ORF báo cáo.
Một rạn san hô tại quần đảo Trường Sa bị tàu cá có gắn chân vịt của Trung Quốc tàn phá năm 2016. Ảnh: BENARNEWS |
Các cuộc khảo sát địa chấn sơ bộ, việc lắp đặt và khoan, sản xuất hydrocacbon hay vận chuyển dầu và khí tự nhiên cũng tác động đến đáy biển.
Các hoạt động khoan thải loại các loại chất thải như bùn, mảnh vỡ và nước thải vào đại dương, cũng như thải ra các loại khí thải độc hại.
Biển Đông là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên với nguồn dầu khí và hải sản phong phú, là tuyến đường vận chuyển hàng hóa trị giá 5.000 tỉ USD mỗi năm.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, gồm cả những vùng biển của các láng giềng Đông Nam Á, và hàng năm áp đặt lệnh cấm đánh cá trái phép trong phạm vi lên tới hai phần ba diện tích vùng biển này.
Hải quân Mỹ sẵn sàng đối đầu ở Biển Đông và khu vực châu Á - Thái Bình Dương Hải quân Mỹ được cho là sẽ tiếp tục quá cảnh các vùng biển tranh chấp và đẩy lùi nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố dấu ấn của họ ở Biển Đông và những nơi khác. |
“Lưới ma”, sát thủ của hệ sinh thái biển Theo ghi nhận, việc thất thoát các loại lưới đánh cá gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với sinh vật biển nói riêng và hệ sinh thái biển nói chung. |
Chuyển biến trong chính sách của Mỹ ở Biển Đông Tránh hành động đơn phương, tạo niềm tin cho các đồng minh và đối tác là cách Mỹ đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực, đặc biệt ở Biển Đông |