Bức rèm thêu rồng cung đình của Việt Nam xuất hiện tại Lễ hội Gion (Nhật Bản)
Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt khi Việt Nam và Nhật Bản đang có nhiều hoạt động kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ ngoại giao. Bức rèm thêu họa tiết Rồng do nghệ nhân Vũ Văn Giỏi thể hiện bằng kỹ thuật thêu tay cung đình vô cùng tinh xảo. Bức rèm thêu cung đình được làm từ 2 tấm, mỗi tấm có chiều dài 1,9 m và rộng 50 cm, có họa tiết Rồng cung đình với màu vàng trên nền lụa đỏ. Họa tiết có nhiều nét tương đồng với họa tiết Rồng của Nhật Bản, thể hiện sự giao thoa trong văn hóa, dấu ấn lịch sử giao lưu giữa hai nước đã có từ lâu đời.
Phó Tổng giám đốc VOV Ngô Minh Hiển nhấn mạnh rằng Bức rèm thêu không chỉ là là bức họa thêu đơn thuần, mà là giá trị văn hóa sẽ được lưu giữ cùng thời gian, trở thành tài sản chung của hai dân tộc, truyền lại nhiều đời sau.
Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Ngô Minh Hiển đã trao tặng Bức rèm thêu họa tiết Rồng cung đình cho Hiệp hội bảo tồn Ofunehoko thành phố Shijo, Kyoto, Nhật Bản. |
Được biết, sau khi trao tặng, bức rèm thêu họa tiết Rồng được trang trí trên chiếc thuyền kiệu Ofunehoko trong Lễ hội Gion - một trong những lễ hội lớn nhất tại Nhật Bản. Bức Rèm được trang trí ở vị trí quan trọng, thể hiện quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển hết sức tốt đẹp.
Rất nhiều khách du lịch Nhật Bản và cả khách quốc tế đến thưởng thức không khí của lễ hội.
Bức rèm thêu họa tiết Rồng được trang trí trên chiếc thuyền kiệu Ofunehoko trong Lễ hội Gion - một trong những lễ hội lớn nhất tại Nhật Bản. |
Phó Tổng Giám đốc VOV Ngô Minh Hiển và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền chính phủ Nhật Bản tại Kansai - ông Tsutomu Himeno - nêu bật tầm quan trọng của giao lưu văn hóa trong việc thúc đẩy mối quan hệ hai nước…
Rất nhiều khách du lịch Nhật Bản và cả khách quốc tế đến thưởng thức không khí của lễ hội. |
Những hoạt động đó sẽ góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, giới thiệu tới nhân dân Nhật Bản những nét đẹp văn hóa truyền thống quí giá của Việt Nam. Bức Rèm thêu không chỉ là bức họa thêu đơn thuần, mà là giá trị văn hóa sẽ được lưu giữ cùng thời gian, trở thành tài sản chung của hai dân tộc, truyền lại nhiều đời sau.