Bốn chuyên gia thảo luận trực tuyến ngăn chặn hành động phi pháp trên Biển Đông
Bộ Ngoại giao Mỹ: Trung Quốc nên ngừng "hành động bắt nạt" ở Biển Đông |
Học giả quốc tế quan ngại trước các hành động đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông |
Hình ảnh vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel cho thấy Trung Quốc tăng cường máy bay do thám trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: SGGP) |
Theo Báo Sài gòn giải phóng đưa tin, tham dự buổi thảo luận trực tuyến gồm: bà Sumathy Permal, Giám đốc Trung tâm Eo biển Malacca, Viện Hàng hải Malaysia (MIMA); ông Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Hàng hải và Luật Biển thuộc Đại học Philippines; ông Nguyễn Hùng Sơn, Viện trưởng Viện Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam; ông Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ - người chủ trì phiên thảo luận.
Nhấn mạnh hành động đa phương
Ông Poling dẫn những hình ảnh mới nhất về các rặng san hô và nhiều loại sinh vật biển ở Biển Đông đang bị tàn phá nặng nề bởi các hoạt động bồi đắp, cải tạo đảo nhân tạo của Trung Quốc. Chuyên gia này cho rằng vấn đề duy trì hòa bình, ổn định và an toàn hàng hải ở Biển Đông không phải trách nhiệm của riêng một nước nào mà của chung tất cả các nước; đồng thời cảnh báo nếu các nước không chung tay ngăn cản các hành động phi pháp của Trung Quốc, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều trước khi Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ra đời.
Hình ảnh vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel cho thấy Trung Quốc tăng cường máy bay do thám trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép
Ông Jay Batongbacal bày tỏ lo ngại về các hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, bao gồm đánh chìm các tàu cá nhỏ hơn, gia tăng hoạt động quân sự, tiếp tục xây dựng các căn cứ quân sự ở Trường Sa, đối đầu với các hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên của các quốc gia trong khu vực. Theo ông, điều này làm suy yếu lòng tin và sự giảm nhiệt tình cho một COC. “Hy vọng, chúng ta sẽ thấy sự phối hợp và gắn kết hơn giữa các nước ASEAN khi họ trở lại bàn đàm phán với Trung Quốc sắp tới”, ông nói.
Trả lời câu hỏi về việc liệu có hay không việc Trung Quốc lợi dụng đại dịch Covid-19 để gia tăng các hoạt động xác lập chủ quyền trái phép ở Biển Đông, ông Nguyễn Hùng Sơn cho rằng, chuyện tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam và cấm đánh bắt cá ở Biển Đông đã từng xảy ra nhiều lần; cũng như việc gia tăng các hoạt động xây dựng và quân sự trên các bãi Đá Chữ Thập và đá Xu Bi (thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) cũng đã thực hiện từ lâu. Theo ông Sơn, đại dịch Covid-19 càng làm Trung Quốc đẩy nhanh hơn các hoạt động này. Bà Sumathy Permal đưa ra sơ đồ mô tả các hoạt động đơn phương của Trung Quốc ngày càng gia tăng trên Biển Đông của Trung Quốc như công bố cái gọi là “đường 9 đoạn” trái phép vào năm 2009 bất chấp bị cộng đồng quốc tế chỉ trích, trong đó Trung Quốc đã có nhiều hoạt động xâm hại chủ quyền của các nước thành viên ASEAN ở Biển Đông.
Bước leo thang mới của Bắc Kinh
Các hình ảnh vệ tinh nước ngoài gần đây cho thấy, Trung Quốc đã triển khai hệ thống cảnh báo và kiểm soát sớm trên không (AEW & C) KJ-200 và máy bay tuần tra hàng hải KQ-200 (còn được gọi là máy bay chống ngầm Y-8), trên căn cứ thường trực trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Các bức ảnh vệ tinh trước đây cho thấy nhà chứa máy bay gần đường băng trên Đá Chữ Thập đã được lắp đặt máy điều hòa không khí, cho thấy máy bay quân sự đã sẵn sàng để triển khai mở rộng.
Các phương tiện truyền thông lãnh thổ Đài Loan nhận định đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang lên kế hoạch tuyên bố “khu vực nhận dạng phòng không” trái phép ở Biển Đông. Thời gian qua, Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng hạ tầng như nhà chứa máy bay, đường băng, lắp đặt hệ thống radar và triển khai các loại tên lửa đối không, đối hạm ở 3 bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi. Đây là những bãi đá trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Kể từ đầu năm 2020, Mỹ tham gia đưa tàu chiến và máy bay chiến đấu, bao gồm một tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ, tàu khu trục, tàu tuần dương, máy bay ném bom và máy bay tuần tra vào Biển Đông.
Hội hữu nghị Bỉ-Việt phản đối các hành động gây căng thẳng ở Biển Đông Hội hữu nghị Bỉ-Việt ủng hộ nhân dân Việt Nam, kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng sức ép nhằm chấm dứt các hành ... |
Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông Trước các kiến nghị của cử tri, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý, hoạt động vi phạm ... |
Tướng quân đội lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Trung tướng Khuất Duy Tiến, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã lên án động thái làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và khu vực ... |