Bình yên trở lại với Huổi Khon
Mô hình “Dòng họ bình yên” tại Tủa Chùa (Điện Biên): Hỗ trợ người nghèo, đón nhận người lầm lỗi trở về với cộng đồng Hoạt động đã 15 năm nay, mô hình “Dòng họ bình yên” tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên không chỉ khẳng định hiệu quả ... |
Đồng Tâm - yên bình ngày mới Phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) đã khép lại. Sau ... |
Kí ức không quên
Những ngày cuối tháng 9, “đặc sản” của Mường Nhé, Điện Biên là những cơn mưa mau hạt, những cung đường bẻ ngoặt tay lái, những vách núi sạt lở che lấp đường đi đồng hành cùng chúng tôi trong chuyến thăm Huổi Khon 9 năm sau ngày khoảng 7.000 người dân tộc H’Mông kéo lên xã Nậm Kè (Mường Nhé, Điện Biên) để chờ giây phút "vua Mông” từ trên trời xuất hiện, ban phát những điều tốt lành.
Đồi Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên hôm nay. |
Anh Vàng A S (32 tuổi, ở bản Huổi Khon 2, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé - theo yêu cầu, tên nhân vật đã được thay đổi) là người đã từng nghe kẻ xấu dụ dỗ, xúi giục tham gia tụ tập trong vụ việc cách đây gần 10 năm, tâm sự: Ngày ấy, đại gia đình tôi 16 người, lớn nhất là gần 50 tuổi, nhỏ nhất là 9 tháng tuổi nghe người ta nói vua Mông sắp xuất hiện, đúng giờ sẽ có thế lực siêu nhiên xuất hiện, dùng đám mây đưa tất cả đến nơi ấm no, hạnh phúc, không còn đói nghèo nên đi theo. 9h sáng ngày 30/4, tới đồi Huổi Khon, chúng tôi đã thấy hàng nghìn người tụ tập ở đó. Sau khoảng 5, 6 ngày, đứa con nhỏ nhất 9 tháng khóc lóc thê thảm vì đói, không có nước sinh hoạt. Hàng nghìn người tụ tập mà thiếu thốn lương thực, nước uống, không có nhà vệ sinh… nên rất nhiều người muốn về. Nhưng lúc này, nhóm người tổ chức tụ tập không cho về nữa. Họ kêu “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Tất cả rơi vào tuyệt vọng. Chúng tôi chờ mãi không thấy “Chúa” và “vua Mông” xuất hiện, nên đã biết là bị lừa. Sau đó, được các anh Công an giải thích, vận động, giải cứu nên tôi và gia đình đã không tham gia tụ tập nữa mà quay về nhà.
“Đến hôm nay, nghĩ lại vẫn còn sợ. Tôi vẫn kể lại với vợ con. Kể để các con theo con đường học hành, không làm những điều sai trái nữa”, Vàng A S run run, hai bàn tay xoa vào nhau liên tục, chia sẻ trong bồi hồi như câu chuyện mới diễn ra ngày hôm qua.
“Cảnh tượng lúc ấy rất khó diễn tả, hàng nghìn người ken đặc cả ngọn đồi Huổi Khon, sinh hoạt trong những lán trại tạm bợ. Nhóm đối tượng cầm đầu dựng hàng rào, cử người canh gác, không cho người lạ tiếp cận. Chính tôi cũng đích thân vào bản Huổi Khon để thuyết phục bà con trở về ổn định cuộc sống, không tin vào các luận điệu sai trái của các đối tượng phản động”, Chú tịch Ủy ban nhân dân xã Nậm Kè Giàng A Ly cho biết.
Ngày mới trên bản
Nhà văn hóa xã Nậm Kè - những công trình mới được hoàn thành tại Nậm Kè bằng nguồn hỗ trợ của Nhà nước. |
Huổi Khon hôm nay xanh mướt những cánh rừng. Màu xanh đã phủ tràn lên những dấu tích của tháng năm cũ. Ngọn đồi Huổi Khon - nơi bị dẫm đạp năm xưa, cây cối đã cao hàng chục mét, xanh thẫm. Cánh đồng với la liệt lán trại năm nào giờ là thung lũng lúa chín đang sắp vào mùa thu hoạch.
Tháng 9, mùa trẻ con tới trường, 4 đứa con của Vàng A S đều đã đi học. Hàng tháng, bọn trẻ được nhà nước hỗ trợ gạo. Vợ chồng Vàng A S cũng được nhà nước tặng 1 con trâu để tăng gia sản xuất. Ngân hàng chính sách cũng tạo điều kiện cho S vay 15 triệu đồng để mua thêm gia súc, gia cầm.
Vàng A Du – Phó điểm nhóm bản Huổi Khon 1, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé chia sẻ về sự đổi mới của Nậm Kè hôm nay. |
Theo báo cáo của UBND xã Nậm Kè 2020, các chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn của xã đã triển khai xong là: Chương trình 30a: Hỗ trợ cây sa nhân tím và mô hình trồng cây cam tổng số tiền là 145 triệu đồng gồm bản Huổi Hốc và bản Nậm Kè. Chương trình 135: Hỗ trợ cây sa nhân tím và mô hình trồng cây cam tổng số tiền là 265 triệu đồng, gồm có Huổi Khon 1, bản Chuyên Gia 1,3. Tu sửa nước sinh hoạt bản Phiêng Vai. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Hỗ trợ cây sa nhân tím tổng số tiền là 437 triệu đồng gồm bản Huổi Hẹt, Huổi Khon 2, Chuyên Gia 1, Huổi Thanh 1. |
Vàng A Du – Phó điểm nhóm bản Huổi Khon 1, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé chia sẻ trong niềm vui hân hoan: “Giờ đây, Huổi Khon đã có công ty. Công ty Trường Thọ Vĩnh Phúc được mở ở Nậm Kè để xây dựng những nhà cao tầng, làm những con đường bê tông của bản. Những công ty này tạo điều kiện cho người dân có công ăn việc làm như lái máy, đổ bê tông, cắt mặt đường. Người dân được Nhà nước hỗ trợ trâu, bò, lợn để tăng gia sản xuất, tặng quần áo mặc để chống chọi với mùa đông. Trường của em trước đây chỉ có 12 lớp, giờ đã có 20 lớp, có thêm 3 phòng làm kí túc cho học sinh ở xa.
Theo Ủy ban nhân dân xã Nậm Kè: Hiện, toàn xã có 886 hộ với gần 5.000 nhân khẩu, gồm có 12 bản và 7 dân tộc anh em cùng sinh sống. Các dân tộc sinh sống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong lao động, sản xuất. Nậm Kè có 11 bản theo đạo, trên 3.000 tín đồ, với 14 điểm nhóm. Trong đó, hệ phái Tin Lành Việt Nam miền Bắc có 11 nhóm với trên 2.500 tín đồ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nậm Kè Giàng A Ly cho biết: “An ninh trật tự trên địa bàn Nậm Kè bây giờ ổn định; bà con không tin, không nghe luận điệu của kẻ xấu mà họ đã yên tâm lao động sản xuất, xây dựng đời sống ấm no".
Tết Trung thu ở Tả Sìn Thàng Tả Sìn Thàng là xã vùng cao nằm ở phía bắc của huyện Tủa Chùa với những vùng núi đá tai mèo cheo leo, là ... |
Chùa Linh Quang (Điện Biên) – góc văn hóa tín ngưỡng của người dân vùng biên giới Nằm trên đồi Tông Khao, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, chùa Linh Quang cách trung tâm thành phố chừng 5km. Đi ... |