Chùa Linh Quang (Điện Biên) – góc văn hóa tín ngưỡng của người dân vùng biên giới
Biên phòng Điện Biên đẩy mạnh hợp tác với biên phòng Giang Thành, Trung Quốc Mới đây tại mốc giới số 12, biên giới Việt Nam - Trung quốc, Đồn Biên phòng Sen Thượng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện ... |
Việt Nam- Trung Quốc: 20 năm hoạch định biên giới trên đất liền Ngày 23/8, tại TP. Móng Cái, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao ... |
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của ngôi chùa này là sự giản dị và không gian xanh mát. Quanh khu vực tam bảo là con đường nhỏ dẫn lối chỉ rộng khoảng 1m, uốn lượn, mềm như dải lụa. Chùa Linh Quang không nhiều các loài cây quý hiếm mà chỉ có những loài cây dân dã, thân quen của các vùng miền như đào phai miền Bắc, những giỏ phong lan của vùng rừng biên giới, những thảm cỏ rêu phong khoe vẻ đẹp tao nhã hoang sơ.
Con đường nhỏ dạo bộ trong khuôn viên chùa Linh Quang. |
Chùa Linh Quang cuốn hút bởi không gian thanh tịnh. Tới đây, người ta thấy được sự hài hòa với thiên nhiên, dưỡng tâm hướng sống thiền, sống đạo trong tương quan nhân giới và nhiên giới.
Ngôi chùa cuốn hút bởi không gian thanh tịnh. Chính vì vậy, không cần phải là một người tôn sùng đạo giáo, một người am hiểu phật pháp mới có thể đến đây, mà bất cứ ai mong muốn tìm chữ an yên trong tâm hồn, gột rửa những muộn phiền của cuộc sống thường nhật đều có thể tìm về đây.
Một góc thanh tịnh nơi cửa Phật. |
Năm 2016, Phật giáo Điện Biên đã làm Lễ an vị tượng tại chùa Linh Quang tại tỉnh Điện Biên, góp phần tiến tạo một trung tâm văn hóa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc biên giới, nhằm nuôi dưỡng tâm an bình thánh thiện cho nhân dân phật tử nơi đây có cơ hội được tu tập và học hỏi Phật pháp.
Các Phật tử đọc Kinh Dược Sư tại chùa Linh Quang 25/9/2020. |
Ngày 25/9, khoảng 50 Phật tử đã cùng nhau đọc Kinh Dược Sư với tên gọi đủ là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, được dịch từ bản chữ Hán của ngài Huyền Trang. Theo Kinh Dược sư, khi tâm thoát khỏi dòng chảy của các tâm lý phiền não thì cõi tâm đó là một tịnh độ. Người với tâm thanh tịnh như lưu ly như vậy cư trú ở đâu thì tịnh độ có mặt ở đó. Tâm tịnh và cõi tịnh là con đường hai chiều của một quá trình tu tập nhằm thiết lập an vui và hạnh phúc ngay ở hiện tại.
Cô Diệu Bảo làm công quả tại chùa. |
Cô Diệu Bảo (73 tuổi, phường Mường Thanh, TP. Điện Biên) chia sẻ: Biết tới Phật pháp, cái được lớn nhất của tôi là bỏ được lòng tham, không chấp chiếm, không tà niệm. Tôi đã lên chùa ở hẳn làm công quả từ sau tết Nguyên đán, hàng ngày, 4h sáng dậy thỉnh chuông, nấu cơm cho các quý chú (chú tiểu) ăn sáng đi học, quét dọn khuôn viên, chuẩn bị cơm nước. Mỗi ngày đều cảm thấy hạnh phúc.
Gia đình bà Đường Thị Thêm (dân tộc Thái) xin cho con được nương náu nơi cửa Phật. |
Ở tận Mường Mươn, Mường Chà, cách chùa Linh Quang 30km nhưng gia đình bà Đường Thị Thêm (dân tộc Thái) vẫn đưa con dâu và con trai út (9 tuổi) tới chùa để đọc Kinh Dược Sư, xin nương náu cửa Phật. Bà Thêm chia sẻ: Cậu con út của bà từ nhỏ sinh ra đã ốm yếu, khó nuôi. Bà muốn cho con nương náu cửa Phật để cuộc sống bớt gánh lo.
Tỉnh Điện Biên đã và đang từng bước ổn định về mọi mặt, đặc biệt là vấn đề tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân. Thông qua các hoạt động văn hóa tâm linh để hướng người dân sống tốt đời đẹp đạo, cùng nhau thực hiện nếp sống văn minh, tăng cường đoàn kết trong nhân dân.
Những “điểm nghẽn” trong đàm phán biên giới trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc |
Tâm tình người lính biển giữa đảo Trường Sa |