Nhiều nước đồng loạt quan ngại về nguy cơ Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông
Hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông: Nguy hiểm thế nào và cảnh giác ra sao? |
"Trung Quốc đang làm cho tình hình Biển Đông trở nên nghiêm trọng hơn" |
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ di chuyển ở Biển Đông vào tháng 10-2019. Ảnh: AFP |
Trung Quốc sẵn sàng tuyên bố ADIZ?
Mới đây, tại cuộc họp báo hôm 22.6, khi phóng viên báo Nihon Keizai Shimbun (Nhật Bản) yêu cầu xác nhận thông tin từ tờ The Economist rằng Trung Quốc ngày càng có khả năng lập ADIZ ở Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh mỗi quốc gia có quyền thiết lập ADIZ và quyết định liệu có nên lập ADIZ hay không dựa trên mức độ của những mối đe dọa nước đó đối mặt trong an ninh phòng không.
“Vì những mối đe dọa an ninh trên không Trung Quốc đối mặt trên các vùng biển liên quan ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông), Trung Quốc sẽ nghiên cứu kỹ vấn đề liên quan bằng cách xem xét tất cả các yếu tố”, ông Triệu ngang ngược nói.
Thực tế, trong thời gian gần gây, Trung Quốc đã có nhiều hành động gây quan ngại ở Biển Đông, trong đó có việc lập cái gọi là quận “Tây Sa” và “Nam Sa” để quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc còn ngang nhiên điều máy bay quân sự đến đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
Như vậy, Trung Quốc ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động trên Biển Đông bằng cách thiết lập một loạt các cơ sở hạ tầng quân sự mới dưới dạng các đảo nhân tạo được trang bị đường băng, hầm chứa tàu ngầm và các cơ sở neo đậu nhằm hỗ trợ hậu cần cho các đội tàu của nước này, cũng như hệ thống phòng không cần thiết để bảo vệ các cơ sở này.
Những diễn biến quân sự gần đây trên Biển Đông, nhất là sau khi Mỹ liên tục điều động máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer đến hoạt động, được coi là cái cớ để Trung Quốc tuyên bố ADIZ ở vùng biển này. Trung Quốc có thể xem xét lý do để tuyên bố ADIZ, mà một trong các động cơ cho điều đó là nhằm gây chú ý.
Năm 2013, Trung Quốc tuyên bố ADIZ ở biển Hoa Đông, nhưng Mỹ nhanh chóng vô hiệu hóa bằng cách điều động máy bay ném bom B-52 bay qua khu vực này. Trong khi đó, ADIZ trên Biển Đông sẽ rộng hơn rất nhiều so với ADIZ trên biển Hoa Đông, nên việc kiểm soát cũng thách thức hơn.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono nhiều lần chỉ trích Trung Quốc gây bất ổn trên Biển Đông - Ảnh: REUTERS |
Nhiều nước đồng loạt tỏ ra quan ngại
Trước tình hình trên, rất nhiều nước đồng loạt tỏ ra quan ngại về việc Trung Quốc tính lập ADIZ Biển Đông.
Tân tham mưu trưởng không quân Mỹ cho rằng một khi ADIZ được thiết lập trên Biển Đông, nó không chỉ ảnh hưởng tới Mỹ mà còn các nước khác trong khu vực do bao trùm không phận của nhiều nước và cả không phận quốc tế.
ông Lorenzana - cựu tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Philippines - khẳng định ngày 25.6 rằng: “Tôi đồng ý với cảnh báo đó. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ với toàn bộ Biển Đông, điều đó đồng nghĩa họ đã cướp lấy một vùng biển rộng lớn vốn luôn rộng mở cho các hoạt động đánh bắt cá và tự do đi lại”.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cảnh báo nếu Trung Quốc vẫn nhất quyết thiết lập ADIZ trên Biển Đông, nguy cơ xảy ra các tính toán sai lầm trên biển sẽ lên cao, dẫn tới các căng thẳng leo thang trong khu vực.
"Tôi mong là Trung Quốc sẽ không tiến hành các động thái như vậy vì hòa bình và ổn định cho toàn bộ khu vực Biển Đông", Thông tấn xã Philippines dẫn lời ông Lorenzana.
Cùng ngày 25.6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cũng lên tiếng về các hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Kono nhấn mạnh những hoạt động của Bắc Kinh trong khu vực chiến lược quan trọng này là "vô cùng đáng báo động".
Biển Đông có ý nghĩa quan trọng với Nhật Bản và được ví như huyết mạch của nền kinh tế nước này với các tuyến vận tải thương mại và dầu thô.
Hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông: Nguy hiểm thế nào và cảnh giác ra sao? Từ đầu năm 2020 đến nay, trong khi nhân loại đang gồng mình chống lại kẻ thù vô cùng nguy hiểm (được gọi với những ... |
Tướng quân đội lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Trung tướng Khuất Duy Tiến, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã lên án động thái làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và khu vực ... |
Việt Nam bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc về Biển Đông Ông Ngô Toàn Thắng, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao, nói trong họp báo trực tuyến thường kỳ chiều 23/4: "Việt Nam đã giao thiệp với Trung ... |