Bệnh viện dã chiến Việt Nam trao tặng quà cho học sinh Nam Sudan
Cần Thơ: Trao tặng quà cho 100 hộ dân Làng hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc Ngày 9/5, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Cần Thơ phối hợp Phòng Dân tộc huyện Cờ Đỏ và UBND thị trấn Cờ Đỏ đã đến thăm và trao tặng quà cho các hộ dân tại Làng hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. |
Sinh viên Việt Nam tại Nga tăng cường gắn kết qua các hoạt động thi đấu thể thao "Đại hội thể thao vừa là sân chơi bổ ích, vừa là dịp để tăng cường tình đoàn kết giữa các sinh viên Việt Nam đang theo học ở Nga", ông Lý Tiến Hùng -Bộ phận Giáo dục, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cho biết. |
Theo thông tin trên TTXVN, các thành viên của hai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 đã phối hợp tổ chức chuyến thăm và nhiều hoạt động ý nghĩa tại một trường học trên địa bàn Bentiu, Cộng hòa Nam Sudan.
Đây là hoạt động cuối cùng trong chuỗi 12 hoạt động quân dân kết hợp (CIMIC) suốt hơn một năm qua của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 trước khi lên đường về nước sau khi kết thúc nhiệm kỳ, đồng thời cũng đánh dấu sự nối tiếp sứ mệnh cao cả của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4.
Với mong muốn đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Nam Sudan, các cán bộ, bác sỹ, nhân viên của hai bệnh viện đã trao tặng 150 suất quà gồm vở viết, bút chì, bút màu cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực vươn lên trong học tập. Bên cạnh đó, hai bệnh viện cũng gửi tặng nhà trường 350 khẩu trang tự may và 20 bộ bàn ghế mới chắc chắn.
Những món quà giúp các em học sinh có điều kiện học tập tốt hơn. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân |
Chứng kiến trường lớp hoang tàn và còn nhiều thiếu thốn từ những chuyến tổ chức hoạt động quân dân kết hợp trước, các chiến sỹ mũ nồi xanh đã tận dụng những tấm pallet chở hàng của bệnh viện, cùng nhau cho ra đời những bộ bàn ghế chất lượng nhằm san sẻ những khó khăn mà các em học sinh địa phương đang gặp phải.
Không chỉ được nhận quà, các em học sinh còn được tham gia nhiều hoạt động thú vị do cán bộ, y bác sỹ của hai bệnh viện chuẩn bị và tổ chức như kéo co, đá cầu, bóng đá... cùng những trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ của thiếu nhi Việt Nam, mang lại nhiều thích thú cho các em nhỏ cách Việt Nam gần 10.000km.
Các nữ y bác sỹ của hai bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam cũng hướng dẫn học sinh Nam Sudan vẽ những bức tranh đơn giản. Nhiều em đã viết tên của các chị lên tranh như một cách lưu giữ những ký ức đẹp với các chiến sỹ mũ nồi xanh của Việt Nam.
Những cây giống nhỏ được lấy từ vườn ươm của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 được mang tới trồng ở Trường Tiểu học Liech. Ảnh: Báo Quân đội nhân đân. |
Với mong muốn mang lại thêm sự sống, sự tươi mới đến mảnh đất khô cằn, đầy nắng, gió, bụi quanh Bentiu, nhân chuyến đi lần này, các cán bộ, y bác sỹ của hai bệnh viện đã kết hợp trồng hơn 20 cây xanh cho bóng mát lấy từ vườn ươm của bệnh viện để tạo thêm mảng xanh cho trường học.
Các hoạt động quân dân kết hợp trong suốt nhiệm kỳ của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 để lại cho các y, bác sỹ Việt Nam nhiều kỷ niệm và ấn tượng đẹp khi cùng nhau chung tay tạo nên những điều ý nghĩa cho người dân Nam Sudan.
Tiếp nối sứ mệnh cao cả này, bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn chính, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 cũng đang nỗ lực hết sức mình để góp phần mang lại niềm hy vọng và cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân nơi đây.
Nhiệm kỳ tại phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 kết thúc, nhưng tinh thần nhân văn của người lính quân y mũ nồi xanh Việt Nam sẽ tiếp tục được kế thừa, tiếp nối và lan tỏa ở các thê đội tiếp theo.
Chuyện chưa kể của nữ quân nhân mũ nồi xanh Đồng nghiệp, gia đình, người thân từng hoài nghi và khuyên can song chị Đỗ Thị Hằng Nga, Nguyễn Mỹ Hạnh - những nữ quân nhân Việt Nam tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã chứng minh rằng các chị có thể làm được và làm tốt những việc mà nam quân nhân làm. |
Chiếc máy khâu cùng những kỉ niệm của nữ quân nhân “mũ nồi xanh” Tại buổi lễ tiếp nhận hiện vật và giao lưu “Những trái tim vì hòa bình”, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã được nhận một hiện vật rất đặc biệt, đó là chiếc máy khâu do Thượng tá Nguyễn Thị Liên trao tặng. Đây là kỷ vật đã giúp chị góp phần không nhỏ trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Cộng hòa Trung Phi. |