Báo Mỹ: Chiến dịch thông minh giúp Việt Nam chặn đứng COVID-19
Truyền thông quốc tế: Việt Nam chống dịch COVID-19 thành công "đáng ngạc nhiên" |
Báo Pháp: Chiến lược chống dịch đúng đắn giúp Việt Nam đạt kết quả phi thường |
Theo bài viết trên Washington Post (Mỹ), nước này vừa chạm vào cột mốc buồn trong cuộc chiến chống dịch. Gần 3 tháng sau khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, đã có 58.220 người Mỹ chết do COVID-19.
Trong khi đó, Việt Nam không có ca nhiễm COVID-19 nào trong cộng đồng suốt 2 tuần qua. Dù có đường biên giới chung với Trung Quốc, ngân sách hạn chế cùng dân số 95 triệu người, Việt Nam vẫn chống dịch thành công - tờ báo Mỹ nhấn mạnh.
Tính đến lúc này, chỉ có 270 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tại Việt Nam, không có bất cứ ca tử vong nào. Thứ Ba vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam "về cơ bản đã kiểm soát được dịch".
Câu chuyện chống dịch của Việt Nam, theo đánh giá của Washington Post, chưa được đón nhận trên toàn cầu như nhiều nước, bởi thành công của Việt Nam không giống với bất cứ quốc gia nào khác.
Dẫn lời chuyên gia Robyn Klingler-Vidra đến từ King's College London và Trần Bá Linh đến từ Đại học Bath, tờ báo Mỹ đưa ra 3 chiến thuật mang tính chìa khoá và được sử dụng rất thông minh, giúp Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng của bệnh dịch. Đó là đo thân nhiệt, xét nghiệm, phong tỏa có mục tiêu và kiên trì sử dụng công cụ truyền thông.
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân COVID-19 (Ảnh: Ngọc Thành/VnExpress) |
Không giống như rất nhiều nước sử dụng phương án xét nghiệm diện rộng (Mỹ là 5 triệu người), Việt Nam chỉ xét nghiệm cho 200.000 người. Nếu các quốc gia chỉ tính số người được xét nghiệm trên tổng số ca nhiễm được ghi nhân, Việt Nam lại có cách làm khác.
Việc Nam bắt đầu xét nghiệm từ sớm, tăng cường sản xuất bộ thử trong nước sau khi các trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên y được phát hiện với 3 du khách trở về từ tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 1.
Sau đó, Việt Nam đã tiến hành theo dõi diện rộng, với việc kiểm dịch nghiêm ngặt tại các cơ sở do chính phủ điều hành đối với những người nghi ngờ nhiễm bệnh.
Chính phủ Việt Nam cũng sử dụng hệ thống tin nhắn và ứng dụng điện thoại để tuyên truyền tới người dân suốt mùa dịch, cung cấp lượng lớn thông tin về dịch bệnh trên trang của Bộ Y tế.
Trong quá khứ, Việt Nam từng đối diện dịch SARS nam 2003 và cũng là nước đầu tiên chặn đứng sự lây lan của dịch bệnh này. Điều quan trọng là Việt Nam sớm nhận thức vấn đề ngay khi dịch bệnh bùng phát và học được từ sai lầm của Trung Quốc.
Thành công của Việt Nam chủ yếu đến từ những quyết định quan trọng vào đầu năm 2020, khi mà người Mỹ vẫn đang suy nghĩ mơ hồ về COVID-19. Mỹ không thể quay ngược thời gian, nhưng cần nhớ rằng cuộc chiến với đại dịch vẫn chưa kết thúc - tờ Washington Post nhấn mạnh.
Bài viết cũng cho rằng nhiều doanh nghiệp Mỹ dự định chuyển tới Việt Nam để chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Đây được cho là bước đi kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Báo chí Nga ca ngợi thành công của của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19 Báo “Luận chứng và sự kiện” của Nga hôm 30/4 đã đăng tải bài phân tích với nhan đề “Nguyên nhân Việt Nam có thể xử lý ... |
Báo Úc và Ấn Độ: Cuộc chiến COVID-19 của Việt Nam thật phi thường Mới đây, trang Sydney Morning Herald của Úc đánh giá cuộc chiến COVID-19 của Việt Nam với kết quả phi thường. Times of India đăng bài ... |
Báo quốc tế: Việt Nam là "bài học" về chiến thắng dịch COVID-19 Bài viết trên trang East Asia Forum (Diễn đàn Đông Á) khẳng định Việt Nam đã chiến thắng đại dịch COVID-19 nhờ phản ứng sớm, ... |