Bangladesh mua hàng trăm ngàn tấn gạo từ Việt Nam
Vườn nổi – mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu tại Bangladesh Nhiều nông dân tại Bangladesh đang canh tác theo mô hình vườn nổi (floating garden) trên mặt nước trước diễn biến nóng lên toàn cầu. |
Thêm 50 nghìn tấn gạo Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang Bangladesh Bangladesh đã phê duyệt kế hoạch nhập khẩu 50.000 tấn từ Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) của Việt Nam. |
Bangladesh sẽ nhập hàng trăm ngàn tấn gạo từ Việt Nam và Ấn Độ (Ảnh: Bangladesh News) |
Bangladesh đang hoàn tất các thỏa thuận với Việt Nam và Ấn Độ để nhập khẩu tổng cộng 330.000 tấn gạo trong bối cảnh nước này phải chạy đua để bổ sung nguồn lương thực dự trữ cũng như tìm cách hạ nhiệt giá gạo trên thị trường nội địa, theo hãng tin Business Standard dẫn nguồn tin từ các quan chức chính phủ cho biết mới đây.
Giá ngũ cốc tăng vọt ở quốc gia có 165 triệu dân thuộc khu vực Nam Á đang đặt ra thách thức cho chính phủ trong việc thực hiện kế hoạch mở rộng bán gạo giảm giá cho người dân vốn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng lạm phát gia tăng.
Các quan chức chính phủ cho biết, Bangladesh sẽ mua 100.000 tấn gạo đồ từ một công ty lương thực nhà nước của Ấn Độ cùng với 200.000 tấn gạo đồ và 30.000 tấn gạo trắng từ Việt Nam.
Theo hãng tin Business Standard, giá gạo từ Ấn Độ (đã bao gồm cước phí vận chuyển, bảo hiểm và chi phí dỡ hàng) sẽ là 443,50 USD/tấn qua đường cảng biển và 428,50 USD/tấn qua đường sắt. Trong khi đó, giá gạo mua từ Việt Nam hiện chưa được tiết lộ do hai bên vẫn đang trong quá trình đàm phán ở giai đoạn cuối cùng.
Bangladesh trong tuần này đã giảm thuế nhập khẩu gạo từ mức 25% xuống 15%. Đây là lần cắt giảm thứ hai kể từ tháng 7/2022 trong một nỗ lực thúc đẩy khả năng nhập khẩu từ khu vực tư nhân. Tuy nhiên, theo báo cáo của ngành nông nghiệp nước này thì kế hoạch nhập khẩu gạo tư nhân vẫn chưa đạt được mục tiêu mong đợi khi chỉ mới mua được 36.000 tấn kể từ tháng 7 sau khi chính phủ cho phép các thương nhân thuộc khu vực tư nhân được nhập khẩu gần 1 triệu tấn ngũ cốc sau khi giảm thuế từ 62,5% xuống 25,0%.
Chính phủ Bangladesh sẽ bắt đầu bán gạo giá rẻ cho hơn 5 triệu gia đình thuộc diện hộ nghèo bắt đầu từ tháng 9/2022 trong bối cảnh giá sinh hoạt tăng cao do tác động của việc tăng giá xăng dầu trong nước vào đầu tháng 8/2022.
Bangladesh vốn là nhà sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới với khoảng 35 triệu tấn mỗi năm, và sử dụng hầu như toàn bộ sản lượng gạo thu hoạch được để cung ứng người dân. Thế nhưng, quốc gia này vẫn phải thường xuyên nhập khẩu thêm gạo từ bên ngoài để đối phó với tình trạng thiếu hụt lương thực do lũ lụt hoặc hạn hán gây nên.
Bangladesh luôn gặp tình trạng thiếu hụt lương thực do phải thường xuyên hứng chịu thiên tai (Ảnh: Dhaka Tribune) |
Quý I/2021, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đã đàm phán và ký kết thành công hợp đồng tập trung xuất khẩu 50.000 tấn gạo sang thị trường Bangladesh. Hợp đồng được ký kết với mức giá hơn 600 USD/tấn, giá CIF - là mức giá giao hàng tại điểm đến của bên mua và giá FOB - giá giao hàng tại cảng của bên bán là trên 520 US/tấn. Trong nửa đầu năm 2022, Philippine là thị trường dẫn đầu chiếm 49,89% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước. Bên cạnh đó, việc Bộ Nông nghiệp Philippines chính thức cấp lại giấy phép kiểm dịch thực vật SPS-IC cho các thương nhân nhập khẩu gạo trong tháng 5 vừa qua đã giúp khôi phục kết quả xuất khẩu gạo vào thị trường này. Ngoài Philippines thì nhu cầu ổn định từ thị trường Trung Quốc, Châu Phi và Cuba cũng góp phần mạng lại kết quả xuất khẩu quý II và 6 tháng đầu năm 2022 đầy lạc quan.
|
Thái Lan và Việt Nam cùng nhau tăng giá gạo trên thị trường thế giới Hai nước thuộc khu vực Đông Nam Á là Thái Lan và Việt Nam có kế hoạch bắt tay cùng nhau để tăng giá gạo trên thị trường quốc tế nhằm hỗ trợ cho người nông dân cải thiện cuộc sống của mình. |
Việt Nam hỗ trợ giải quyết "cơn đau đầu" về lương thực của châu Phi Mỗi năm, châu Phi nhập khẩu khoảng 12-13 triệu tấn gạo và Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn cho châu Phi. |